Nikkei Asia: Samsung đề nghị được mua điện mặt trời, điện gió không qua EVN

04/05/2021 10:49
Samsung hiện đang đối mặt với áp lực giảm bớt sự phụ thuộc vào than đá. Theo đó, tập đoàn đã đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ để có thể mua năng lượng tái tạo trực tiếp từ các nhà sản xuất.

Nikkei Asia đưa tin, "gã khổng lồ" điện tử Hàn Quốc Samsung đang đàm phán với Việt Nam về việc tham gia dự án thí điểm năng lượng tái tạo. Ở chiều ngược lại, tập đoàn này cần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng.

Samsung đang đối mặt với áp lực giảm bớt sự phụ thuộc vào than đá. Theo đó, tập đoàn đề xuất đề xuất Bộ Công thương hướng dẫn hỗ trợ trong việc triển khai thí điểm cơ chế DPPA (cơ chế mua bán điện trực tiếp). Nếu đề xuất được chấp thuận thì Samsung có thể mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện năng lượng tái tạo mà không phải thông qua EVN.

Trước đó, Samsung đã công bố bắt đầu xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) mới với quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội.

Năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tập đoàn này xem xét việc sản xuất chất bán dẫn trong nước. Đồng thời, Samsung cũng được đề nghị xác định lại chuỗi cung ứng. Tuần trước, yêu cầu này lại được nhắc lại nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Năm 2020, khoảng 25 doanh nghiệp tại Việt Nam lọt vào danh sách các nhà cung cấp chính của Samsung Electronics. Tuy nhiên, phần lớn trong số này là các công ty nước ngoài. Samsung nâng cao chuỗi giá trị cũng sẽ giúp Việt Nam "cải thiện chất lượng nền kinh tế, tạo tăng trưởng bền vững và tránh bẫy thu nhập trung bình", Bộ Công thương cho biết trong bản tóm tắt cuộc họp hôm thứ 5.

Hiện Samsung vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận của Nikkei Asia.

Nếu được thông qua, Samsung sẽ có quyền trực tiếp ký kết hợp đồng và thỏa thuận giá điện với đơn vị phát điện năng lượng tái tạo mà không cần phải thông qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Tin mới

Bộ Y tế ra quân kiểm tra, nhiều cửa hàng mỹ phẩm ngưng bán
3 giờ trước
Lo ngại bị kiểm tra đột xuất, nhiều cửa hàng tại TP HCM đã tạm thời đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng.
Giữ lời hứa ‘giải cứu’ dầu Nga, quốc gia BRICS mua hàng kỷ lục: Nhập khẩu 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhu cầu chưa có dấu hiệu suy giảm
4 giờ trước
Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới tăng mạnh nhập khẩu những lô hàng giá rẻ của Nga trong tháng 5.
Đề nghị Bộ Công an điều tra, xử lý việc tung tin trứng giả
4 giờ trước
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến yêu cầu các đơn vị có liên quan đề nghị Bộ Công an điều tra, xử lý việc tung tin về trứng giả.
Từng là xe 'quốc dân' của người Việt, phân khúc này giờ đây không có mẫu xe nào vượt doanh số 1.000 chiếc sau 4 tháng đầu năm
4 giờ trước
Mẫu xe có doanh số cao nhất phân khúc chỉ đạt trên 800 xe/4 tháng, trung bình khoảng 200 xe/tháng.
Giá xăng giảm về sát 19.500 đồng từ 15 giờ chiều nay
5 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (22/5), giá xăng giảm 60 đồng/lít.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.665.926 VNĐ / thùng

64.16 USD / bbl

0.44 %

- 0.29

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.580.883 VNĐ / thùng

60.88 USD / bbl

0.52 %

- 0.32

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.306.213 VNĐ / m3

3.28 USD / mmbtu

0.76 %

+ 0.02

Than đá

COAL

2.599.317 VNĐ / tấn

100.10 USD / mt

0.35 %

- 0.35

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Một 'khách ruột của Nga' vừa phát hiện mỏ vàng đen khổng lồ, trữ lượng 6,1 tỷ thùng dầu
23 giờ trước
Khách hàng dầu thô của Nga vừa công bố phát hiện dầu lớn tương đương hơn 6 tỷ thùng.
Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh nhập khẩu dầu thô từ một quốc gia không ai ngờ tới, ‘chốt đơn’ gần 2 triệu thùng dầu/ngày
1 ngày trước
Lượng dầu thô Trung Quốc nhập khẩu từ quốc gia châu Á đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
'Cú rơi sốc' của dòng chảy ô tô vào Nga từ Trung Quốc
2 ngày trước
Trong 10 năm này, dòng chảy của ô tô Trung Quốc vào Nga cho thấy một kịch bản rất bất ngờ.
Một dự án từng bị nhiều ‘cá mập’ nước ngoài từ bỏ, sang nhượng cho PVN với giá 1 USD, giờ mang về hàng tỷ USD mỗi năm
18/05/2025 07:23
Giai đoạn 1993-1999, dự án lần lượt được chuyển giao giữa các nhà điều hành nước ngoài và họ cũng lần lượt rút lui. Chỉ đến năm 2003, khi về tay PVEP, dự án này mới bắt đầu khởi sắc.