Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Người Việt Nam đa phần có nghề tay trái trở thành yếu tố tích cực với tương lai việc làm thời 4.0

13/09/2018 12:49
Việt Nam đã đứng vững trong khủng hoảng kinh tế năm 1997 nhờ đặc thù này và nó cũng có thể là một yếu tố giúp đất nước 90 triệu dân vượt qua những thách thức tương lai việc làm do tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

"Tôi có hai đứa con một trai một gái và tôi đang chuẩn bị tương lai cho chúng", Warren Fermandez, Tổng biên tập tờ Straits Times Singapore nói tại phiên thảo luận "Tương lai việc làm ở ASEAN", trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về ASEAN, sáng 13/9.

Việc làm cho người dân là một chủ đề quan trọng được lãnh đạo các quốc gia, tập đoàn đặc biệt quan tâm trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang làm thay đổi mọi thứ. Công việc mới dù liên tục được tạo ra nhưng không thể xem nhẹ thách thức từ tương lai.

Học tập là kỹ năng suốt đời

1/3 kỹ năng của thời điểm hiện tại sẽ không cần thiết trong tương lai, Warren Fermandez dẫn nghiên cứu của WEF. Cũng theo khảo sát của WEF, trong khi giới trẻ Singapore không mấy lạc quan về tương lai việc làm, thì tại Việt Nam, số liệu cho thấy cái nhìn tích cực hơn.

Dân số Việt Nam tương đối trẻ, là nước có thị trường Internet năng động nhất trên thế giới, hẳn nhiên, sự lạc quan là có thể hiểu được. Nhưng ở góc độ của những người hoạch định chính sách, vấn đề luôn có hai mặt.

"Nhà hoạch định không chỉ lạc quan mà thực sự phải nghĩ nhiều hơn đến thách thức", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Theo ông, cách mạng 4.0 mang lại nhiều nghề mới nhưng cũng nhiều ngành nghề bị thay thế, đặc biệt là những nghề nghiệp có tỷ trọng lớn ở Việt Nam như dệt may, da giày, xây dựng. Thậm chí, như người phiên dịch của cho các diễn giả trong sự kiện hôm nay, cũng có thể được thay bằng máy móc.

Hơn thế, Việt Nam cũng có đặc thù là 38% người dân làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, Chính phủ không chỉ quan tâm việc giải quyết việc làm cho người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ mà còn phải bận rộn cho những chính sách chuyển dịch cơ cấu nghề.

Như vậy, bên cạnh bức tranh việc làm chung qua các thời kỳ, Phó Thủ tướng Việt Nam đề cập đến việc phải giúp 38% lao động này không chỉ chuyển dịch mà còn phải tự tạo thêm được việc làm mới, trong nông nghiệp.

Những vấn đề được nêu ra chỉ có thể được giải quyết bằng việc học tập suốt đời. Học, theo Phó Thủ tướng Đam, không dừng lại ở phổ tuổi 25 – 40 như quan niệm thông thường mà còn phải phổ cập đến những người từ 60 trở lên, đặc biệt trong bối cảnh tuổi thọ loài người đang kéo dài.

"Cách mạng 4.0 đang mang lại cơ hội cho tất cả mọi người", ông nói.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng nói đến việc Việc Nam đang thay đổi giáo dục cho trẻ em. Theo đó, khác với văn hoá "vâng lời" trước đó, trẻ được dạy nghĩ khác đi, chủ động đặt câu hỏi, phản biện vấn đề.

Không có quả cầu tiên tri cho tương lai việc làm

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Người Việt Nam đa phần có nghề tay trái trở thành yếu tố tích cực với tương lai việc làm thời 4.0 - Ảnh 1.

Bà Vivian Lau, Chủ tịch của tổ chức JA Asia Pacific (Hong Kong, Trung Quốc): "Không có phương thuốc nào chữa bách bệnh, do vậy, cần một nền tảng và quá trình để tiến hoá theo thời gian". Ảnh: Nam Khánh

"10 năm trước không ai tưởng tượng được công việc của hiện tại", ông Ian Lee, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Adecco, nói.

Do vậy, phụ huynh trong quá trình chuẩn bị cho con cái của mình, cần phải có tư duy mới, không dựa vào kinh nghiệm sống của bản thân.

Nhìn rộng ra khu vực, ông Ian nhận xét khu vực ASEAN có mặt bằng không đồng đều, ví dụ Việt Nam là dân số trẻ, trong khi nhiều nước khác dân số già hoá, do vậy, cần phải có những thích ứng tương xứng.

Bà Vivian Lau, Chủ tịch của tổ chức JA Asia Pacific (Hong Kong, Trung Quốc) tỏ ra đồng tình với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Bà nhận xét bản chất của cuộc cách mạng 4.0 là giáo dục. Những quan ngại của các Chính phủ cho tương lai sẽ phải được chuẩn bị cho các thế hệ từ hôm nay, thông qua giáo dục.

"Không có phương thuốc nào chữa bách bệnh, do vậy, cần một nền tảng và quá trình để tiến hoá theo thời gian", bà Vivian nói.

Bên cạnh đó, bà Vivian cũng đề cập đến vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong thách thức của nghề nghiệp. Theo đó, bà mô tả những tổ chức này sẽ khoả lấp những khoảng trống mà Chính phủ và doanh nghiệp có thể không tiếp cận được.

Mô hình sáng đi – tối về đúng giờ sẽ bị thay thế

Francessa Chia, Giám đốc điều hành GoGet (Malaysia) nhấn mạnh đến tính linh hoạt. Cô gọi đây là yếu tố có thể giúp cho người lao động dễ dàng tiếp cận với các công việc mới trong tương lai khi mà nhờ vào công nghệ, nhiều giới hạn bị phá vỡ.

"Nhiều người có kỹ năng tốt nhưng công việc của họ không còn phù hợp nữa. Việc chuyển đổi là cần thiết để họ vươn lên trong bậc thang giá trị. Do vậy, cần đảm bảo tính linh hoạt", cô nói.

Tính linh hoạt này cũng được thể hiện khá rõ ở Việt Nam qua lời chia sẻ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Phần lớn người Việt Nam có 2 nghề, hơn 10 năm trước, thậm chí kể cả công chức cũng có nghề phụ, ông Vũ Đức Đam nói và cho biết nhờ đặc thù riêng này, đất nước đã đứng vững trong khủng hoảng năm 1997.

Nếu như trước đây, việc có thêm nghề tay trái chỉ phục vụ cho mục đích là kiếm sống thì nay, nó có thể trở thành yếu tố hỗ trợ cho việc chuyển đổi, trong đó, hướng đến các công việc thiên về cảm xúc, chăm sóc tương lai trước làn sóng công nghệ.

Nhưng cũng chính tính linh hoạt luôn diễn ra trong bối cảnh 4.0 khiến đại diện của Việt Nam đặt ngược lại về một thách thức, đó là sự di chuyển lao động trong khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung.

"Việt Nam cần nỗ lực hơn các nước khác", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và chia sẻ với các diễn giả quốc tế rằng Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách, và chương trình riêng để vượt qua thách thức này. Đồng thời, ông cũng đề xuất những hợp tác chung như công nhận giá trị bằng cấp trong toàn khu vực cũng như chia sẻ nguồn dữ liệu.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
1 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
18 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
5 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.089 VNĐ / tấn

12.76 USD / CWT

1.45 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.936.834 VNĐ / tấn

1,040.30 UScents / bu

0.53 %

+ 5.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.439.100 VNĐ / tấn

294.50 USD / ust

0.03 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.