Ông James B.Deluca: Amazon mời tôi làm quản lý cấp cao, nhưng tôi từ chối để đầu quân cho VinFast

05/06/2019 17:34
Mới đây, ông James B.Deluca, Tổng giám đốc Nhà máy sản xuất ô tô VinFast đã có những chia sẻ về cơ duyên của mình với Tập đoàn Vingroup.

Từ chối Amazon để làm việc cho VinFast

"Đó là hồi mùa hè năm 2017. Bà Lê Thị Thu Thủy (Phó Chủ tịch VinFast) đã liên lạc với tôi để đề nghị tôi gia nhập công ty khởi nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam. Câu trả lời của tôi khi đó là: Không!"

Tuy nhiên, bà Thủy vẫn tiếp tục thuyết phục ông DeLuca: "Mong ông hãy đến Việt Nam để tận mắt thấy những gì Vingroup đang làm cho người Việt", và ông DeLuca đã đồng ý để từ Detroit, tới Việt Nam, xem xem Vingroup rốt cuộc là gì.

"Tôi đã bay đến Việt Nam và rất ấn tượng với những gì tôi nhìn thấy. Vì vậy, sau đó, tôi đã ký hợp đồng 3 tháng với VinFast. 3 tháng này là khoảng thời gian để xác định xem, Vingroup có thích tôi không, và tôi có thích Vingroup không".

Tuy nhiên, cũng trong 3 tháng thử việc tại VinFast, ông DeLuca lại được mời làm việc tại Amazon: "Mọi chuyện đã diễn ra rất tốt, nhưng cũng trong khoảng thời gian này, tôi được Amazon liên hệ để mời vào một vị trí lãnh đạo cấp cao. Vì vậy, sau khi kết thúc 3 tháng với VinFast, tôi phải đưa ra lựa chọn, một bên là làm việc cho Amazon, tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới có trụ sở tại Washington, Mỹ, và một bên là VinFast, một công ty khởi nghiệp sản xuất ô tô đặt tại Hải Phòng, Việt Nam.

Cuối cùng, tôi đã nói không với Amazon và nói đồng ý với Vingroup. Và rõ ràng, tôi thấy mình đã quyết định đúng. Tôi nhận ra tầm quan trọng của những việc tôi đang làm, là định hướng cho sự phát triển công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam, cải thiện cuộc sống của người Việt."

Sau khi lựa chọn ở lại Việt Nam, đến cuối tháng 9/2017, ông James B.DeLuca chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Nhà máy sản xuất ô tô VinFast. Ông chịu trách nhiệm việc xây dựng, vận hành, phát triển riêng cho mảng sản xuất ô tô (không bao gồm sản xuất xe máy điện) của Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast.

Ông James B.Deluca: Amazon mời tôi làm quản lý cấp cao, nhưng tôi từ chối để đầu quân cho VinFast - Ảnh 1.

Ông James B.Deluca

James B.Deluca là ai mà Amazon muốn chiêu mộ?

Trước khi về làm việc tại VinFast, ông James B.DeLuca đã có 37 năm chinh chiến tại tập đoàn General Motors. Từ khi mới 16 tuổi, ông đã trở thành sinh viên trường đại học General Motors Insitute of Technology (sau này đổi tên thành Kettering Univiersity). Đây là ngôi trường chuyên đào tạo cử nhân trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ sư, toán học và kinh doanh.

Ông tốt nghiệp Cử nhân Kỹ thuật Điện năm 1984 và ba năm sau, ông lấy tiếp bằng Thạc sĩ Quản lý Sản xuất cũng tại đại học này.

Sau khi ra trường, ông James B.Deluca từng nắm giữ nhiều vị trí then chốt tại các nhà máy của General Motors. Đến tháng 6/2000, ông được General Motors bổ nhiệm làm Giám đốc nhà máy lắp ráp Fort Wayne, quản lý 2.900 công nhân với hoạt động chính là sản xuất các dòng xe bán tải. Ông chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả chi phí với quy mô ngân sách 365 triệu USD.

Đến đầu năm 2004, ông chuyển sang làm Giám đốc sản xuất, phụ trách hoạt động dập khuôn, tạo hình sản phẩm. Tại đây, số lượng công nhân hoạt động dưới sự điều hành của ông tăng lên 12.600 người. Ông cũng chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng và hiệu quả chi phí, nhưng phạm vi ngân sách giờ đây đã tăng lên tới 1,8 tỷ USD.

4 năm sau, vào tháng 1/2008, ông lên làm Phó Chủ tịch quản lý chất lượng quốc tế của General Motors, phụ trách các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, ASEAN, Ấn Độ, Nga, Trung Đông, Ai Cập và châu Phi.

Tháng 1/2013, ông vẫn là Phó Chủ tịch hoạt động tại các quốc gia như trên, nhưng vai trò từ quản lý chất lượng chuyển sang phụ trách sản xuất. Đồng thời, ông kiêm nhiệm thêm vị trí Giám đốc điều hành khu vực ASEAN, tham gia vào tất cả các hoạt động tại Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Singapore và Philippines như sản xuất, bán hàng, marketing...

Từ tháng 2/2014 đến tháng 6/2016, ông lên làm Phó Chủ tịch điều hành của GM, phụ trách toàn cầu trong các lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật sản xuất và quan hệ với người lao động. Với vai trò này, ông đã dẫn dắt đội ngũ 200.000 nhân viên, 172 nhà máy sản xuất tại 40 quốc gia thuộc 4 châu lục trên thế giới.

Tin mới

Shop Hà Nội bán hàng online trốn thuế đang bán những gì mà doanh thu hơn 800 tỷ?
15 giờ trước
Trang fanpage trông không có gì hoành tráng hơn những shop bán hàng khác, mọi thứ chỉ vỡ lẽ khi bị điều tra.
Những kẽ hở tạo ‘thiên đường lợi nhuận’ cho hàng giả, hàng nhái
15 giờ trước
Theo cơ quan chức năng, việc xử lý hàng giả hàng nhái bị thu giữ còn khó khăn hơn cả công tác bắt giữ. Các thủ tục pháp lý rườm rà, giám định tốn kém và kéo dài, trong khi chế tài lại quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Chính điều này tạo ra một “thiên đường lợi nhuận” cho hàng giả.
Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"
15 giờ trước
Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
15 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
16 giờ trước
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.