Phân khúc bất động sản nào được người nước ngoài ưa thích tại Việt Nam?

25/03/2024 13:00
Thị trường bất động sản Việt Nam được nhiều chuyên gia nhận định là "mảnh đất màu mỡ" cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, phân khúc bất động sản căn hộ chung cư được hầu hết người nước ngoài nhắm đến trong gần 10 năm qua.

10 người thì 9 người nước ngoài chọn đầu tư phân khúc bất động sản chung cư

Theo báo cáo CBRE Việt Nam, từ năm 2015, Chính phủ đã bắt đầu tháo gỡ các rào cản để người nước ngoài có thể sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Kể từ khi chính sách sở hữu nhà cho người nước ngoài được nới lỏng, khách hàng đến từ châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan trở thành những nhóm nhà đầu tư lớn trên thị trường nhà ở Việt Nam. Trong đó, phân khúc bất động sản căn hộ chung cư được ưa chuộng.

Cụ thể, về loại hình sản phẩm, CBRE cho biết 10 khách hàng thì có đến 9 người nước ngoài lựa chọn mua căn hộ chung cư, đặc biệt là phân khúc chung cư cao cấp tại TP.HCM và Hà Nội. Các dự án có vị trí đẹp và mức giá phù hợp, có tiềm năng tăng giá mạnh mẽ trong tương lai cũng là sở thích đầu tư của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

"Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam đang có tiềm năng tăng giá mạnh mẽ hơn so với các quốc gia trong khu vực. Đây cũng là thời điểm mà thị trường nhà ở của Việt Nam tăng giá tương tự các quốc gia khác trước đây. Do đó, lý do 60% khách hàng nước ngoài mua bất động sản Việt Nam đều có mục đích đầu tư, chờ tăng giá tài sản kiếm lời. Số ít sẽ cho thuê căn hộ của mình như một giải pháp tạm thời trong khi chờ mức giá bán tăng. Không thật sự nhiều người nước ngoài, chủ yếu là những người có kế hoạch sinh sống lâu dài ở Việt Nam sẽ mua nhà với mục đích để sử dụng cho bản thân mình", CBRE cho biết.

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, đã có hơn 3.000 người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam tính đến hết quý III/2023, trong đó 90% mua các sản phẩm chung cư. Lượng khách hàng nước ngoài chủ yếu đến từ các nước như: Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc. Đây là nhóm nhà đầu tư lớn trên thị trường nhà ở Việt Nam, một phần nhờ khoảng cách địa lý của các nước này tới Việt Nam. Trong đó, các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu và mua nhà ở Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội (1.765), TP. HCM (850), Bắc Ninh (110), Bình Dương (210), Bà Rịa - Vũng Tàu (50)... 

Theo quy định hiện hành, dù không hạn chế về số lượng nhà mà một người có thể mua nhưng luật cũng quy định rõ về số lượng người nước ngoài được sở hữu tối đa trong phạm vi một dự án, cụ thể là ở mức 30% trên tổng số căn hộ đối với dự án căn hộ và không quá 250 căn nhà liền thổ trong một đơn vị hành chính cấp phường.

Thời gian thuê nhà dài hạn được quy định là 50 năm và có thể gia hạn tùy theo luật hiện hành nhưng không vượt quá 49 năm hoặc có thể chuyển sang sở hữu lâu dài nếu người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam.

Cơ hội cho phân khúc bất động sản căn hộ chung cư 

Các chuyên gia bất động sản cho biết, căn hộ chung cư là loại hình có diễn biến tích cực so với các loại hình khác. Trong năm 2023, khi thị trường đi qua vùng đáy, nếu phân khúc đất nền, bất động sản nghỉ dưỡng liên tục phải cắt lỗ, rơi vào ảm đạm thì căn hộ chung cư vẫn giữ được phong độ của nó.

Còn trong năm 2024, giai đoạn thị trường bước vào chu kỳ phục hồi, căn hộ chung cư đang là sản phẩm "dẫn sóng", được người dân ưa chuộng nhất do đáp ứng được nhu cầu ở thực. Đồng thời, giá chung cư ở Hà Nội và TP. HCM đang tăng trưởng rất mạnh, thanh khoản cũng ở mức tốt hơn giai đoạn cùng kỳ năm 2023.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, xu hướng tăng mua nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam là một tín hiệu tốt, phản ánh tiềm năng của nền kinh tế đang phát triển ngày càng tích cực. Nổi lên là một nền kinh tế phát triển nhanh và năng động, được các tổ chức uy tín quốc tế đánh giá là điểm sáng ở khu vực châu Á. Những năm gần đây, hàng loạt các nhà đầu tư “đại bàng" với dòng vốn quy mô lớn đã đổ bộ, tìm kiếm cơ hội phát triển tại Việt Nam. Cùng với đó, dòng vốn FDI ngày càng “chảy" mạnh, lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam cũng tăng lên hàng năm.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết cần tiếp tục tăng nguồn cung nhà ở, xây dựng các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhà ở và đầu tư của người nước ngoài tại Việt Nam tại những khu vực được cho phép. Cùng với đó, cho phép cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (bao gồm cả nhà ở riêng lẻ và căn hộ chung cư) trong khi làm việc tại đây. Quy định rõ yêu cầu về khoảng thời lao động tối thiểu còn lại tại thời điểm mua nhà.

"Ngoài ra, để tránh đầu cơ, cần bổ sung điều kiện gắn liền với nền kinh tế quốc gia khi người nước ngoài mua qua một số lượng nhà ở nhất định. Áp dụng thuế bất động sản, lũy tiến tăng theo với số lượng bất động sản đã mua. Mức thuế có thể nâng cao dần nếu chủ sở hữu bất động sản không đưa bất động sản tham gia hoạt động kinh doanh", ông Đính kiến nghị.

Bên cạnh đó, cần mở rộng, tạo điều kiện dễ dàng hơn đối với người nước ngoài tiếp cận phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Bởi các sản phẩm cao cấp như bất động sản nghỉ dưỡng khó thanh khoản với người Việt Nam nhưng lại phù hợp với khả năng chi trả của người nước ngoài. Việc bán nhà cho người nước ngoài sẽ có thể giải quyết lượng lớn tồn kho này, giúp thị trường trở nên sôi động hơn. 

Tin mới

‘Lada chỉ nên bán xe 300-700 triệu, doanh số 300 xe/năm là thành công’
3 giờ trước
Chuyên gia Đoàn Anh Dũng nhận định, Lada sẽ gặp nhiều khó khăn tại thị trường Việt Nam, hãng cần định giá rẻ và đặt mục tiêu khiêm tốn mới có thể thành công.
Từ 'Xe của mọi người' đến đế chế tỷ đô: Hành trình 87 năm thăng trầm của Volkswagen
3 giờ trước
Từ một giấc mơ tạo ra “chiếc xe cho mọi người” giữa nước Đức thời chiến, Volkswagen đã vươn mình trở thành đế chế ô tô toàn cầu với hành trình 87 năm đầy thăng trầm, huy hoàng và không ít scandal chấn động.
Hơn 17 tấn gạo ST25 giả bị bán ra thị trường
2 giờ trước
Sử dụng gạo rẻ tiền, Phạm Thị Ánh Tuyết cùng các đồng phạm đã đóng vào bao bì, giả Gạo ST25 Lúa - Tôm, để bán ra thị trường.
Sầu riêng Việt Nam bị Trung Quốc trả về ồ ạt: DN kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo làm rõ một chuyện bất thường
2 giờ trước
Sầu riêng Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi có hàng nghìn container bị Trung Quốc trả về.
Nhiều chuỗi khác bắt đầu tham chiến mảng nạp - rút - chuyển tiền ngân hàng, Thế Giới Di Động có lo ngại?
36 phút trước
Từ cuối năm 2024, Thế Giới Di Động đã triển khai dịch vụ nạp - rút - chuyển tiền, trở thành đơn vị tiên phong mô hình này tại Việt Nam. Hiện nay, khi nhiều chuỗi khác cũng bắt đầu gia nhập cuộc đua, dịch vụ tại Thế Giới Di Động vẫn tỏ ra nổi bật trên thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Tình hình kinh doanh gian hàng “quý tộc” trên chợ mạng của Thái Công sau khi Đoàn Di Băng chốt đơn
3 giờ trước
Một trong những khách hàng của gian hàng xa xỉ này chính là vợ chồng Đoàn Di Băng.
Hải Dương đón sóng đầu tư, bất động sản tăng nhiệt
3 giờ trước
Trong bối cảnh tái cấu trúc địa giới hành chính, Hải Dương đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ từ một tỉnh lẻ thành một siêu tỉnh công nghiệp mới phía Bắc. Đón đầu xu hướng sáp nhập và nâng cấp đô thị, dòng vốn đầu tư đổ về khu vực này đang tạo nên cơn sóng mới cho thị trường bất động sản.
"Siêu dự án" trị giá 13 nghìn tỷ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ có động thái mới
19 giờ trước
Đây là một cột mốc quan trọng, thể hiện bước chuyển mình chiến lược của VinFast sang thị trường châu Á.
Mitsubishi DST Concept chốt ra mắt Việt Nam tháng sau, dễ thành ‘bom tấn’ phân khúc SUV 7 chỗ với thiết kế hiện đại kiểu Xforce
19 giờ trước
Hãng xe Nhật kết hợp sự kiện ra mắt DST Concept với chương trình lái thử một số dòng xe Mitsubishi khác vào ngày 6/6 tới đây để tăng trải nghiệm khách hàng.