Nikkei: Lượng dự trữ dầu còn quá nhỏ để các nước liên tục xả kho nhằm bình ổn giá

25/11/2021 09:49
Việc xây dựng dự trữ xăng dầu chiến lược là để có thể hành động đảm bảo nguồn cung, trong trường hợp các sản phẩm dầu bị cấm vận, hoặc có thảm họa thiên nhiên.

Mới đây, một số nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ đã cùng phối hợp để xả kho dầu dự trữ chiến lược trong động thái phát đi dấu hiệu về mối quan hệ xấu đi giữa hai bên của thị trường.

Theo Nikkei, quyết định này có nguyên nhân trực tiếp từ việc giá dầu leo thang lên mức cao nhất trong 7 năm, và sau đó duy trì trên ngưỡng 70USD/thùng, chi phí năng lượng vì vậy tăng mạnh. Nhiều nền kinh tế, bất chấp những khác biệt của họ, đương đầu với sức ép phải giải quyết mối hiểm họa với quá trình phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên trên thực tế, hệ thống dự trữ không được thiết kế để trở thành công cụ cho việc can thiệp vào thị trường. Lượng dự trữ hiện có này quá nhỏ để các nước có thể liên tục xả dự trữ ra nhằm giúp ổn định giá các sản phẩm năng lượng.

Theo Giám đốc điều hành của IEA – ông Nobuo Tanaka phát biểu trong một bài phỏng vấn vào năm 2016, dự trữ xăng dầu toàn cầu được lập nên dưới sự bảo trợ của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhằm có thể kéo dài thời gian trong trường hợp khẩn cấp.

Việc xây dựng dự trữ xăng dầu chiến lược là để có thể hành động đảm bảo nguồn cung, trong trường hợp các sản phẩm dầu bị cấm vận, hoặc có thảm họa thiên nhiên.

Năm 2011, dưới sự giám sát của Tanaka, IEA đã điều phối việc cung cấp dầu nhằm ứng phó với bất ổn tại nước sản xuất dầu quan trọng là Libya. Năm 2008, khi mà giá dầu thô chạm ngưỡng cao kỷ lục 147USD/thùng, IEA cũng không làm như vậy.

Mặc dù có rất nhiều tranh luận về việc liệu có nên xả dầu từ kho dự trữ chiến lược ra không? Nhưng IEA đã quyết định như vậy, bởi việc giá dầu tăng mạnh có nguyên nhân trực tiếp từ việc nhu cầu tăng cao, do tăng trưởng của Trung Quốc, một vấn đề mang tính cấu trúc.

Giờ đây, việc nhu cầu từ phía Mỹ tăng cao đang bộc lộ ra những khác biệt giữa các nước sản xuất, và nước tiêu thụ dầu.

Mới đây, cuộc họp bao gồm Bộ trưởng các nước thuộc OPEC, và các nước liên minh, trong đó có Nga, đã kết thúc chỉ sau nửa tiếng, họ đưa ra quyết định giữ sản lượng ở mức hiện tại. Động thái này được đưa ra bất chấp việc phía Mỹ gây sức ép để tăng sản lượng dầu, Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang đương đầu với nhiều áp lực chính trị, do giá xăng tăng chóng mặt tại nội địa.

Lý giải cho động thái này, Thứ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố: "Nhu cầu dầu toàn cầu hiện đang chịu nhiều áp lực từ sự lây lan mạnh của biến chủng delta".

Thông tin từ Nikkei cho biết, chính phủ Mỹ công bố sẽ xả 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược quốc gia trong động thái phối kết hợp với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật và Anh, nhằm hạ nhiệt giá cả sau khi các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), và liên minh từ chối lời kêu gọi tăng sản lượng dầu thô.

Nhà Trắng ra tuyên bố, sau khi một nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho hay, Washington đã lên kế hoạch với các nước tiêu thụ nhiều năng lượng ở châu Á, nhằm hạ nhiệt giá dầu hiện đang ở mức cao nhất trong 3 năm.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang không ngừng kêu gọi OPEC và các nước đồng minh bơm thêm dầu. Tuy nhiên, OPEC+ đã bác bỏ lời đề nghị, bởi bản thân các nước thành viên vốn chật vật trong việc đáp ứng mục tiêu tăng sản lượng, trong bối cảnh nỗi sợ về khả năng số lượng các ca lây nhiễm COVID-19 tăng cao, sẽ thêm một lần nữa làm cho nhu cầu dầu đi xuống.

Việc Mỹ xả kho dầu dự trữ chiến lược sẽ có thể được thực hiện dưới hình thức bán hợp đồng cho doanh nghiệp, sau đó, doanh nghiệp sẽ trả lại dầu thô ở một thời điểm khác. Đây là lần đầu tiên Mỹ kết hợp với một số nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới nhằm hạ giá dầu.

Các nước OPEC+, trong đó có các nước đồng minh của Mỹ ở vùng Vịnh, đã tổ chức họp bàn nhằm thảo luận về chính sách sản lượng, tuy nhiên, không có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ lắng nghe lời kêu gọi từ phía Mỹ.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
10 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
51 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
44 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
3 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.615.131 VNĐ / thùng

62.13 USD / bbl

1.75 %

+ 1.07

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.533.504 VNĐ / thùng

58.99 USD / bbl

1.34 %

+ 0.78

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.417.599 VNĐ / m3

3.43 USD / mmbtu

3.19 %

+ 0.11

Than đá

COAL

2.534.610 VNĐ / tấn

97.50 USD / mt

0.26 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Năm nay có lo thiếu điện?
19 giờ trước
Nhiều dự án điện đã được hoàn thành và đưa vào khai thác, vậy năm nay có còn mối lo thiếu điện diện rộng?
Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
1 ngày trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.
Smartphone pin khủng 6.500mAh ra mắt tại Việt Nam, có sạc nhanh 90W và ưu đãi thay pin 5 năm
1 ngày trước
vivo tiếp tục ra mắt sản phẩm mới vivo V50 Lite tại thị trường smartphone Việt Nam. Điểm nhấn ấn tượng nhất của sản phẩm này chính là viên pin dung lượng khủng lên đến 6.500 mAh cùng với khả năng sạc nhanh 90W.
Không điều chỉnh giá xăng dầu vào dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5
2 ngày trước
Giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh vào thứ Hai ngày 5-5, tức ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5.