Nỗi sợ mất sạch lợi nhuận của Masan và nhiều doanh nghiệp lớn trước viễn cảnh Alibaba, Amazon thâm nhập thị trường có là… lo xa?

04/12/2019 17:45
Thương vụ sáp nhập hệ thống bán lẻ của Vingroup có vẻ từng được Masan úp mở hồi gần cuối tháng 11. Doanh nghiệp này nói đến nỗi sợ với Alibaba, Amazon trong làn sóng thứ 2, và làn sóng thứ 3 phải là bắt tay với các doanh nghiệp lớn trong nước.

Bán lẻ là một trong những ngành hiếm hoi còn tăng trưởng trên 2 con số, khoảng 10%/năm. Báo cáo về thị trường bán lẻ của công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam đang là cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư cả về đầu tư tài chính hoặc đầu tư để kinh doanh.

Bởi lẽ Việt Nam được hưởng lợi bởi những yếu tố như cơ cấu dân số vàng; tốc độ tăng trưởng GDP cao, lạm phát ổn định.

Hơn nữa, Việt Nam còn được biết tới như là nước có sự tăng trưởng nhanh của tầng lớp trung lưu; tỷ lệ đô thị hoá cao; 40% dân số dưới 24 tuổi.

Tuy nhiên, bán lẻ tại Việt Nam được xem là thị trường rất khốc liệt, người vào, kẻ ra liên tục mà ngay cả những ông lớn ngoại, ví dụ Auchan (Pháp) cũng phải ngậm ngùi rút lui. Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái từng nói: Hệ thống phân phối hiện đại đa phần lỗ, các siêu thị đều lỗ, các cửa hàng tiện ích càng lỗ.

Không chỉ cạnh tranh với nhau, bán lẻ còn là sự cạnh tranh giữa truyền thống và công nghệ. Cụ thể là xu hướng mua hàng trực tuyến.

Trong năm 2018, số liệu của MBS cho thấy tổng doanh thu bán hàng trực tuyến đang đạt 6,2 tỷ USD, chiếm 3,4% tổng doanh thu bán lẻ tại Việt Nam.

Cơ cấu dân số của Việt Nam có rất nhiều yếu tố để giúp mảng này tăng trưởng hơn 20%/năm trong 5 năm – theo nhận định của MBS.

Một số nhà sản xuất, ví dụ như Masan, đã bày tỏ quan ngại trước sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt với sự gia nhập của những ông lớn như Amazon hay Alibaba.

Tại FPT Techday 2019, ông Nguyễn Anh Nguyên, Phó TGĐ phụ trách CNTT của Masan nói:

"Bản thân Ban Giám đốc cảm thấy sợ. Alibaba bắt đầu lò dò vào, Amazon bắt đầu lò dò vào, và bọn họ không phải tầm thường. Trong buổi nói chuyện cách đây vài ba ngày, tôi đã nói với mọi người rằng không chỉ riêng Masan đâu, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam không cẩn thận có khi chỉ 3 - 5 năm nữa, khả năng xây dựng thương hiệu có thể vẫn còn, khả năng sản xuất có thể vẫn còn, nhưng khả năng bán hàng sẽ mất.

Hoặc họ sẽ bòn tất cả lợi nhuận bạn có thể có mới cho phép bạn đưa hàng đến tay người tiêu dùng. Bạn mất kênh phân phối. Và điều đó rất nguy hiểm. Bán gói mỳ có lời bao nhiêu đâu, nhưng bạn phải đóng 24% lợi nhuận biên ra siêu thị thì chắc chắn đổ máu.

Do vậy, Masan cho biết sẽ phải có mô hình kinh doanh mới, đồng thời, tiến sang làn sóng thứ 3, bắt tay với đối tác lớn ở Việt Nam để tự vệ với sự tấn công bên ngoài về thương mại.

Dù vậy, có vẻ nỗi sợ với Amazon hay Alibaba chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh tổng thể chiến lược của Masan.

Nguyên nhân, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam đang là 2,8 tỷ USD, bằng 1/30 quy mô tổng thị trường bán lẻ (84 tỷ USD). Ngành bán lẻ hiện đang có tốc độ tăng trưởng 10%/năm, bán lẻ trực tuyến có mức tăng hơn 20% trong 5 năm.

Như vậy, giả sử với tốc độ tăng trưởng bán lẻ trực tuyến là 20%/năm, sau 5 năm, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến đạt 6,97 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng 5% so với thị trường bán lẻ chung. Tức, bán lẻ trực tuyến sẽ còn khá lâu để tạo thành miếng bánh thị phần lớn.

Tuy nhiên, việc nhìn xa và đầu tư vào hệ thống bán lẻ như động thái gần đây của Masan được cho là sẽ hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng, từ đó, giúp dễ dàng phản ứng hơn với xu hướng thương mại điện tử trong tương lai. 

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
3 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
36 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
38 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
31 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.