Nỗi lo lạm phát ngày càng trở nên căng thẳng khi Trung Quốc 'tăng giá' với cả thế giới

08/04/2021 15:50
Chi phí nguyên vật liệu thô gia tăng và những đợt gián đoạn liên tiếp trong chuỗi cung ứng là yếu tố khiến nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc nâng giá hàng hóa. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về áp lực lạm phát toàn cầu sẽ tăng lên.

Tại sao Trung Quốc tăng giá thành sản phẩm?

Thời gian gần đây, nỗi sợ này càng trở nên căng thẳng hơn, sau khi tàu container siêu trường siêu trọng chắn ngang Kênh đào Suez. Sự kiện này khiến các tuyến cung ứng toàn cầu thêm phần căng thẳng khi đã chịu ảnh hưởng do đại dịch kéo dài. Ngoài ra, nhu cầu đối với chip và những loại hàng hóa khác cũng tăng cao hơn dự kiến.

Rene de Jong là giám đốc Resysta A -nhà sản xuất đồ nội thất ngoài trời ở thành phố Phật Sơn (Trung Quốc). Ông cho biết, ông có kế hoạch tăng giá khoảng 7% đối với các đơn đặt hàng mới vào mùa hè này.

Nguyên nhân phần lớn là do giá hóa chất và kim loại được sử dụng để bơm đệm, mút và khung trong các nhà máy của công ty ở Trung Quốc và Indonesia tăng nhanh trong những tháng gần đây. Ngoài ra, kể từ tháng 6 năm ngoái, giá cước vận chuyển cũng tăng khoảng 90%, dù khoản này thường do khách hàng chi trả.

De Jong chia sẻ: "Trong gần 25 năm sống ở Trung Quốc, tôi chưa chứng kiến điều gì như thế này. Tôi chưa từng thấy cước vận chuyển lại tăng cao đến vậy, trong khi giá thép và nhôm cũng tăng vọt." Ông cho biết thêm rằng tỷ suất lợi nhuận của công ty cũng chịu áp lực.

Các nhà xuất khẩu khác của Trung Quốc đang nâng giá – trong đó có doanh nghiệp đồ may mặc và một công ty bán buôn đồ chơi, chia sẻ với WSJ rằng công ty của họ đã điều chỉnh tăng đối với các đơn đặt hàng mới từ 10-15% kể từ dầu tháng 3.

Theo WSJ, chỉ riêng việc các nhà máy Trung Quốc tăng giá sản phẩm không hẳn sẽ đẩy lạm phát ở Mỹ hay những nơi khác lên cao hơn. Phần lớn sự thay đổi có thể được các nhà bán lẻ phương Tây chấp nhận bằng cách tự tăng chi phí mà không "chuyển qua" cho người tiêu dùng, nhưng việc này sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận của họ.

Ngoài ra, các ước tính về lạm phát chính thức tại Mỹ xét đến nhiều yếu tố hơn là hàng tiêu dùng mà người dân mua từ nước ngoài. Trước đại dịch, hơn 60% chi tiêu của người tiêu dùng tại Mỹ là dành cho các dịch vụ như ăn uống bên ngoài hay du lịch nhiều hơn là hàng tiêu dùng.

Tuy nhiên, việc các nhà máy Trung Quốc nâng giá lại tạo thêm áp lực khác đối với toàn cầu ở thời điểm mọi loại chi phí từ gỗ làm nhà cho đến thép, bông đều đang ở mức cao hơn. Một số nhà kinh tế và nhà đầu tư lo ngại rằng hàng nghìn tỷ USD kích thích được tung ra trên toàn thế giới sẽ khiến lạm phát tăng cao hơn dự đoán của các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt nếu tình trạng tắc nghẽn gần đây của chuỗi cung ứng vấn tiếp diễn.

Nick Marro – nhà phân tích cấp cao về thương mại toàn cầu tại Economist Intelligence Unit, nhận định: "Rủi ro về lạm phát gia tăng là điều chắc chắn. Đó không chỉ là từ các nhà xuất khẩu. Điều này đến từ mọi thứ, từ những đợt tắc nghẽn trong vận chuyển thương mại toàn cầu, cho đến những ý tưởng cho rằng các gói kích thích có thể thúc đẩy nhu cầu tăng cao."

Dẫu vậy, Marro cho biết, hiện vẫn còn sớm để cho rằng lạm phát sẽ tăng vọt ở thời điểm này.

Lợi thế của Trung Quốc gặp khó 

Điều rõ ràng là các nhà sản xuất Trung Quốc – vốn tạo ra sản phẩm cho phần còn lại của thế giới, đang ngày càng gặp khó khăn trong việc cân bằng chi phí, đặc biệt là đợt phong tỏa năm ngoái  ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của họ.

Trước đây, các nhà máy Trung Quốc với nhân công rẻ thường là động lực để giữ giá của mọi thứ từ quần jeans cho đến ghế sofa ở mức thấp. Tuy nhiên, lợi thế sẽ không còn nếu chi phí của chính các nhà mày này tăng cao.

Giá vận chuyển tăng vọt trong nhưng tháng gần đây do thiếu container, tắc nghẽn ở cảng cũng là một phần của vấn đề. Trong một số trường hợp, khách hàng còn yêu cầu các nhà cung cấp Trung Quốc cùng chi trả. Đối với một số nhà máy Trung Quốc khác, họ còn phải trả nhiều tiền hơn để vận chuyển các nguyên liệu thô để nhập khẩu như gỗ xẻ.

Trong khi đó, giá nhiều mặt hàng vẫn ở mức cao hoặc tiếp tục leo thang. Một số doanh nghiệp đang chọn cách chuyển những chi phí này cho khách hàng.

Giá hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đã tăng 1,2% trong năm vừa qua – mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2012. Một yếu tố tích cực đối với người tiêu dùng Mỹ là đồng USD vẫn mạnh hơn trong năm nay so với dự kiến của nhiều nhà kinh tế. Điều này giúp người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn cho các sản phẩm nhập khẩu. Hơn nữa, nhờ khoản tiền tích lũy trong thời kỳ đại dịch, nhiều gia đình có khả năng chi trả hơn.

Robin Xing – kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Morgan Stanley, cho biết mức giá tăng cao chủ yếu do nhu cầu mạnh hơn. Ông nói: "Các nhà sản xuất sẽ tìm cách chuyển chi phí trong trường hợp này. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục toàn cầu."

Một số nhà sản xuất Trung Quốc cho biết họ không muốn tăng giá vì sợ mất thị phần và kỳ vọng chi phí nguyên liệu đầu vào sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, có rất ít dấu hiệu cho thấy áp lực này sẽ giảm bớt.

Ni Fang là giám đốc của Ji’an Huaerxin Shoes Co., công ty sản xuất giày bảo hộ lao động ở Giang Tây, chủ yếu xuất khẩu sang châu Á và Đông Nam Á. Bà cho biết, sau dịp Tết Nguyên đán, công ty đã nhận được thông báo tăng giá từ các nhà cung cấp. Giá nguyên liệu thô được sử dụng trong ủng và bao bì – bao gồm polyurethane, thép và giấy, tăng từ 10-30%.

Theo đó, nhà máy này đã phải tăng giá hầu hết các sản phẩm lên khoảng 5%. Bà cho biết công ty vẫn phải chịu một phần chi phí vì sợ nhiều khách hàng ngừng làm ăn.

Các yếu tố khác cũng góp phần làm tăng chi phí ở Trung Quốc. Giới chức nước này đang nỗ lực hạn chế tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch để đạt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon. Điều này sẽ khiến các thép và các ngành khác khó tăng sản lượng.

Ngoài ra, các chủ nhà máy và nhà kinh tế cho biết họ cũng lo ngại về việc một số bên mua đang tích trữ hàng hóa, từ đó gây thêm áp lực đối với giá.

Chen Yang – thương nhân tại công ty dệt may quốc doanh ở tỉnh Giang Tô, cho biết một số nhà cung cấp tuyến đầu đã bắt đầu tích trữ bông từ trước Tết Nguyên đán. Nguyên nhân là bởi, họ cho rằng gói kích thích 1,9 nghìn tỷ USD của Mỹ sẽ thúc đẩy giá hàng hóa tăng trên diện rộng.

Theo Chen, giá bông đã tăng lên khoảng 2.600 USD/tấn vào đầu tháng 3, so với mức 1.990 USD vào giữa tháng 2. Do đó, công ty của ông cũng phải tăng giá sản phẩm do nguyên vật liệu chiếm khoảng 70-80% tổng chi phí.

Tham khảo Wall Street Journal

Tin mới

Lòng se điếu: Đặc sản tiền triệu có phải "lòng thường được phù phép"?
43 phút trước
Lòng se điếu - món ăn đắt đỏ đang gây tranh cãi trên mạng xã hội, với nhiều nghi vấn về việc sử dụng hóa chất để "tạo hình"
Yamaha hạ giá loạt xe tay ga hot: Giảm nhiều nhất 16 triệu, xe ăn ít xăng bậc nhất Việt Nam cũng có mặt
21 phút trước
Yamaha có mẫu xe tay ga ăn xăng chỉ 1,6L/100km, ít bậc nhất tại thị trường Việt Nam.
Bộ Công an thông tin diễn biến điều tra các vụ án sữa giả, thuốc giả
3 phút trước
Theo Người phát ngôn Bộ Công an, thời gian qua, cơ quan công an điều tra, phát hiện nhiều vụ liên quan đến sữa giả, thuốc giả, trong đó có 3 vụ án chính.
Shopee bất ngờ giảm phí nhiều ngành hàng
47 phút trước
Với nhiều ngành hàng chủ lực nằm trong nhóm ngành hàng điện tử, nhà cửa và đời sống…, Shopee duy trì mức phí cố định như cũ.
Có 2 sai lầm khi tắt điều hòa: Vừa hại máy lại còn tốn điện, điều thứ 2 ai cũng mắc phải
2 giờ trước
Việc sử dụng điều hòa theo thói quen mà không chú ý đến thiết bị không chỉ khiến máy móc nhanh hỏng mà còn khiến hóa đơn tiền điện tăng cao.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
2 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.