Nhiều người nghèo vẫn có tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ

16/11/2017 07:19
Trước thực trạng thiên tai, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh tới cuộc sống của người dân, nhiều giải pháp để đối phó đã được triển khai. Tuy nhiên, một bộ phận người nghèo vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ từ chính sách và hỗ trợ của nhà nước. Nỗi buồn nơi người giàu cực giàu, người nghèo cực nghèo ở Hòa BìnhAi "chống lưng" cho người nghèo phá rừng phòng hộ ở Quảng Nam?

“Tăng lực” cho người nghèo

Một trong những cách thức được nhiều đơn vị, tổ chức quốc tế đang làm chính là tăng lực cho người nghèo thông qua việc xây dựng phát triển các chương trình sinh kế có lồng ghép với vấn đề biến đổi khí hậu. Cụ thể, Tổ chức Oxfam đã thiết kế và triển khai dự án “Xây dựng khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi với rủi ro thảm hoạ và khí hậu cho phụ nữ và nam giới tỉnh Bến Tre” (RADCC). Sau 5 năm triển khai, dự án đã gặt hái được nhiều thành quả trong việc giảm nghèo khắc phục tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.

nhieu nguoi ngheo van co tam ly y lai, trong cho su ho tro hinh anh 1

Năm 2016, nhiều hộ nuôi cừu ở huyện Thuận Nam, Ninh Thuận bị thiệt nặng do khô hạn. Ảnh: Công Tâm

Chính phủ cam kết lồng ghép các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu vào quy hoạch

Ngày 7.7.2017 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở TP.Hamburg, CHLB Đức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thành sớm 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG-2030) của Liên Hợp Quốc, trong đó ưu tiên cho các vấn đề giảm nghèo, bất bình đẳng, giáo dục, năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việt Nam đã và đang lồng ghép các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển, thực hiện nghiêm túc cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm tới 25% nếu  được sự hỗ trợ hiệu quả của quốc tế...

Với vai trò nước chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đã thúc đẩy những chủ đề ưu tiên trong nghị sự APEC 2017 là phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng.  

Bà Vũ Minh Hải – chuyên gia cấp cao về quản lý nâng cao năng lực ứng phó phục hồi và thích nghi với rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu (Oxfam), Chủ tịch  mạng lưới biến đổi khí hậu của các tổ chức phi chính phủ quốc tế cho biết, với sự chung tay của các thành viên trong nhóm, hơn 3.000 con dê và hơn 6.000 bồn chứa nước đã được cung cấp để hỗ trợ các hoạt động sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu cho các hộ nghèo.

Quan trọng hơn, hàng trăm nghìn phụ nữ và nam giới thuộc các nhóm dễ bị tổn thương đã nâng cao nhận thức và kỹ năng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cán bộ chính quyền từ cấp xã đến cấp tỉnh đã tăng cường trách nhiệm và đảm bảo sự tham gia của người dân trong công tác phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thảm họa và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Qua triển khai, bà Hải cũng đề xuất Chính phủ cần có chương trình hỗ trợ, đầu tư nâng cao năng lực cho người dân nghèo trong những vùng biến động tác động biến đổi khí hậu. Các chính sách cần cụ thể với từng người nghèo ở từng vùng, từng địa phương.

Chuyển đổi cây trồng “chạy” hạn

Trước thực trạng hạn hán, ngập mặn khiến sản xuất nông nghiệp của người dân thiệt hại, mất nguồn sống..., các địa phương phải quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Tiền Giang và Ninh Thuận hiện đã tăng cường triển khai thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả ứng phó hạn ngập mặn.

Nhằm cung cấp nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, chính quyền địa phương đã khuyến cáo, vận động nhân dân nạo vét, đào mới ao chứa nước, hỗ trợ thức ăn, trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để giải quyết thức ăn cho đàn gia súc. Trong năm 2016 đã hỗ trợ người dân di chuyển 8.366 con gia súc từ nơi thiếu nguồn thức ăn, nước uống đến các nơi có nguồn thức ăn, nước uống.

Ông Trần Quốc Hoàn – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) cho biết, hạn hán năm 2016 được xem là đợt khô hạn khủng khiếp nhất trong 10 năm trở lại đây. Địa phương cũng đã triển khai bằng nhiều giải pháp có hiệu quả cụ thể như: Chuyển đổi 150ha diện tích trồng lúa sang trồng đậu, ngô; tổ chức di chuyển đàn gia súc đến những nơi có nước. Bên cạnh đó còn tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi trồng các giống cỏ có chất lượng cao phục vụ cho đàn gia súc.

Năm nay, theo ông Hoàn, Thuận Nam đã khởi sắc do thời tiết từ đầu năm 2017 đến nay khá thuận lợi nên một số hộ làm nông nghiệp bội thu táo, nho và chăn nuôi dê, cừu. Để giúp người dân thoát nghèo bền vững, thời gian tới Thuận Nam đang đẩy mạnh các mô hình trang trại nuôi bò vỗ béo, nuôi bò thịt, nuôi cừu sinh sản.

Được biết, năm 2016, huyện Thuận Nam có 20.253 hộ thuộc diện hộ nghèo đa chiều và 16.649 hộ thuộc diện hộ cận nghèo. Để giúp người dân ổn định cuộc sống, ngành thường xuyên hỗ trợ cho người dân ở các vùng khó khăn theo Chương trình 30a, Chương trình 135 và lồng ghép Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp một số bất cập như: Một số người dân vẫn còn trông chờ, ỷ lại chính sách và hỗ trợ của Nhà nước; trình độ của người dân vùng miền núi còn thấp, kinh phí đầu tư các hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất rất lớn... nên phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo.

Còn ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng Phòng NNPTNT huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho biết, hiện trên “cù lao khát” có diện tích trồng sả là 1.500ha và dừa xiêm khoảng 900ha. Nguyên nhân diện tích 2 cây trồng này tăng mạnh trong thời gian qua chủ yếu là do những năm gần đây mặn đến sớm hơn, rút chậm; mưa nắng diễn biến bất thường gây nhiều khó khăn, tăng rủi ro cho những cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt (chủ yếu là cây lúa), do đó bà con chuyển sang chọn cây trồng chịu hạn tốt như dừa, sả.

“Hiện nay, cây sả và mãng cầu xiêm là 2 cây trồng có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả nhất ở Tân Phú Đông. Để hạn chế rủi ro cho cây lúa, chúng tôi đang khuyến cáo người dân chỉ sản xuất 1 vụ lúa trong năm, chuyển đổi diện tích lúa ở những vùng khó khăn về nước sang lên liếp trồng cây sả” - ông Hải cho biết.

Song song với việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu, huyện Tân Phú Đông đang tích cực xây dựng hệ thống cấp nước ngọt cho “cù lao khát” vừa giúp người dân có nước ngọt sinh hoạt vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. 

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
5 giờ trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
6 giờ trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
6 giờ trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
6 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.857.138 VNĐ / tấn

17.20 UScents / lb

0.23 %

+ 0.04

Cacao

COCOA

230.756.727 VNĐ / tấn

8,877.00 USD / mt

1.53 %

+ 134.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

223.625.233 VNĐ / tấn

390.21 UScents / lb

0.85 %

- 3.36

Gạo

RICE

14.914 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

1.53 %

- 0.20

Đậu nành

SOYBEANS

10.017.601 VNĐ / tấn

1,048.80 UScents / bu

0.82 %

+ 8.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.507.513 VNĐ / tấn

296.90 USD / ust

0.88 %

+ 2.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ngày 3/5: Giá dầu ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong hơn một tháng, vàng giảm, đồng tiếp tục tăng
7 giờ trước
Kết thúc phiên 02/5 giá dầu ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong hơn một tháng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu đi khiến giá vàng giảm, đồng tiếp tục tăng.
Ca cao khan hiếm giữa ‘cơn sốt’ giá kỷ lục
7 giờ trước
Giá ca cao tăng vọt lên mức kỷ lục 260.000 đồng/kg, tạo ra cơ hội "vàng" cho người nông dân nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các hợp tác xã (HTX) sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ.
Sầu riêng ‘rẻ như bèo’ bán đầy đường
9 giờ trước
TPO - Các địa phương ở miền Tây đang vào thu hoạch rộ sầu riêng, sản lượng dồi dào trong khi sức mua chậm, giá giảm sâu khiến nhiều nhà vườn phải đem ra lề đường bán lẻ...
Một đặc sản của Việt Nam tự tin "tốt nhất từ trước đến nay", rộng đường "bay" khắp toàn cầu
13 giờ trước
Đặc sản này của Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng.