Những mùa vàng thắp sáng kinh tế Tây Nguyên

14/02/2024 05:30
Năm 2023 là năm các tỉnh Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn ấy, thu nhập trung bình của người dân Tây Nguyên vẫn tăng đáng kể, nhờ những mùa vàng bội thu bội giá, đồng thời tạo nguồn lực đáng kể để kinh tế Tây Nguyên tiếp tục phát triển.

Sau một mùa sầu riêng đại thắng giúp nhiều gia đình có thu nhập tiền tỷ, nông dân xã Ea Toh, huyện Krong Năng, tỉnh Đắk Lắk lại hân hoan với niên vụ cà phê bội thu, bội giá. Bà Trần Thị Thao ở thôn Tân Bắc, xã Ea Toh cho biết,  lâu lắm rồi gia đình mới lại cảm nhận được giá trị xứng đáng của cây cà phê truyền thống, khi giá bán có lúc đạt gần 80 triệu đồng mỗi tấn. Niềm vui được nhân lên bởi gia đình bà Thao trồng cà phê theo hướng hữu cơ có bao tiêu sản phẩm, luôn có giá cao hơn 10 triệu đồng/tấn so với giá thị trường .

“Mình phấn khởi lắm. Năm nay của mình, một hecta phải được 5 tấn nhân, cao hơn năm ngoái 1 tấn. Với lại nhà mình làm cà phê chất lượng cao nên tăng thêm được 11 giá nữa”, bà Trần Thị Thao phấn khởi.

Những mùa vàng thắp sáng kinh tế Tây Nguyên - Ảnh 1

Sau một mùa sầu riêng đại thắng, nhiều gia đình có thu nhập tiền tỷ

Cũng vui trong một mùa cà phê được giá nhất từ trước đến nay, ông Điểu Xem ở bon Đak Blao, thị trấn Kiến Đức, huyện Đak Rlấp, tỉnh Đăk Nông cho biết, bà con bây giờ đã lấy lại được niềm tin với cây cà phê. Như năm ngoái, giá trên 40 triệu đồng/tấn, những gia đình có vườn cà phê tốt vẫn có lợi nhuận hơn trăm triệu đồng/ha. Còn năm nay, lợi nhuận tăng gấp đôi năm ngoái.

Ông Điểu Xem cho hay, bà con ở bon Đăk Blao bây giờ đều tin rằng, nếu đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt, cây cà phê sẽ giúp bà con phát triển kinh tế ổn định: “Thấy năm nay đầu ra, giá cà phê rất được thì bà con rất vui mừng. Trong bon nhiều gia đình, bà con rất quan tâm tìm những giống cà phê mới để khắc phục, để triển khai phát triển kinh tế ”.

Trong bộn bề khó khăn chung của nền kinh tế, nông nghiệp Tây Nguyên nổi lên là một điểm sáng. Theo số liệu thống kê, năm 2023, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đã thu 440.000 tấn sầu riêng, trị giá khoảng 30.000 tỷ đồng, 90.000 tấn hồ tiêu, trị giá gần 6.500 tỷ đồng. Còn vụ cà phê này, với sản lượng ước đạt 1,7 triệu tấn, dự kiến mang về cho nông dân Tây Nguyên trên 100.000 tỷ đồng.

Đáng mừng là cùng với thắng lợi của các các cây công nghiệp lâu năm truyền thống, nguồn thu từ cây trồng hàng năm ở Tây Nguyên cũng rất đáng kể, khi cả lúa, mía đường, sắn và khoai lang đều được mùa và giá tăng mạnh.

Bà Dương Thị Lợi, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai cho biết, từ khi việc xây dựng mã số vùng trồng cho khoai lang xuất khẩu được triển khai, đầu ra cho cây khoai lang xuất khẩu được rộng mở thì kinh tế của nông dân vùng khó khăn này đã thay đổi hẳn. Năm 2023, khoai lang đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, có lúc bán được với giá 25.000 đồng/kg. Khoai lang bán tại thị trường nội địa , cũng ổn định ở mức trên dưới 15.000 đồng/kg. Mức giá này mang lại thu nhập cho nông dân trồng khoai từ 200 đến 300 triệu đồng/hecta. Theo bà Lợi, trồng khoai lang bây giờ đã có thể làm giàu nên nông dân rất hào hứng.

“Từ ngày bà con chuyển sang trồng cây khoai lang thì kinh tế phát triển mạnh hơn. Năm nay cũng thế, bà con đã có rất nhiều người đi thuê them đất để trồng cây khoai lang”, bà Lợi cho hay.

Những mùa vàng thắp sáng kinh tế Tây Nguyên - Ảnh 2

2023-2024 là niên vụ cà phê mỹ mãn với nông dân, khi giá tăng liên tục và đạt gần 80 triệu đồng mỗi tấn ngay trước Tết nguyên đán Giáp Thìn

Theo thông tin từ kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, năm 2023 có nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội ở khu vực không đạt kế hoạch đề ra. Rõ ràng nhất trong đó là thu ngân sách nhà nước sụt giảm, đầu tư công bị ngưng trệ, thu hút đầu tư đạt thấp. Nhưng nhờ điểm sáng nông nghiệp, thu nhập bình quân của nhân dân vẫn tăng đáng kể. Trong đó, tỉnh Đăk Lăk, bình quân đầu người tăng từ 56 triệu đồng năm 2022 lên gần 62 triệu đồng năm 2023.

Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Để duy trì đà tăng từ các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh đặc biệt coi trọng việc cấp, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu, phân cấp công việc này cho 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng thực hiện. Tỉnh cũng nhận diện rõ những lỗ hổng quản lý và có kế hoạch hành động đồng bộ, nhất là đối với ngành sầu riêng đang phát triển rất nhanh.

“Cách đây khoảng 2 năm, tỉnh đã nhìn thấy vấn đề. Ủy ban đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn phát triển một đề án xem xét cả quy trình sản xuất bao gồm từ giống đến đến mối liên kết, đẩy mạnh chế biến xuất khẩu, phát huy tốt vai trò của hiệp hội và cơ quan chuyên môn, hình thành tiêu chuẩn ngành hàng để quản lý căn cơ, chặt chẽ hơn”, ông Vũ Đức Côn cho biết.

Trên đà thắng lợi, chính quyền các cấp ở khu vực Tây Nguyên vẫn cẩn trọng đánh giá những khó khăn lớn còn đang ở phía trước và có kế hoạch hành động tương ứng. Trong đó, các tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, minh bạch nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, kiện toàn công tác quản lý, tổ chức lại ngành hàng và công tác thị trường; coi đây là công tác quan trọng hàng đầu nhằm tiếp tục nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản Tây Nguyên, để Tây Nguyên tiếp tục có thêm những mùa vàng bội thu bội giá.

Tin mới

Chỉ 30% người dùng xe điện 'Made in China' sẽ quay lại với xe Trung Quốc, câu chuyện sẽ tái diễn ở Việt Nam nếu không có gì hơn là giá rẻ
4 giờ trước
Một khảo sát được thực hiện bởi Differential Asia cho thấy 'giữ khách' là yếu tố mà các hãng xe điện Trung Quốc còn cần học hỏi nhiều.
Siêu thị tích hàng, khuyến mại rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4
6 giờ trước
Để kích cầu tiêu dùng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài, siêu thị ở Hà Nội trưng bày đầy ắp hàng hóa và tung hàng loạt chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn.
Nghỉ lễ chưa biết đi đâu, tới ngay Plase Show 2024 để trải nghiệm ‘bữa tiệc’ âm thanh ánh sáng đỉnh cao
6 giờ trước
Ngày 26/4, Plase Show 2024 - Triển lãm thiết bị trình chiếu âm thanh chuyên nghiệp đã chính thức khai mạc mở cửa đón khách tại Sân vận động Mỹ Đình.
Một nền tảng giáo dục trực tuyến của Việt Nam lọt top xếp hạng “ngôi sao đang lên” của Edtech thế giới
7 giờ trước
Đây là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt bảng xếp hạng “ngôi sao đang lên” của Edtech thế giới.
Xuất khẩu gạo cao nhất từ trước tới nay
7 giờ trước
Xuất khẩu gạo Việt Nam quý I năm nay đạt gần 2,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 3 đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu trong 1 tháng của Việt Nam khi đạt tới hơn 1,1 triệu tấn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.686.140 VNĐ / tấn

158.50 JPY / kg

-1.19 %

- -1.90

Đường

SUGAR

10.857.185 VNĐ / tấn

19.42 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.153.797 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.077.878 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.801.926 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.621.635 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.471.335 VNĐ / tấn

45.56 UScents / lb

0.29 %

+ 0.13

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thanh long nghịch vụ tăng giá
14 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.
Tình trạng xâm nhập mặn: Tập đoàn PAN hé mở kế hoạch sống "thuận thiên"
21 giờ trước
Trả lời câu hỏi của cổ đông về các giải pháp chống lại tình hình biến đổi khí hậu, bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Vinaseed, công ty thành viên của PAN chia sẻ, Tập đoàn đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh như tập trung nghiên cứu phát triển các giống lúa có khả năng "chịu mặn, chịu hạn, chịu lụt".
Ngành phân bón có hưởng lợi khi giá cà phê, nông sản cùng “nắm tay” tăng sốc?
23 giờ trước
Giá cà phê lập kỷ lục, giá lúa gạo vẫn giữ ở mức cao, tình hình xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản thuận lợi khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng vọt.
Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
1 ngày trước
Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.