'Phá băng' bất động sản: Mấu chốt không phải là tiền!

15/02/2023 08:13
“Không thể đưa ngân sách ra giải cứu thị trường vào lúc này; cũng không nên đổ hết trách nhiệm lên vai Ngân hàng Nhà nước, vì họ phải đảm bảo an toàn hệ thống tránh nợ xấu gia tăng” - ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho PV Tiền Phong biết.

Nhanh chóng sửa luật

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, những biến động bất động sản từ năm 2022 đến nay rơi vào tình trạng tê liệt có phần nguyên nhân quản lý yếu kém của cơ quan nhà nước. Nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản sốt giá và nửa cuối năm rơi vào mất thanh khoản, nợ xấu nhiều.

“Tại sao trong một năm lại biến đổi như thế? Điều đó chứng tỏ quản lý thị trường của ta bất cập, không đủ giải pháp để quản lý. Đây là câu hỏi lớn đặt ra cho khu vực nhà nước, đặc biệt là dự báo về thị trường không dự báo được, chỉ số thị trường không có”, ông Võ nói.

Ông Võ cho rằng, cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp đều không dự báo được thị trường bất động sản. Doanh nghiệp bất động sản chỉ nhìn vào lợi nhuận mà đổ xô vào, không dự đoán được thị trường dẫn đến phá sản. Trong khi cơ quan quản lý cũng không có con số thống kê và dự báo cho thị trường (hiện phân khúc cao cấp nguồn cung quá mức trong khi cầu là đầu tư, đầu cơ. Còn phân khúc nhà giá thấp không có - PV).

Phá băng bất động sản: Mấu chốt không phải là tiền! - Ảnh 1.

Ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (ảnh: Minh Tuấn).

Nói đến “giải cứu” thị trường bất động sản vào thời điểm này, ông Võ cho rằng chỉ có 2 vấn đề nóng nhất là pháp lý và vốn. Theo ông Võ, pháp lý đất đai gặp nhiều vướng mắc trong thời gian qua.

“Tôi còn nhớ Thủ tướng 4 lần yêu cầu sửa Luật Đất đai từ năm 2016 đến năm 2020. Cụ thể, năm 2012, Luật Đất đai sửa để phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Năm 2018 sửa Luật đất đai để tạo thông thoáng cho phân khúc bất động sản du lịch. Năm 2020 sửa Luật Đất đai để tháo gỡ những vướng mắc cho thị trường bất động sản nhà ở hồi đầu năm, đến cuối năm thì sửa Luật đất đai để tránh trường hợp là người nước ngoài mượn tên người Việt Nam đứng tên các bất động sản. Thế nhưng mà cho đến hiện nay thì Luật đất đai mới được đưa ra lấy ý kiến toàn dân. Đây là nỗi khổ của quản lý”, ông Võ cho hay.

Ông Võ khẳng định, các dự án tắc lại không phê duyệt được là do Luật Đất đai. Theo ông, thị trường bất động sản muốn “giải cứu” phải chờ Luật Đất đai thông qua vào tháng 6/2024 và đến cuối năm 2024 mới có khả năng phục hồi.

Không thể đưa ngân sách ra giải cứu thị trường lúc này

Nêu quan điểm cứu vãn tình hình thị trường bất động sản hiện nay, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân tích, hiện khả năng giải cứu bất động sản cao nhất phụ thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho gia hạn nợ và vay vốn là gia hạn. Tuy nhiên, tiềm năng của các ngân hàng thương mại có làm được hay không cũng phải xem xét.

“Không thể đưa ngân sách ra giải cứu thị trường vào lúc này; cũng không nên đổ hết trách nhiệm lên vai NHNN, vì họ phải đảm bảo an toàn hệ thống tránh nợ xấu gia tăng”, ông Võ nói.

Phá băng bất động sản: Mấu chốt không phải là tiền! - Ảnh 2.

Nguồn cung phân khúc bất động sản cao cấp chủ yếu cho đầu tư và đầu cơ.

Liên hệ với thế giới, ông Võ cho biết các nước có riêng vốn bất động sản. Khi thị trường xuống giá, nhà nước mua lại còn khi thị trường sốt tung bất động sản ra. “Ở ta không làm được thế. Thị trường “sốt” hay “đóng băng”, cơ quan nhà nước chỉ biết thế thôi còn doanh nghiệp khó khăn “kêu” nhà nước”, ông Võ cho hay.

Kêu nhà nước giải cứu nhưng giá không giảm

Đề cập tới thị trường hiện nay, một chuyên gia trong giới động sản chia sẻ, hiện, các doanh nghiệp bất động sản lớn giữ giá không giảm mặc dù vẫn kêu nhà nước vào giải cứu.

Vốn hiện nay khó không nằm ở ngân hàng mà nằm ở trái phiếu, mà trái phiếu hiện không có giải pháp. “Tôi đánh giá hiện nay không có giải pháp cứu chữa trong việc phát hành trái phiếu bất động sản”, vị này cho hay.

Cùng đó, vị chuyên gia cũng cho rằng thị trường bất động sản hiện nay quan trọng vượt qua khúc mắc về pháp luật.

“Chính phủ cho rà soát, nhất là tổ công tác. Ai có tiềm lực, giữ dự án nào trình lên Quốc hội để ra nghị quyết cho phép phê duyệt dự án nào để người phê duyệt dám phê duyệt từng dự án một. Về vốn liên quan đến trái phiếu chỉ có thỏa thuận giữa doanh nghiệp với người mua trái phiếu và cam kết. Đây là câu chuyện dân sự 2 bên thỏa thuận. Với tín dụng thuộc phạm vi của NHNN. Tinh thần NHNN vẫn mở cho vay nhưng trong phạm vi có thể chứ không thể vượt quá khả năng để rơi vào nợ xấu”, vị này cho hay.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương - cho biết, có nhiều vướng mắc về pháp lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng... Đặc biệt, các địa phương băn khoăn về việc tiền sử dụng đất liên quan đến giao đất.

“Năm 2022, Hải Dương chưa triển khai được dự án bất động sản nào. Một số dự án đến khâu lựa chọn nhà đầu tư vướng Nghị định 25 nên chờ văn bản của Chính phủ”, ông Đoàn nói.

Tin mới

THACO bất ngờ tăng giá Kia Sonet, Carnival và Carens
8 giờ trước
THACO vừa bất ngờ cập nhật giá bán của một số mẫu xe Kia bao gồm Sonet, Carnival và Carens với mức điều chỉnh từ 5-20 triệu đồng từ ngày 1/5/2024.
Ngoài nắng nóng, đâu là nguyên do khiến tiêu thụ máy lạnh tăng đột biến?
7 giờ trước
Nắng nóng gay gắt trên khắp cả nước khiến lượng tiêu thụ máy lạnh tăng đột biến, trở thành mặt hàng chủ đạo "gánh" doanh số cho các siêu thị, trung tâm điện máy, trong khi tiêu thụ các mặt hàng khác vẫn khá chậm
Tiền Giang: Sầu riêng ít trái, giá giảm
6 giờ trước
Hiện nay, vườn sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang bước vào vụ thu hoạch. Đợt thu hoạch chính vụ này nhà vườn kém vui vì năng suất giảm, giá lại giảm sâu.
"Kẻ thách thức" Hyundai Tucson chính thức trình làng, giá bán chỉ ngang ngửa Wuling Mini EV
5 giờ trước
Mẫu SUV cỡ C có giá bán chỉ từ 163 triệu đồng, đe dọa Mazda CX-5, Hyundai Tucson.
Cái kết thần kỳ trong vụ Suzuki XL7 rơi xuống vực 70m tại Điện Biên: Xe bị vò nát, gia đình 5 người chỉ bị thương nhẹ
5 giờ trước
Vụ tai nạn liên quan tới chiếc Suzuki XL7 tại Điện Biên đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.

Tin cùng chuyên mục

Công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
4 giờ trước
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh xác định 7 đột phá, 3 vùng phát triển, 4 trục động lực, 1 vành đai an sinh xã hội để trở thành địa phương phát triển năng động, văn minh, là nơi đáng đến và đáng sống.
Luật Đất đai 2024: Gấp rút chuẩn bị để sớm có hiệu lực từ 1/7/2024
5 giờ trước
Sau khi Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm vào ngày 1/7/2024.
Thủ tướng: Đưa kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững
8 giờ trước
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần 3 cần bàn, triển khai hiệu quả quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, với mục tiêu đưa kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững.
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ tại Tây Ninh ngày 5/5
9 giờ trước
Mật độ đường cao tốc của vùng Đông Nam Bộ là 0,004 km/km2. Số km đường cao tốc đưa vào khai thác ở Đông Nam Bộ chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên, trong khi đây là một trong những vùng kinh tế năng động nhất nước.