Nhiều doanh nghiệp muốn dừng '3 tại chỗ'

04/08/2021 07:17
Bộ Công Thương vừa có báo cáo tổng hợp về những khó khăn và các giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng của dịch bệnh và cho biết, nhiều hiệp hội, ngành hàng đã kiến nghị về việc điều chỉnh phương án ‘3 tại chỗ’ (ăn, ở, sản xuất tại nhà máy).

Theo Bộ Công Thương, nhiều hiệp hội, ngành hàng đã kiến nghị Chính phủ sớm tháo gỡ khó khăn hiện tại để duy trì liên tục chuỗi sản xuất trước nguy cơ mất các đơn hàng từ các thị trường lớn như Mỹ, EU.

Một khó khăn khác của doanh nghiệp, theo Bộ Công Thương, chính là chi phí sản xuất tăng cao vì ảnh hưởng của dịch.Theo đánh giá của các doanh nghiệp, việc áp dụng phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất.

Các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp ở phía Bắc, đang gặp nhiều vấn đề phát sinh mới, ví dụ như điều kiện ăn ở cho công nhân và người lao động không đảm bảo; trong thời gian sinh hoạt ngoài giờ làm việc đã làm nảy sinh nhiều phức tạp và có thể có hệ lụy về mặt tâm lý, an sinh của người lao động khi họ bị tách khỏi gia đình quá lâu.

Cùng với đó, chi phí xét nghiệm tăng cao, thời gian bắt buộc áp dụng phương châm “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” có thể kéo dài đã dẫn đến các bất ổn trong nội bộ doanh nghiệp.

Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp ở phía Nam có số lượng lao động nhập cư từ các địa phương khác rất lớn nên không đủ điều kiện áp dụng “3 tại chỗ” và nhiều đơn vị buộc phải đóng cửa tạm thời.

Theo Bộ Công Thương, các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp kiến nghị các cơ quan nhà nước đẩy mạnh đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ưu tiên tiến hành giải quyết và trả kết quả hành chính online, đặc biệt là các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, các địa phương nên xem xét miễn, giảm hoặc gia hạn thời hạn tăng tiền thuê đất, thuê hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, với các doanh nghiệp phía Nam, với đặc thù sử dụng nhiều lao động nhập cư từ các địa phương khác, chỉ nên yêu cầu thực hiện “1 cung đường, 2 địa điểm”, không nên yêu cầu áp dụng “3 tại chỗ”.

Doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm xác nhận cung đường và địa điểm cho người lao động và cam kết chịu trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra lây lan dịch bệnh.

Về việc thực hiện “3 tại chỗ”, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Thủ tướng và Bộ NN&PTNT báo cáo về việc chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”. 70% doanh nghiệp thuỷ sản khó thực hiện 3 tại chỗ nên đã ngưng sản xuất.

Theo VASEP, dù hoạt động được nhưng các doanh nghiệp đáp ứng “3 tại chỗ” cũng cực kỳ khó khăn trong duy trì sản xuất, vì chi phí tăng vọt. Cùng với đó, công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây. Vật tư, phụ liệu, bao bì... phục vụ chế biến thủy sản cũng bị thu hẹp, giảm công suất nguồn cung đến 50%.

VASEP và các doanh nghiệp trong ngành cho rằng, việc thực hiện “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế tạm thời trong ngắn hạn, chỉ có thể kéo dài 2-3 tuần với các doanh nghiệp quy mô vừa, các doanh nghiệp lớn hơn cũng chỉ duy trì được tối đa 4-5 tuần.

Tin mới

Mỹ vừa chốt đơn hơn 1 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 25%, nước ta là ông lớn thứ 3 thế giới
8 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng tỷ đô này sau khi vượt qua Nhật Bản.
Thị trường nhan nhản lòng se điếu: Thực khách đang bị lừa trắng trợn?
4 giờ trước
Trên thị trường dễ dàng bắt gặp những hàng, quán mời chào khách ăn đặc sản lòng se điếu, nhưng chỉ người có kinh nghiệm mới biết đó hầu hết không phải "hàng xịn".
LG ra mắt máy giặt sấy AI thế hệ mới: Có khả năng ghi nhớ thói quen của người dùng, mô phỏng cả giặt tay
5 giờ trước
Công nghệ LG AI DD 2.0 với khả năng thấu cảm được trang bị trong sản phẩm máy giặt mới nhất của LG giúp mang đến trải nghiệm giặt giũ thông minh hơn với người tiêu dùng.
Tôi từng nghĩ sẽ bỏ hết iPhone, Samsung để mua điện thoại hãng khác, nhưng lại "quay xe" ngay vì lý do này
5 giờ trước
Nhiều người sẽ cảm thấy chán iPhone hay Samsung vì thiếu sự đổi mới trong những năm gần đây, nhưng việc rời bỏ để mua điện thoại hãng khác hóa ra không hề dễ.
Starbucks muốn khách hàng vừa ăn kẹo cu đơ vừa uống matcha latte?
6 giờ trước
Starbucks đã chính thức có mặt tại Hà Tĩnh với cửa hàng đầu tiên đặt tại khách sạn Meliá Vinpearl. Cửa hàng này nằm trong chiến lược mở rộng ra các tỉnh thành mới của thương hiệu cà phê Mỹ tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.