Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Thoái vốn nhà nước tối đa giá trị chứ không phải là bảo toàn vốn

18/01/2019 13:48
Theo Phó Thủ tướng, có những trường hợp giá vốn theo thị trường dưới mệnh giá thì vẫn có thể thoái, càng giữ thì Nhà nước càng thiệt.

Sáng 19/1 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã chủ trì cuộc họp đánh giá hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.

Theo ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng Ban chỉ đạo, năm 2018, cả nước có 32 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được phê duyệt phương án cổ phần hoá, Nhà nước sẽ còn giữ 58,44% tổng vốn điều lệ. Tính tới hết năm, các bộ, địa phương bán cổ phần lần đầu 30 doanh nghiệp, thu về hơn 24.250 tỷ đồng với nhiều doanh nghiệp quy mô lớn như Tập đoàn cao su, Lọc Hoá dầu Bình Sơn, Dầu Việt Nam, Điện lực Dầu khí,... Giá trị IPO và bán cho cổ đông chiến lược trong năm 2018 gấp 4,67 lần năm 2017 và gấp 1,4 lần năm 2016.

Cùng với cổ phần hoá, Nhà nước cũng thu về hơn 16.000 tỷ đồng tiền thoái vốn, cao hơn 2,58 lần giá trị sổ sách.

Như vậy, tổng thu từ cổ phần hoá, thoái vốn trong năm 2018 đạt hơn 40.300 tỷ đồng. Luỹ kết 3 năm 2016- 2018, tổng số thu này đạt hơn 210.000 tỷ đồng, gấp gần 2,7 lần tổng thu của cả giai đoạn 2011- 2015.

Về việc bàn giao các DN có vốn nhà nước về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, tới hết năm 2018 các bộ, địa phương đã bàn giao 30/62 DN với tổng vốn nhà nước hơn 4.000 tỷ đồng. 32 DN chưa bàn giao có tổng vốn nhà nước là gần 7.000 tỷ đồng ở 11 Bộ, địa phương là: Công Thương, GTVT, VHTT&DL, Bà Rịa- Vũng Tàu, Cao Bằng, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh.

Cả nước vẫn còn 595 DN cổ phần hoá nhưng chưa đăng ký giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Đánh giá chung về tình hình cổ phần hoá, thoái vốn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo cho rằng, 3 năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã vừa hoàn thiện pháp luật, chính sách theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, chặt chẽ, sát thực tiễn, vừa triển khai kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn tại từng DN. Nhờ đó, cổ phần hoá, thoái vốn đã được các bộ, địa phương và DN thực hiện chặt chẽ, tối đa hoá lợi ích của nhà nước, góp phần hỗ trợ sự phát triển của DN tư nhân.

"Đến nay chưa phát hiện gian lận, vi phạm lớn mặc dù đây là lĩnh vực rất nhiều phức tạp. Bên cạnh đó, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã thành lập, đi vào hoạt động và tiếp nhận thành công 19 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, không để xảy ra gián đoạn hoạt động, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DNNN này", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo đều cho rằng tiến độ thực hiện năm 2018 còn chậm so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, còn 53 DNNN chưa được cổ phần hoá, 118 DN chưa được thoái vốn. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có 50 DN chưa cổ phần hoá; các DN thuộc Bộ Quốc phòng cũng gặp vướng mắc khi liên quan tới quản lý đất đai.

Bên cạnh đó, các bộ ban hành văn bản hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ về xác định giá trị DNNN chậm; tiến độ bàn giao DN có vốn nhà nước về SCIC và việc thực hiện chế độ báo cáo không đạt yêu cầu.

Nguyên nhân chậm được các bộ, ngành nêu ra là do việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của nhiều DN quy mô lớn gặp nhiều khó khăn về quy trình, thủ tục, mất nhiều thời gian; quy định cổ phần hoá, thoái vốn được ban hành chặt chẽ, công khai, minh bạch theo Nghị định số 116/2015/NĐ-CP của Chính phủ, khiến các DN phải làm lại thủ tục cổ phần hoá từ đầu, kéo dài; một số bộ, địa phương, DN chưa quyết liệt thực hiện, kịp thời báo cáo khó khăn vướng mắc lên Ban chỉ đạo,...

Để tiếp tục triển khai nhiệm vụ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan tới cổ phần hoá, thoái vốn, các Đề án cơ cấu lại DNNN và cơ cấu lại từng DN đã được xác định rõ ràng, đề nghị Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các Bộ, ngành và địa phương quán triệt và thực hiện.

Tinh thần hành động của Chính phủ năm 2019 yêu cầu bứt phá thì lĩnh vực này cũng phải vậy trên tinh thần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tối đa hoá lợi ích nhà nước, quyết liệt, công khai, minh bạch trong thực hiện, không quá coi trọng số lượng đồng thời xử lý trách nhiệm của cấp có thẩm quyền để chậm cổ phần hoá, thoái vốn.

Về thoái vốn nhà nước, Phó Thủ tướng nêu rõ Nghị quyết số 12-NQ/TW đề ra các nguyên tắc khi thoái vốn, trong đó có yêu cầu công khai, minh bạch, tối đa hoá giá trị vốn nhà nước theo thị trường, chứ không yêu cầu phải bảo toàn vốn nhà nước. Do vậy, có những trường hợp giá vốn theo thị trường dưới mệnh giá thì vẫn có thể thoái, càng giữ thì Nhà nước càng thiệt. Tránh trường hợp DN, dự án yếu kém có thể khắc phục để cổ phần hóa, thoái vốn được mà lại "bán non", thiệt hại lợi ích của nhà nước.

Trưởng Ban chỉ đạo đề nghị trong năm 2019 các Bộ, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại DN và các DN liên quan ổn định việc sắp xếp đầu mối làm việc, trong đó hoàn thiện quan hệ giữa công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành với Uỷ ban; hoàn tất bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các DN đã cổ phần hoá về SCIC; rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hướng dẫn thực hiện.

Tin mới

Nhận tin tố cáo 'hét giá' tiền triệu cho 2 gói kẹo, cảnh sát phát hiện đường dây hàng giả quy mô hàng tỷ đồng tại cửa hàng lưu niệm, hàng chục nghìn sản phẩm bị thu giữ
9 giờ trước
Những khách du lịch bị tính phí 'cắt cổ' cho 2 gói kẹo đã giúp cảnh sát phát hiện đường dây hàng giả lớn nhất từ trước tới nay.
Ở Việt Nam có chiếc ô tô nằm im cũng 'đẻ' ra tiền
11 giờ trước
Chiếc ô tô này đang ở TP.HCM, rất ít khi ra đường.
Xe ga "Made in Vietnam" vừa về đại lý đã giảm sâu: Thấp nhất 22,5 triệu đồng, tiết kiệm xăng ấn tượng 1,8L/100km
11 giờ trước
Mẫu xe ga này gây ấn tượng với thiết kế lai giữa Honda Vision - SH cùng giá bán hấp dẫn.
Công nghệ cao vào cuộc - Đây là 'tuyệt chiêu' giúp Thái Lan chiếm trọn 60% thị phần sầu riêng tại Trung Quốc, dự báo bội thu đơn hàng năm 2025
13 giờ trước
Trước nhu cầu bùng nổ từ Trung Quốc và nhiều thị trường quốc tế, nông dân trồng sầu riêng Thái Lan đang tích cực ứng dụng các giải pháp nông nghiệp thông minh nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Đạt chứng chỉ CREST cho dịch vụ Pentest, CMC Telecom trở thành thành viên CREST
13 giờ trước
Ngày 1/7/2025, tại Hà Nội, CMC Telecom nhận chứng chỉ CREST cho dịch vụ kiểm thử xâm nhập (Penetration Testing - Pentest) và trở thành thành viên chính thức của tổ chức bảo mật quốc tế CREST.

Tin cùng chuyên mục

Giá hàng nghìn mẫu điện thoại, tivi, tủ lạnh... đồng loạt 'hạ nhiệt' tại Thế Giới Di Động sau 1 đêm
1 ngày trước
Ngay từ ngày 1/7, toàn bộ hệ thống gần 3.000 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trên toàn quốc đã đồng loạt cập nhật giá bán mới cho hàng chục nghìn sản phẩm, áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng (VAT) mới là 8% theo quy định.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
1 ngày trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ 'chơi lớn': Minio Green nâng tầm chạy lên 210 km, sạc nhanh 30 phút - Khách hàng không tốn 1 xu
1 ngày trước
Toàn bộ chi phí tăng thêm do VinFast chịu trách nhiệm, khách hàng hoàn toàn không phát sinh chi phí.
Honda Việt Nam đạt 40 triệu xe máy xuất xưởng, chiếm 83% thị phần nhưng đây mới là thách thức lớn nhất
1 ngày trước
Với việc Việt Nam có khoảng 28 triệu hộ gia đình, trung bình mỗi hộ đã mua 1,4 chiếc xe máy Honda.