OPEC+ tăng sản lượng dầu mỏ, vì sao giá dầu vẫn chưa hạ nhiệt?

08/06/2022 14:33
Mới đây Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (gọi chung là OPEC+) đã đồng ý tăng sản lượng khai thác dầu thô nhằm kìm hãm đà tăng của giá dầu, vậy vì sao giá dầu vẫn giữ vững mà chưa có dấu hiệu dừng lại?

Ngày 2/6, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã nhất trí tăng sản lượng khai thác dầu thô cao hơn dự kiến, nhằm xoa dịu phần nào nền kinh tế toàn cầu đang phải chịu đựng giá năng lượng tăng cao. 

Cụ thể OPEC sẽ tăng sản lượng lên 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8, cao hơn so với mức tăng hằng tháng trước đó là 432.000 thùng/ngày, trong bối cảnh giá "vàng đen" tăng và Liên minh châu Âu (EU) nhất trí cấm vận một phần dầu Nga. 

Sau nhiều tháng chịu áp lực của Nhà Trắng, Riyadh đã đồng ý với các nhà sản xuất OPEC khác để tăng tốc sản xuất dầu thô. Việc tăng sản lượng là một nỗ lực nhằm làm dịu bớt thị trường dầu mỏ đang đe dọa đến kinh tế toàn cầu và đẩy giá xăng dầu ở Mỹ lên mức cao nhất trong lịch sử, khiến Tổng thống Joe Biden cảm thấy "đau đầu".

Tuy nhiên, giá dầu hầu như không nhúc nhích kể từ khi Saudi Arabia và các nhà sản xuất đồng minh đồng ý bơm nhiều dầu hơn. Hợp đồng dầu thô Brent giao tháng 8 đã chốt ở mức 119,51 USD/thùng vào phiên giao dịch thứ Hai - cao hơn so với phiên giao dịch thứ Năm tuần trước, khi cuộc họp quan trọng của nhóm OPEC diễn ra. Khi Arab Saudi tăng sản lượng, nơi được coi là là ngân hàng dầu mỏ trung ương đã hành động nhưng lại không thể ngăn chặn đà tăng, điều gì đang xảy ra?

Kết thúc phiên 7/6, giá dầu Brent tăng 1,06 USD, tương đương 0,9%, lên 120,57 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 31 tháng 5. Trong khi đó, dầu thô trung cấp Tây Texas (WTI) của Mỹ tăng 91 cent, tương đương 0,8% lên 119,41 USD, mức cao nhất kể từ ngày 8 tháng 3 – là mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2008.

Tại sao giá dầu vẫn tăng?

Thực tế sản lượng cung cấp dầu mới có thể ít hơn so với cam kết. Có khoảng 432.000 thùng/ngày đã được lên kế hoạch trước cho mỗi tháng và đã được định giá ở trên thị trường. Nhiều nước thành viên OPEC khác cũng không đáp ứng được hạn ngạch sản xuất thấp hơn trong những tháng gần đây. Theo S&P Global, nhóm này đã cung cấp ít hơn 2,6 triệu thùng/ngày so với sản lượng dự kiến, tương đương với gần 3% nhu cầu dầu của toàn thế giới.

Các chuyên gia tư vấn của Rapidan Energy Group tin rằng OPEC sẽ xoay sở để tăng sản lượng khoảng 355.000 thùng/ngày trong hai tháng tới. Con số này là rất nhỏ so với 3 triệu thùng/ngày có thể bị mất từ Nga trong nửa cuối năm khi các lệnh trừng phạt được thắt chặt.

Ông Bob McNally, người đứng đầu Rapidan và là Cựu cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ George W Bush, cho biết: "Đây là một bước tiến mới đối với chính sách dầu mỏ của Arab Saudi, nhưng sẽ không thay đổi nhiều. Sẽ khó mà có thể quay trở lại cuộc thương lượng về dầu mỏ một cách ổn định, cũng như an ninh năng lượng giữa Arab Saudi và Mỹ, nhưng đây là một bước đi mang tính biểu tượng vô cùng ý nghĩa".

OPEC tăng sản lượng dầu mỏ, vì sao giá dầu vẫn chưa hạ nhiệt? - Ảnh 1.

Liệu các nhà sản xuất khác hay chính người tiêu dùng có thể can thiệp?

Mỹ muốn nhiều dầu hơn nữa từ OPEC , bởi tăng trưởng nguồn cung từ các nhà sản xuất khác cũng rất kém, đặc biệt là ở Texas. Các nhà cung cấp dầu đá phiến của Mỹ đã tăng sản lượng một cách phi mã để giữ giá dầu thô ở mức kiểm soát trong những năm gần đây, đang đẩy nhanh việc khai thác các giếng mới một cách miễn cưỡng. Họ có một cách kiếm tiền tốt hơn nhiều từ việc giá cả leo thang và mua lại cổ phiếu.

Những nỗ lực của Mỹ nhằm khuyến khích xuất khẩu nhiều dầu thô hơn sau khi quyết định trừng phạt dầu mỏ của Venezuela vẫn chưa có kết quả. Một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran cho phép dầu thô của quốc gia này quay trở lại thị trường vẫn còn rất mơ hồ. Bởi vậy, nguồn cung mới từ bất kỳ quốc gia nào nêu trên cũng sẽ mất thêm rất nhiều thời gian nữa.

Trong khi đó, quyết định của Arab Saudi trong việc đẩy nhanh việc tăng nguồn cung sẽ tiếp tục kéo dài năng lực dự phòng của OPEC - một yếu tố đã củng cố căng thẳng về dầu mỏ trước đây. Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley lưu ý rằng mức dự trữ cho trường hợp khẩn cấp hiện đã xuống mức thấp trong lịch sử với 2 triệu thùng/ngày.

Về mặt tiêu thụ, sức tiêu thụ dầu đang tiếp tục tăng khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc mở cửa trở lại sau thời gian phong tỏa bởi dịch Covid-19. Điều này sẽ thúc đẩy tiêu dùng sẽ còn tăng hơn nữa. OPEC dự báo thế giới sẽ tiêu thụ 100,3 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng so với 97 triệu thùng vào năm 2021.

Mùa hè ở nước Mỹ đang đến với số lượng người lái xe ô tô tăng vọt, nhu cầu mua xe vẫn đang tăng mạnh mẽ mặc dù giá xăng dầu đã tăng đến 60% trong năm qua. Khi người Mỹ không tiêu thụ nhiên liệu, các nhà máy lọc dầu sẽ xuất khẩu mặt hàng này sang những thị trường khác cũng đang gặp vấn đề về nguồn cung. Những thị trường đó cũng đang lo ngại về những lệnh trừng phạt đối với Nga, nhà xuất khẩu dầu tinh chế lớn nhất thế giới, bởi vậy giá dầu vẫn "tăng nhiệt".

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh mẽ, đây là điều đã được dự báo trước về bão giá trong các loại hàng hóa, khi trước đó dịch bệnh đã làm các quốc gia ít đầu tư vào nguồn cung và khi đại dịch biến mất, nhu cầu tăng cao và dẫn tới tình trạng không đủ đáp ứng.

JPMorgan gọi đó là "thâm hụt ngoại hối kéo dài" sẽ kéo dài đến cuối thập kỷ. Trong khi đó, nguồn cung mới tăng khiêm tốn từ OPEC có thể sẽ không đủ để ngăn đà tăng này.

Bài toán chưa có lời giải

Trong khi Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA đưa ra cho người tiêu dùng một kế hoạch hoàn hảo để cắt giảm việc sử dụng dầu, thì Nhà Trắng đã bỏ qua loại thông điệp mang tính bảo tồn này. Thay vào đó, họ đã mở nguồn dự trữ dầu thô khẩn cấp của mình, chỉ trích các công ty dầu mỏ về cáo buộc tăng giá và nới lỏng một số quy định về ô nhiễm không khí.

Cũng đã có những thảo luận về việc đình chỉ thuế nhiên liệu liên bang. Tất cả những điều này được tạo nên nhằm giảm giá để tránh cho người tiêu dùng tránh khỏi việc tăng giá dầu, nhưng có vẻ những động thái này kích thích người tiêu dùng hơn là kìm đà tăng của nhiên liệu.

Bão giá chỉ có thể bùng phát khi nhu cầu tăng đột biến. Tuy nhiên, dù giá dầu đã tăng hơn 500% trong 2 năm vừa qua. Hiện nay giá dầu thô vẫn ở dưới mức đỉnh lịch sử năm 2008, điều này cho thấy chúng sẽ còn có thể cao hơn nữa.

Các nhà phân tích tại Morgan Stanley cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng giá dầu sẽ dừng ở một mức giá khi mà nhu cầu giảm xuống, dầu thô cũng sẽ có thể tăng lên 150 USD/thùng trong đà tăng giá trong quý thứ ba tới đây. Giá dầu tăng cao đang báo động về suy thoái kinh tế và cơn khát dầu đang ngày một tăng cao."

Tham khảo: FT

https://cafef.vn/opec-tang-san-luong-dau-mo-vi-sao-gia-dau-van-chua-ha-nhiet-20220608093502138.chn

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
13 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
13 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
13 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
13 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
14 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.846.358 VNĐ / tấn

17.18 UScents / lb

0.41 %

- 0.07

Cacao

COCOA

227.822.080 VNĐ / tấn

8,763.50 USD / mt

1.39 %

- 123.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.182.435 VNĐ / tấn

392.90 UScents / lb

3.42 %

- 13.93

Gạo

RICE

15.372 VNĐ / tấn

13.00 USD / CWT

0.39 %

+ 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.862.594 VNĐ / tấn

1,032.50 UScents / bu

0.21 %

- 2.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.429.297 VNĐ / tấn

294.15 USD / ust

1.29 %

- 3.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
18 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.