Những giải pháp chủ động giúp chuyển đổi sinh kế và phát triển bền vững tiểu vùng sông Mê Kong

11/06/2024 13:07
Việc nhanh chóng vận dụng các quy định mới của Luật Đất đai 2024 về sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sinh kế nông dân tại ĐBSCL, và xác định biến đổi khí hậu và nước biển dâng là xu thế tất yếu, để đưa ra giải pháp thích ứng và sống chung linh hoạt, biến thách thức thành cơ hội.

Đây là 2 trong số các kiến nghị được đưa ra tại hội thảo khoa học quốc tế "Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong" ngày 07/06/2024. Kiến nghị đến từ tham luận "Vận dụng chính sách, pháp luật để chuyển đổi sinh kế cho nông dân tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu – từ thực tiễn tỉnh Hậu Giang" của bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, Tổng giám đốc Phuc Khang Corporation. 

Ngoài ra, rất nhiều giải pháp hữu ích khác liên quan đến khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững, hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư tại khu vực ĐBSCL được các diễn giả trình bày trong 14 tham luận tại hội thảo.

Vận dụng chính sách, pháp luật để chuyển đổi sinh kế

Dưới góc nhìn của một chuyên gia dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu về việc ứng dụng và lan tỏa các sản phẩm xanh, lối sống xanh cho mục tiêu phát triển bền vững, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, bà Thanh Mẫu nêu 4 kiến nghị quan trọng nhằm bảo đảm hiệu quả của việc chuyển đổi sinh kế cho nông dân tại ĐBSCL như sau: 

(1) Cần nhanh chóng vận dụng các quy định mới của Luật Đất đai 2024 về sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sinh kế nông dân tại ĐBSCL

(2) Chính phủ cần sẵn sàng cho việc đánh giá tác động, thay đổi quy hoạch, chính sách cho ĐBSCL trong điều kiện khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mê Kong ngày càng khó khăn

(3) Chính quyền địa phương các tỉnh ĐBSCL cần chủ động xây dựng các chính sách phù hợp, thiết thực và đồng bộ để chuyển đổi sinh kế cho nông dân trong thời gian tới

(4) Nâng cao nhận thức, năng lực cho nông dân.

Về chính sách và pháp luật, bà Thanh Mẫu cho rằng Chính phủ, các bộ ngành hiện cũng đã ban hành các nghị quyết, quyết định, chỉ thị về các chính sách định hướng sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sinh kế cho nông dân và phát triển kinh tế xã hội tại ĐBSCL. 

"Nhìn chung, các quy định mới trong Luật Đất đai có thể giúp các doanh nghiệp thuận lợi có quỹ đất nông nghiệp phục vụ sản xuất và hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp "sạch" quy mô lớn tập trung", bà Thanh Mẫu nêu ý kiến.

CEO của Phuc Khang Corporation cũng chỉ ra các điểm sáng của Luật Đất đai 2024 như sau: "Thông qua các chính sách của Chính phủ, các bộ ngành cũng như quy định tại Luật Đất đai 2024, có thể khái quát một số biện pháp chuyển đổi sinh kế (nghề) cho nông dân và phát triển kinh tế - xã hội tại ĐBSCL như sau: (i) Chuyển đổi hình thức trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản từ các hộ riêng lẻ, quy mô nhỏ sang hình thức trang trại, quy mô lớn kết hợp công nghệ, kỹ thuật cao, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế lớn nhằm hướng đến mục tiêu "nông nghiệp sạch"; (ii) Sử dụng đất nông nghiệp để trồng trọt, chăn nuôi kết hợp với du lịch sinh thái".

Kiến nghị cụ thể của bà về chính sách và pháp luật trong chuyển đổi sinh kế cho nông dân tiểu vùng sông Mekong là cần vận dụng các quy định về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp cũng như các quy định về tập trung, tích tụ đất nông nghiệp để hình thành các khu vực hoạt động sản xuất nông nghiệp đồng bộ, quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, giúp hạn chế tình trạng chuyển đổi sinh kế tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa bền vững.

Thích ứng với biến đổi khí hậu vì mục tiêu phát triển bền vững

Bên cạnh vận dụng chính sách pháp luật thì thích ứng với biến đổi khí hậu cũng là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả việc chuyển sinh kế cho nông dân tại ĐBSCL được các diễn giả quan tâm. Hiện nay, nước sông Mekong ngày càng ít dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn ngày vào sâu nội địa, đặc biệt là vào mùa nắng hạn kéo dài. Tình trạng này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nông dân nói riêng và người dân ở các tỉnh ĐBSCL nói chung là rất nặng nề. Tình trạng thiếu nước ngọt của người dân tại tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua là một ví dụ điển hình.

Theo bà Thanh Mẫu, trên thực tế, các giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp thường bị cản trở bởi những thay đổi của thời tiết, thiên tai, quỹ đất cho phát triển nông nghiệp bị thu hẹp nghiêm trọng do quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp diễn ra tràn lan, quá trình xâm nhập mặn và nhiễm phèn cũng làm cho nhiều khu vực không thể trồng lúa và hoa màu, nhiệt độ nước thay đổi, nước dâng hoặc khô hạn kéo dài ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản.

CEO của Phuc Khang Corporation chia sẻ: "Cần xác định biến đổi khí hậu và nước biển dâng là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội. Việc chuyển đổi mô hình phát triển phải dựa trên hệ sinh thái, đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người và các quy luật tự nhiên; kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, hiện đại với tri thức, kinh nghiệm truyền thống, đảm bảo tính ổn định và sinh kế của người dân. Quá trình chuyển đổi cần có tầm nhìn dài hạn, ưu tiên cho thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng cũng phải tận dụng các cơ hội để phát triển kinh tế carbon thấp, kinh tế xanh, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên".

Biến đổi khí hậu được cho là xu thế chung cần sự chủ động và sẵn sàng của Chính phủ cũng như các trung tâm, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có trách nhiệm. Phuc Khang Corporation với định hướng là một nhà phát triển công trình xanh tiên phong, cũng đã có các hành động cụ thể để thúc đẩy sự thích ứng với biến đổi khí hậu một cách khoa học và thực tiễn. Một trong số đó là hoạt động tài trợ kinh phí cho Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam và Đông Nam Á, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. 

Ngoài ra, công ty cũng hỗ trợ đội ngũ tham gia khảo sát của đề tài khoa học và công nghệ: "Chuyển đổi sinh kế và sử dụng đất nông nghiệp của nông dân để thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hậu Giang" do GS. Võ Tòng Xuân làm cố vấn khoa học. Những việc làm thiết thực trên mang ý nghĩa lan tỏa sâu rộng về tinh thần trách nhiệm và sự chung tay của cá nhân, doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề nóng của cộng đồng.

Tin mới

Mỹ là khách hàng lớn nhất của ngành điều Việt Nam
6 giờ trước
Năm 2024 ghi nhận lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ chi tới hơn 1,15 tỷ USD để nhập khẩu gần 192.200 tấn hạt điều của Việt Nam.
Jaecoo J7 chính thức mở bán: Bản xăng 799 triệu, bản PHEV 999 triệu, hãng cam kết 1 điểm chưa từng có ở Việt Nam
6 giờ trước
Trong giai đoạn mở bán (đến hết tháng 2), Jaecoo J7 được giảm giá 70 triệu đồng cho bản thường và 80 triệu đồng cho bản PHEV.
Chiêu lừa nông sản, hoa Tết: Thương lái 'bất tín' làm khó nông dân
7 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã đến gần, nhu cầu tiêu thụ rau, hoa của bà con nông dân ở Lâm Đồng tăng cao. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm một số đối tượng lừa đảo lợi dụng sự vội vã, lòng tin của người dân để chiếm đoạt tài sản.
Vespa có phiên bản 'bạch xà' đón Tết Ất Tỵ: Tựa nữ hoàng băng giá, chỉ 888 chiếc, về Việt Nam giá dễ ngang ô tô
7 giờ trước
Vespa 946 Snake được sản xuất giới hạn sở hữu thiết kế đặc trưng mang đậm dấu ấn của mùa đông và năm rắn, đón chào Tết Ất Tỵ 2025.
Giá xăng dầu hôm nay 16/1: Bật tăng "sốc", dự kiến chiều nay giá xăng trong nước sẽ tăng mạnh
9 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 16/1: Sau phiên lao dốc bất ngờ, sáng 16/1 giá dầu thô thế giới bật tăng dữ dội với mức tăng trên 3%. Với việc giá dầu thô tăng "sốc", dự kiến chiều nay giá xăng dầu trong nước sẽ tăng mạnh

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.630.032 VNĐ / tấn

194.80 JPY / kg

0.26 %

+ 0.50

Đường

SUGAR

10.209.143 VNĐ / tấn

18.24 UScents / lb

1.05 %

+ 0.19

Cacao

COCOA

276.730.290 VNĐ / tấn

10,900.00 USD / mt

0.47 %

- 51.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

184.962.360 VNĐ / tấn

330.46 UScents / lb

0.03 %

- 0.11

Gạo

RICE

17.131 VNĐ / tấn

14.83 USD / CWT

0.71 %

+ 0.11

Đậu nành

SOYBEANS

9.611.182 VNĐ / tấn

1,030.30 UScents / bu

1.20 %

- 12.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.299.127 VNĐ / tấn

296.55 USD / ust

1.80 %

- 5.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Nhà vườn trồng mai Tết ở TP HCM lo sốt vó vì "cơn mưa bất chợt"
11 giờ trước
Thời tiết không thuận lợi, nhà vườn lo chất lượng mai Tết giảm, nguy cơ thiếu mai đẹp đẩy giá tăng cao
Hàng hóa Tết tràn ngập chợ đầu mối Thủ Đức, tiểu thương tiết lộ thông tin bất ngờ
11 giờ trước
Từ sau rằm tháng Chạp âm lịch, lượng hàng nông sản về chợ đầu mối cũng như hàng bán ra đã bắt đầu tăng. Điều bất ngờ là giá cả không tăng mà còn giảm
"Kỳ tích khác thường" của Việt Nam và kho tàng bất tận, sinh lời cực lớn, không mỏ khoáng sản nào bằng
1 ngày trước
Một lĩnh vực là niềm tự hào của Việt Nam trên thị trường quốc tế, trụ cột của nền kinh tế, trong năm ngoái đã mang về hơn 60 tỷ USD từ xuất khẩu và được kỳ vọng sẽ sớm đạt 100 tỷ USD.
Giá gạo xuất khẩu giảm kỷ lục, tiểu thương dừng mua bán
1 ngày trước
Gần Tết nhưng giá gạo xuất khẩu giảm xuống thấp kỷ lục, giao dịch lúa gạo trong nước cũng ảm đạm dù đang chính vụ thu hoạch.