Quan chức ngoại giao cao nhất của Mỹ và Trung Quốc khẩu chiến trước mặt phóng viên, cuộc họp báo 4 phút kéo dài 1h15'

19/03/2021 10:08
Sự kiện dự kiến kéo dài 4 phút để quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ - Trung chụp ảnh đã ngay lập tức bùng nổ thành khẩu chiến khi cả đôi bên liên tiếp gọi phóng viên trở lại phòng để "nói thêm" dù họ lần đầu gặp nhau dưới chính quyền ông Biden.

Ngày 18/3, các quan chức ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc gặp song phương đầu tiên tại Alaska. Về phía Mỹ, tham dự cuộc gặp có Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan. Trong khi đó, Trung Quốc đưa tới cuộc họp là ông Dương Khiết Trì, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị.

Tuy nhiên, sóng gió đã ngay lập tức nổ ra khi cuộc gặp còn chưa bắt đầu. Buổi tiếp xúc báo chí, dự kiến kéo dài 4 phút để các quan chức nói "đôi lời" trước truyền thông đã ngay lập tức trở thành cuộc khẩu chiến kéo dài tới 1 giờ 15 phút.

Cả phía Trung Quốc và phía Mỹ liên tục yêu cầu các phóng viên ở lại phòng để họ có thể đưa ra thêm những nhận xét của mình. Cuộc gặp gỡ, vốn chẳng mấy được kỳ vọng, lại càng trở nên bế tắc sau màn đấu khẩu giữa các quan chức ngoại giao hàng đầu của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong phát biểu khai mạc, ông Blinken cho biết Mỹ sẽ thảo luận về "mối quan ngại sâu sắc của họ đối với các hành động của Trung Quốc ở Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, các cuộc tấn công mạng và các cuộc tấn công mạng nhằm vào nước Mỹ cũng như các hoạt động chèn ép kinh tế đối với các đồng minh của chúng tôi".

"Bất cứ hành động nào trong số này đều đe dọa trật tự dựa trên luật lệ, vốn đóng vai trò duy trì sự ổn định toàn cầu. Đó là lý do vì sao chúng không chỉ là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và tại sao chúng tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải nêu ra những vấn đề đó ngày hôm nay. Tôi đã nói rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ mang tính cạnh tranh ở nơi mà nó nên hợp tác, lời nói có thể là đối nghịch ở nơi chúng phải như vậy", ông Blinken cho biết.

Trong khi đó, Trung Quốc luôn coi các vấn đề ở Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan là công việc nội bộ của họ. Cũng chính tại cuộc họp báo, các quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc cũng tiếp tục nhắc lại rằng Bắc Kinh kiên quết phản đối sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề này.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta đã nghĩ quá tốt về Mỹ. Chúng tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ tuân theo các quy trình ngoại giao cần thiết. Mỹ không đủ tư cách để nói rằng họ muốn nói chuyện với Trung Quốc từ vị trí của một siêu cường", ông Dương Khiết Trì nhấn mạnh.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện chưa có bình luận chính thức.

Cuộc gặp ngoại giao cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Joe Biden diễn ra ngay sau khi ông Blinken kết thúc chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông Blinken nói với các đồng cấp Trung Quốc rằng những gì ông nghe được từ các quốc gia khác rất khác so với những gì ông Vương Nghị mô tả là hy vọng thể hiện thiện chí và sự chân thành giữa Mỹ và Trung Quốc.

"Tôi được nghe rằng, các nước tỏ ra rất hài lòng với Mỹ khi chúng tôi liên kết lại các quan hệ đồng minh và đối tác của mình. Tôi cũng nhận được những quan ngại sâu sắc về một số hành động mà chính phủ các ông đang thực hiện. Và chúng ta có cơ hội thảo luận về những điều đó khi chúng ta bắt đầu làm việc", ông Blinken cho biết.

Sau cuộc họp báo kéo dài hơn rất nhiều lần so với dự kiến, Mỹ và Trung Quốc đã bước vào vòng đối thoại đầu tiên và kéo dài 3 giờ. Cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày sẽ kết thúc vào 19/3 theo giờ Alaska.

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang mạnh mẽ vài năm qua dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã áp dụng thuế quan cũng như các biện pháp trừng phạt để giải quyết những khiếu nại dai dẳng xung quanh việc Trung Quốc thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cưỡng bức các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ và các hoạt động kinh doanh không công bằng khác.

Tranh chấp ban đầu giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới chủ yếu tập trung ở thương mại trước khi lan sang công nghệ, tài chính và nguồn gốc của đại dịch Covid-19. Dù xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc nhưng Mỹ lại là nạn nhân tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 với gần 30 triệu người mắc và 540.000 người tử vong.

Tuy nhiên, khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng không được cải thiện. Thậm chí, đúng ngày ông Biden trở thành Tổng thống Mỹ, Bắc Kinh đã tuyên bố các biện pháp trừng phạt với 28 người Mỹ, trong đó có cả Ngoại trưởng vừa mãn nhiệm Mike Pompeo.

Vài ngày trước cuộc gặp ngoại giao cấp cao đầu tiên giữa 2 nước, Chính quyền ông Biden cũng tuyên bố biện pháp trừng phạt đối với 24 quan chức Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với ông Trump, các nhà phân tích tin rằng ông Biden sẽ có cách tiếp cận tính toán hơn đối với vấn đề Trung Quốc đồng thời hợp tác chặt chẽ hơn đối với các đồng minh của Mỹ trong việc gây áp lực lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
5 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
7 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.