Quan điểm của Bộ Tài chính và EVN vênh nhau?

30/12/2017 08:59
Ngày 28/12, Bộ Tài chính đưa ra quyết định truy thu 1.935 tỷ đồng do phát hiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hạch toán sai một số khoản chi phí. Cụ thể là tiền cước phí vận chuyển dự án đường ống dẫn khí dự án Phú Mỹ - TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2015 và khoản chênh lệch tỷ giá. Trong khi đó, đại diện EVN cho hay, không có chuyện đưa các chi phí vào giá điện (?)

Không đưa vào giá điện

Theo Bộ Tài chính, năm 2015, EVN hạch toán vào chi phí hơn 1.341 tỷ đồng khoản chênh lệch cước phí vận chuyển dự án đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TPHCM (giai đoạn 2012-2015). Việc hạch toán này được Bộ Tài chính xác định là “không đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Phía Bộ Tài chính cho rằng, EVN đã nói và làm không thống nhất trong hạch toán khoản chi phí này.

Trong khi đó, thông tin với báo chí, đại diện EVN cho hay, khoản chênh lệch cước phí vận chuyển đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2015 là khoản chi phí hồi tố cước vận chuyển đã phát sinh trong giai đoạn 2012-2015. Căn cứ Công văn 12577 ngày 8/12/2015 của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ về cước phí vận chuyển đường ống dẫn khí và Công văn 872 ngày 4/2/2016 của Văn phòng Chính phủ cho phép EVN được phân bổ khoản chi phí phí này và giao Bộ Công Thương đề xuất thời gian thực hiện phù hợp (ngắn hơn 5 năm). Theo đó, trong năm 2015, EVN đã tiết kiệm chi phí và cân đối, phân bổ được 1.341 tỷ đồng vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015.

“Việc phân bổ khoản chi phí này vào năm 2015, 2016 thay cho năm 2016, 2017 là sự nỗ lực của EVN trong việc tiết kiệm chi phí tự cân đối để giảm áp lực tăng giá bán lẻ điện”, đại diện EVN khẳng định và cho rằng, thực tế, khoản chi phí hồi tố cước vận chuyển khí đã không được đưa vào phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện. Do vậy giá bán lẻ điện áp dụng từ 1/12/2017 của Bộ Công Thương không bao gồm khoản chi phí này.

Hiện nay, do khoản chi phí hồi tố cước vận chuyển khí đã không đưa vào phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện theo Quyết định 4495 của Bộ Công Thương ngày 30/11/2017 nên EVN nói không có nguồn để bù đắp nếu chi phí này xuất toán khỏi giá thành năm 2015 và chuyển phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh năm 2017.

Sẽ bàn giao 4.847 tỷ chênh lệch lãi tỷ giá cho EVNGENCO 1

Về khoản chênh lệch tỷ giá 4.847 tỷ đồng, đại diện EVN khẳng định, khoản chênh lệch lãi tỷ giá này chủ yếu phát sinh tại dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1. Đây là dự án của Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO 1).

Hiện dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 sử dụng vốn vay của JICA (Nhật Bản) và theo yêu cầu từ phía JICA, EVN phải tiếp tục là chủ đầu tư, sau khi dự án hoàn thành xây dựng mới chuyển giao cho EVNGENCO 1. Sau khi EVN báo cáo, Bộ Công Thương đã có Công văn số 2818 ngày 2/4/2013 thống nhất việc EVN tiếp tục làm chủ đầu tư dự án, khi nhà máy phát điện thương mại sẽ thực hiện chuyển giao chủ đầu tư dự án cho EVNGENCO 1.

“Như vậy, dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 là dự án thuộc EVNGENCO 1 và do đó khoản lãi chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn đầu tư xây dựng của dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 phải chuyển giao cho EVNGENCO 1 hạch toán theo quy định. EVN đang thực hiện các thủ tục bàn giao dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 về EVNGENCO 1 tại thời điểm ngày 31/12/2017. Tập đoàn sẽ bàn giao số dư khoản lãi chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn đầu tư xây dựng của dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 để EVNGENCO 1 hạch toán”, đại diện EVN nói.

Đại diện EVN cũng cho hay, theo quy định, Bộ Tài chính đã cho phép khoản chênh lệch tỷ giá trong quá trình đầu tư của các công trình điện nằm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được phản ánh lũy kế và phân bổ dần vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đi vào hoạt động.

“Hiện nay, EVN đang tiếp tục giải trình với Bộ Tài chính để xử lý, giải quyết vấn đề này. Đồng thời EVN cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định; EVN sẽ thực hiện nghiêm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính”, đại diện EVN khẳng định.

Ghi lỗ không theo chỉ đạo, phần sai sót phải nộp vào ngân sách ngay

Một cán bộ Bộ Tài chính cho biết, kết luận thanh tra EVN về một số khoản hạch toán thu chi sai so với quy định, nhưng đây không phải hành vi trốn thuế. Theo đó, điểm sai của EVN là do ghi lỗ sai so với chỉ đạo của Thủ tướng. Sau khi EVN có văn bản báo cáo Thủ tướng về kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính, Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính xem xét lại và tính toán hợp lý. Với những khoản Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra, nhưng EVN còn kiến nghị thì sẽ được tiếp tục nghiên cứu, còn phần nào đã rõ ràng, EVN sẽ phải nộp trước vào ngân sách ngay trong những ngày cuối năm 2017 này.

Theo vị cán bộ của Bộ Tài chính, hiện phần EVN còn ý kiến là khoản tiền vận chuyển khí và chênh lệch tỷ giá tại dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 (do năm 2016 đồng yên Nhật mất giá mạnh). Trước đó, EVN đã có báo cáo Chính phủ và Thủ tướng cho phép phân bổ khoản chi phí trên vào năm tài chính 2016 và 2017, nhưng EVN lại phân bổ vào năm 2015 và 2016, nên sai năm phân bổ theo quyết định của Thủ tướng. Do phân bổ sai năm nên ảnh hưởng tới doanh thu của đơn vị trong năm 2015 và tiền nộp thuế. Phần này Bộ Tài chính sẽ tách riêng để tiếp tục xem xét.

Tin mới

Giá Kia Sorento lần đầu giảm dưới mốc 900 triệu tại đại lý: Rẻ nhất phân khúc, ngang CX-5 bản tầm trung, dọn kho chờ bản mới sắp ra mắt
4 giờ trước
Kia Sorento sản xuất 2025 đang được các đại lý áp dụng ưu đãi 10-80 triệu đồng, giá khởi điểm mới 899 triệu đồng.
GAC MOTOR Việt Nam triển khai loạt chương trình ưu đãi hè T5/2025
3 giờ trước
Tháng 5/2025, GAC MOTOR Việt Nam cùng hệ thống đại lý trên toàn quốc triển khai loạt chương trình khuyến mại đặc biệt cho các khách hàng ký hợp đồng sở hữu các dòng xe All-New M6 Pro, All-New M8, All-New GS8 với nhiều công nghệ độc đáo, an toàn, nâng tầm tiện nghi.
Không phải Thái Lan, một loại sầu riêng của láng giềng Việt Nam đang được săn đón: Được đại sứ Trung Quốc khen ngợi ‘ngon nhất thế giới’
3 giờ trước
Trung Quốc đang săn lùng giống sầu riêng Au Khak của láng giềng Việt Nam.
Mỹ phát hiện kho báu cả thế giới khao khát, hàng triệu tấn nằm sâu trong một mỏ than cũ: Chìa khóa cho cuộc đua năng lượng với Trung Quốc
9 giờ trước
Kho báu Mỹ vừa phát hiện có giá trị lên tới 37 tỷ USD.
Giá bạc hôm nay 15/5: đồng loạt lao dốc sau tín hiệu tích cực từ thuế quan Mỹ-Trung
10 giờ trước
Giá bạc trong nước và thế giới giảm mạnh sau khi Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý tạm ngừng áp thuế trong 90 ngày.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.672.408 VNĐ / thùng

64.42 USD / bbl

2.52 %

- 1.67

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.601.176 VNĐ / thùng

61.68 USD / bbl

2.33 %

- 1.47

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.456.258 VNĐ / m3

3.49 USD / mmbtu

0.00 %

- 0.00

Than đá

COAL

2.569.981 VNĐ / tấn

99.00 USD / mt

0.90 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Nga đầu tư vào lĩnh vực mũi nhọn ở Việt Nam: Sở hữu tuyệt kỹ hút "vàng đen" tối tân
13 giờ trước
Công ty hiện đã có mặt tại 7 quốc gia trên thế giới.
Mỹ, Hàn Quốc phát hiện 'kho báu' sâu 4000m ngoài khơi Việt Nam: 'Ba ông lớn' hành động ngay!
14 giờ trước
Dự kiến, "kho báu" này sẽ được khai thác ngay trong năm 2025.
Đông Nam Á 'khát' khí đốt
2 ngày trước
Đông Nam Á đang là một trong những thị trường có tiềm năng nhất cho sản phẩm khí đốt tự nhiên cũng như LNG.
Việt Nam bất ngờ trở thành 'cứu tinh' của nước xuất khẩu 'vàng đen' top 1 thế giới: Thuế nhập khẩu 0%, mua gần 10 triệu tấn với giá cực rẻ
2 ngày trước
Mặt hàng này nước ta có trữ lượng top 3 Đông Nam Á.