Phát triển đô thị cảng biển Hải Phòng nhìn từ bài học của Hàn Quốc và Trung Quốc

25/04/2022 17:30
Mới đây, tại Hội thảo "Gỡ nút thắt quy hoạch: Hải Phòng đón sóng đầu tư bất động sản", các chuyên gia đã đưa ra các bài học phát triển đô thị cảng biển cho Hải Phòng từ góc nhìn quốc tế.

Theo đó, ông Trần Xuân Lượng, Tiến sĩ (TS) chuyên ngành Bất động sản, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, Hải Phòng có vị trí, vị thế được coi như là "Mô hình Đô thị Cảng biển", có những nét tương đồng như mô hình đô thị cảng biển của Singapore; Thâm Quyến, Thượng Hải, Hạ Môn, Hong Kong (Trung Quốc); Busan, Ulsan (Hàn Quốc); New York (Mỹ),…

Ông Trần Xuân Lượng đưa ra ví dụ về sự phát triển của thành phố cảng biển lâu đời Busan (Hàn Quốc). Ông cho biết, Busan từng chiếm 75% sản lượng xuất nhập khẩu của Hàn Quốc vì có lợi thế nằm cạnh các đường tuyến hàng hải quốc tế, kết nối Hàn Quốc với Nhật Bản, Trung Quốc và vùng Viễn Đông.

Theo ông Trần Xuân Lượng, giai đoạn 1960 -1970, Hàn Quốc phát triển nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như hàng tiêu dùng, dệt may. Busan đã dựa vào lợi thế cảng biển nên công nghiệp hóa rất nhanh. Tuy nhiên, Busan lại tập trung quá nhiều vào các ngành sản xuất thâm dụng lao động như dệt may, thực phẩm,… nên làm cho dân số tăng nhanh, mật độ dân số cao.

Đến giai đoạn 1970 - 1980, khi Hàn Quốc tập trung vào phát triển công nghiệp nặng, hóa chất và cơ khí, Busan do giai đoạn trước phát triển các ngành công nghiệp tiêu tốn quá nhiều tài nguyên đất, và sử dụng nhiều lao động làm dân số tăng nhanh, mật độ cao, nên bị thiếu hụt quỹ đất để phát triển. Từ đó, nền công nghiệp mới, công nghệ cao của Hàn Quốc như ô tô, cơ khí đóng tàu chuyển dịch sang Ulsan.

Ông Trần Xuân Lượng cho rằng, thất bại của Busan xuất phát từ các nguyên nhân như: Mắc bẫy của công nghiệp nhiều lao động, đô thị hóa sớm dẫn đến mật độ dân số cao, thiếu quỹ đất cho các dự án lớn giai đoạn sau; sai lầm trong việc lựa chọn ngành mũi nhọn, bởi về tiềm lực và sức cạnh tranh thì Busan "không thể cạnh tranh" với Seoul về tài chính và thương mại.

Đồng thời, Busan không thu hút được các tập đoàn gia đình Cheabol như Samsung, LG, Huyndai, KIA, SK,… nên không tạo ra sức hút với các nhà đầu tư. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã cản trở nỗ lực thu hút trở lại ngành công nghiệp chế tạo của Busan.

Ulsan (Hàn Quốc) đang là thành phố công nghiệp đẳng cấp thế giới, với 3 lĩnh vực trọng tâm là ô tô, đóng tàu và hóa dầu. Cùng với đó, Ulsan đang đứng đầu Hàn Quốc về sự tăng trưởng, có hai tập đoàn Cheabol lớn nhất là Huyndai và SK.

Giống như Ulsan (Hàn Quốc), Hạ Môn (Trung Quốc) cũng đang là một trong những thành phố cảng biển nổi bật về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cảng Hạ Môn là 1 trong 8 cảng lớn nhất Trung Quốc, đứng thứ 14 trên thế giới, là một trong 3 tam giác kinh tế Phúc Kiến, Phúc Châu và Tuyền Châu.

Theo ông Trần Xuân Lượng, 4 yếu tố chính giúp Hạ Môn phát triển tốt là: Xây dựng môi trường và chất lượng sống như một lợi thế cạnh tranh; Môi trường sống đã được định hướng chú trọng từ sớm, song song với quá trình công nghiệp hóa; Đầu tư cho công nghệ mới, công nghiệp và dịch vụ tiên tiến; Luôn cải cách hành chính, chính sách để xây dựng môi trường kinh doanh ưu việt.

Dựa trên bài học từ Busan (Hàn Quốc) và kinh nghiệm từ Ulsan (Hàn Quốc), Hạ Môn (Trung Quốc), ông Trần Xuân Lượng cho rằng, Hải Phòng nên tránh cạnh tranh, mang tính đối đầu với các đô thị lớn như trung tâm Hà Nội. Bên cạnh đó, Hải Phòng nên tránh bị mắc kẹt với các ngành sử dụng nhiều nhân lực, hướng tới công nghệ, công nghiệp và dịch vụ tiên tiến. Dự phòng quỹ đất sạch cho các dự án công nghiệp trọng điểm.

Ngoài ra, Hải Phòng là không nhất thiết quá trọng tâm vào phát triển đặc khu kinh tế, khu thương mại tự do, mà quan trọng là tầm nhìn, tư duy và cách làm mới sẽ đóng vai trò quyết định của Hải Phòng.

Hải Phòng nên đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển công nghiệp, lựa chọn và ưu tiên ngành sản xuất công nghệ cao, trung tâm logictics khu vực, và phát triển du lịch sinh thái biển đảo, phát triển bền vững bảo vệ môi trường là nền tảng để kéo theo các ngành nghề kinh tế khác.

https://cafef.vn/phat-trien-do-thi-cang-bien-hai-phong-nhin-tu-bai-hoc-cua-han-quoc-va-trung-quoc-20220425134509769.chn

Tin mới

Phát hiện 11.500 hộp trà, sữa hạt 'quảng cáo công dụng quá mức'
14 giờ trước
11.500 hộp gồm trà, sữa hạt, viên uống của Công ty Thảo dược Mộc Can ghi nhãn sai sự thật, mô tả công dụng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Loại quả chát xít, ngày xưa ăn với muối ớt “cho vui”, giờ thành đặc sản phố cổ Hà Nội khiến khách Tây phát cuồng
14 giờ trước
Từng là món quà vặt gắn liền tuổi thơ, loại quả này nay đã thành đặc sản Hà Nội, khiến cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn.
Con số gây bất ngờ, vượt xa kỳ vọng ở thành phố đang lưu hành 9 triệu xe máy
14 giờ trước
Mục tiêu của chiến dịch là để giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe máy.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
14 giờ trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
14 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh thực tế Kia Carens Clavis vừa ra mắt: Có phanh tay điện tử, đồng hồ tốc độ 12 inch và 20 tính năng ADAS cấp độ 2
16 giờ trước
Kia Carens Clavis được định vị ở phân khúc cao cấp, với thiết kế sang trọng và nhiều tiện nghi hơn so với Carens thông thường.
Mitsubishi Xpander 2025 ra mắt: Lưới tản nhiệt mới, màn hình to hơn, thêm túi khí, có camera 360, giá quy đổi khiến người Việt ao ước
1 ngày trước
Mitsubishi Indonesia vừa công bố phiên bản 2025 cho bộ đôi Xpander và Xpander Cross chủ lực với một số thay đổi nhẹ đáng chú ý.
Cả lô xe Nga, chiếc đắt nhất chỉ từ 390 triệu: "Nếu bền với ăn xăng ít thì chạy đầy đường"
1 ngày trước
Cách đây không lâu, những chiếc xe Lada đã chính thức cập cảng tại Việt Nam sau 28 năm vắng bóng.
CMC Telecom sẽ xuất hiện tại sự kiện bảo mật hàng đầu Việt Nam
1 ngày trước
Vào ngày 23/5, CMC Telecom sẽ tham dự Vietnam Security Summit 2025, sự kiện an ninh mạng thường niên hàng đầu Việt Nam, quy tụ hơn 1.000 chuyên gia và 50 nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu trong nước và quốc tế.