Niềm tin nhà đầu tư nhìn từ 'đại phẫu' 8 dự án BOT giao thông

08/11/2022 16:08
Đảm bảo sự công bằng trong hợp tác công - tư, trong đó có lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, tránh nguy cơ vỡ nợ và phá sản doanh nghiệp, tạo niềm tin cho doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các dự án theo phương thức PPP là điều rất cần thiết hiện nay.

Giao thông được xác định phải đi trước 1 bước trong việc phát triển kinh tế xã hội. Đất nước chúng ta vừa bước ra khỏi đại dịch Covid - 19, cần 1 sự tăng tốc bứt phá. Tinh thần đó đã được thể hiện bằng quyết tâm của Chính phủ khi đề ra mục tiêu ra hoàn thành 5.000km đường cao tốc đến năm 2030.

Tuy nhiên khí thế bừng bừng khi chúng ta hướng đến tương lai có vẻ đang bị làm nguội bởi những tồn tại vướng mắc của những vấn đề quá khứ và hiện tại chưa thể dứt điểm được.

Những bất cập tại các dự án BOT đã được nhận diện nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Tuần qua, trên các diễn đàn báo chí truyền thông vấn đề này lại "nóng" trở lại khi Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (Varsi) tổ chức tọa đàm "Tháo gỡ bất cập dự án PPP hạ tầng giao thông".

Nội dung cuộc trao đổi đặt ra với tinh thần vì lợi ích giao thông cho người dân, công bằng trong đối tác công - tư tạo ra niềm tin để doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp tục sát cánh cùng Chính phủ hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đã cho rằng những lợi ích mà các dự án BOT đã ít nhiều được người dân đồng thuận về hiệu quả kinh tế - xã hội, đã có đại biểu quốc hội nhìn nhận khách quan Xác định khi dự án gặp vướng mắc, cần có sự chia sẻ trách nhiệm của các bên, gồm nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, ngân hàng thẩm định cho vay vốn và các cơ quan liên quan" .

Nhận diện bất cập từ các doanh nghiệp BOT

Dự án nâng cấp QL91 từ TP. Cần Thơ đi An Giang, ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư QL91 cho hay, từ năm 2019 đến nay, phương án tài chính của dự án gần như bị phá vỡ. Dự án này hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2016. Theo thỏa thuận, việc thu phí triển khai tại 2 trạm T1 và T2 thuộc phạm vi dự án. Công tác thu phí ổn định đến tháng 5/2019, trạm T2 phải dừng thu phí do việc thu phí lượt không bảo đảm công bằng tuyệt đối.

Lộ trình tăng phí 3 năm/lần theo điều khoản hợp đồng cũng không được thực hiện, trong khi chính sách giảm giá/miễn phí cho phương tiện của người dân xung quanh khu vực trạm vẫn phải thực hiện.

"Doanh thu BOT tại dự án hiện sụt giảm còn hơn 30%/trạm so với phương án tài chính ban đầu. Dự kiến, khi các tuyến đường mới của địa phương tiếp tục được đưa vào khai thác, doanh thu chỉ còn 15-20%, hợp đồng BOT bị phá vỡ", ông Khang thông tin. Hiện nay, doanh nghiệp bị xếp vào nợ nhóm 5.

Ông Ngọ Trường Nam, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Đèo Cả cho biết, trên cơ sở chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận, Bộ GTVT đã ký kết và triển khai dự án, dự kiến sử dụng 7 trạm thu phí để hoàn vốn, trong đó có trạm trên tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan cho dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả.

Tuy nhiên, năm 2018, thực hiện Nghị quyết 437, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát và cho rằng, việc đặt trạm thu phí trên tuyến La Sơn - Túy Loan để hoàn vốn cho Dự án hầm Đèo Cả là bất cập, tiềm ẩn nguy cơ gây phản ứng của người dân.

"Dự án này đã được nhà đầu tư hoàn thành theo đúng cam kết hợp đồng. Doanh nghiệp đã 6 lần mời Kiểm toán Nhà nước, một lần Thanh tra của Bộ Xây dựng kiểm tra và đều đánh giá nguyên nhân do sự thay đổi của chính sách pháp luật", ông Nam nói và cho biết, bất cập hiện tại khiến doanh nghiệp không chỉ không thể triển khai thu phí mà còn phải lo các khoản lãi vay ngân hàng mỗi tháng.

Trên đây là 2 trong số 8 dự án tồn tại những vướng mắc. 6 dự án còn lại cũng đều là các dự án BOT đã hoàn thành đưa vào khai thác nhưng chưa được thu phí; không thể thu phí do mất an ninh, trật tự, phương án tài chính bị phá vỡ; dự án đã thu phí, doanh thu thực tế chỉ đạt 30% so với hợp đồng, nếu tiếp tục thu phí và áp dụng các biện pháp như tăng phí, kéo dài thời gian thu phí... phương án tài chính vẫn bị phá vỡ, dư nợ ngày càng tăng và dự án không thể tiếp tục thực hiện theo hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp

Tại cuộc tọa đàm nói trên, PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Varsi dẫn lời phát biểu của Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân trên các phương tiện báo chí truyền thông. Đại biểu Lê Thanh Vân bày tỏ quan điểm: Mục đích của chúng ta cần xử lý những vấn đề này là để đảm bảo giao thông thuận lợi cho người dân, xã hội. Đảm bảo sự công bằng trong hợp tác công - tư, trong đó có lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, tránh nguy cơ vỡ nợ và phá sản doanh nghiệp, tạo niềm tin cho doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các dự án theo phương thức PPP vốn rất cần thiết hiện nay.

Tôi cho rằng, cần phải đánh giá kỹ nguyên nhân dẫn đến các vướng mắc bất cập của từng dự án mà Bộ Giao thông vận tải đề xuất Nhà nước mua lại. Đây là các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư, do vậy khi xem xét giải quyết cần phải xem những hạn chế của từng dự án là do đâu, trách nhiệm của bên nào. Nếu những tồn tại do nhà đầu tư gây ra thì họ phải chịu trách nhiệm. Trái lại nếu tồn tại đến từ phía các cơ quan Nhà nước thì Nhà nước phải có trách nhiệm đứng ra xử lý".

PGS.TS Trần Chủng khẳng định: "Ý kiến này nhận được nhiều sự đồng thuận của các doanh nghiệp, các chuyên gia từ các lĩnh vực luật pháp, kiểm toán, kỹ thuật, truyền thông xã hội và chính từ các nhà đầu tư những dự án đang gặp khó khăn vướng mắc nói trên. Hiệp hội sẽ tổng hợp báo cáo đến các cơ quan, kiến nghị đến Bộ GTVT, Chính phủ và Quốc hội sớm tháo gỡ".

Trong bài viết của mình đăng trên Tạp chí Nhà đầu tư nhân dịp 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (Lúc đó là Chủ tịch VCCI) với nhan đề "Bác Hồ với khát vọng Việt Nam hùng cường và sứ mệnh doanh nhân" đã viết: Bác Hồ bảo 'thực túc thì binh cường' và 'tăng gia sản xuất là cái thiết thực nhất của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập'.

Để tăng gia sản xuất, Bác bảo có bốn điều cần coi trọng. Trong đó, điều số 1 là 'Công - Tư đều lợi' và Bác chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần để kết hợp công - tư, trong đó có kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, tư bản nhà nước, tư bản tư nhân, cá thể, tiểu chủ… đều là những 'lực lượng cần thiết' cho kiến thiết kinh tế nước nhà, nhưng phải phù hợp với sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia.

Trước 1 nhiệm vụ lớn là hoàn thiện mạng lưới giao thông đất nước cần sự kết hợp của nhiều nguồn lực, đặc biệt từ lực lượng doanh nghiệp tư nhân giàu khát vọng cống hiện. Đâu đó vẫn có những tiếng kêu "nhà đầu tư nản lòng", "bất bình đẳng công - tư"… cần được bắt bệnh, chữa trị dứt điểm thì mới có thể kỳ vọng cùng nhau tạo ra những đột phá.

Tin mới

Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
9 giờ trước
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ổn định. Vụ Hè Thu ở khu vực này đã đến nhưng sản lượng chưa cao. Trong khi nhu cầu gạo vẫn lớn đẩy giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng nhẹ.
Doanh nhân Hải Phòng tiếp tục mang Porsche 911 Dakar 'phượt' Trung Quốc: Hành trình gần 11.000km, không kế hoạch, hết visa thì về
8 giờ trước
Sau khi kết thúc chuyến "phượt" lần thứ 2 này, đồng hồ công tơ mét của chiếc xe Porsche 911 Dakar sẽ cán mốc 50.000 km, dù mua xe chưa đầy 1 năm.
‘Hyundai, Kia cần đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam để tránh phụ thuộc Trung Quốc và bị Mỹ áp thuế nặng’
7 giờ trước
Hyundai-Kia đang tìm cách mở rộng sản xuất bên ngoài Trung Quốc như một biện pháp phòng ngừa quy định mới có thể được chính phủ thông qua. Đáng chú ý, cái tên Việt Nam cũng được nhắc đến.
Quả dừa Việt Nam có nhiều tiềm năng xâm nhập thị trường Philippines
7 giờ trước
Philippines có tổng số 167 nhà máy chế biến các sản phẩm từ quả dừa, tuy nhiên, do thiếu nguồn nguyên liệu nên sản xuất hàng năm chỉ đạt khoảng 50% công suất.
Không cần bằng lái, đây là những mẫu xe tay ga giá rẻ, sành điệu và cá tính nhất hiện nay
6 giờ trước
Nhờ thiết kế trẻ trung, năng động, những mẫu xe này được lòng rất nhiều chị em và các bạn trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
9 giờ trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Phấn đấu "rót" 814 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế nửa đầu năm, giảm từ 1 - 2% lãi suất cho vay
10 giờ trước
Tính đến 31/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13.569 nghìn tỷ đồng, với mức tăng từ 5% - 6% tín dụng trong 2 quý đầu năm theo chỉ đạo của Thủ tướng, ngân hàng sẽ "rót" vào nền kinh tế tương ứng khoảng gần 680 nghìn tỷ - 814 nghìn tỷ đồng, theo ước tính của Etime.
Giá USD hôm nay 19/5: Thị trường tự do bất ngờ giảm mạnh
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 19/5: Trên thế giới, đồng bạc xanh thiết lập 1 tuần suy giảm, "rơi" từ mốc 105 xuống 104 khi thị trường tiếp tục xoay quanh thời điểm Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất. Trong nước, thị trường phi chính thức bất ngờ giảm mạnh vào phiên cuối tuần.
Thị trường thiết bị làm mát “tăng nhiệt” đón hè
11 giờ trước
Dù chưa bước vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhưng từ hơn 1 tháng trở lại đây, thị trường thiết bị điện lạnh, làm mát bắt đầu sôi động. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, các siêu thị, cửa hàng, nhà phân phối đã tung ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm, tăng doanh số bán hàng.