Quốc gia vừa tuyên bố rời OPEC: “Tổ chức này không còn phù hợp với giá trị và lợi ích của chúng tôi’

05/01/2024 09:39
Quốc gia này tỏ ra không hài lòng với hạn ngạch được cấp bởi OPEC cho năm 2024.
Quốc gia vừa tuyên bố rời OPEC: “Tổ chức này không còn phù hợp với giá trị và lợi ích của chúng tôi’ - Ảnh 1

Angola đang có kế hoạch duy trì sản lượng dầu trên 1 triệu thùng/ngày. Đó là lý do nước này rời OPEC , theo Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên của quốc gia Tây Phi.

Nhà sản xuất từng lớn thứ 2 của OPEC tại châu Phi đã rời tổ chức này vào cuối năm ngoái, gây không ít ngỡ ngàng cho các nhà quan sát. Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên Diamantino Azevedo cho biết: “Tổ chức này không còn phù hợp với các giá trị và lợi ích của Angola”. Ông nói thêm OPEC đã chỉ định “hạn ngạch sản xuất thách thức khả năng và nhu cầu thực tế của chúng tôi. Chúng tôi đã đưa ra quyết định chính thức rút khỏi OPEC ”.

Theo phân tích của OPEC về hạn ngạch sản xuất riêng cho các thành viên, Angola được cho sẽ sản xuất trên 1 triệu thùng/ngày trong năm nay. Lần gần nhất, hạch ngạch cấp cho nước này là 1,11 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, mức này đã giảm rõ rệt so với hạn ngạch trước đó vào tháng 11 – là 1,28 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Mức giảm 170.000 thùng/ngày này rõ ràng đi ngược với tham vọng của Angola, vốn kỳ vọng tăng sản lượng sau một thập kỷ liên tục sụt giảm do cạn kiệt và thiếu đầu tư vào hoạt động thăm dò mới.

10 năm trước, Angola đã bơm khoảng 1,8 triệu thùng/ngày. Năm ngoái, sản lượng của nước này giảm xuống dưới 1 triệu thùng/ngày trước khi hồi phục quanh mức 1 triệu thùng/ngày. Dữ liệu mới nhất cho thấy nước này đã sản xuất 1,14 triệu thùng/ngày trong tháng 10 và 1,08 triệu thùng/ngày trong tháng 11.

Angola rời OPEC trong bối cảnh xuất hiện nhiều thông tin về bất đồng hạn ngạch mới cho năm 2024 của OPEC , trong đó chính Angola và Nigeria – 2 quốc gia châu Phi được cho là nguồn gốc của bất đồng. Cả 2 được cho không hài lòng với hạn ngạch mới bởi họ muốn tăng sản lượng hơn là giữ ở mức hiện tại hoặc thậm chí giảm bớt.

Thời điểm đó, một số nhà bình luận cho rằng bất đồng nội bộ có thể dẫn đến tan rã trong nội bộ OPEC và họ đã đúng. Hồi tháng 6 năm nay, khi Angola phản đối hạn ngạch, thậm chí không ai nghĩ rằng quốc gia này sẽ rời OPEC .

“Mầm mống của cuộc chia tay này đã được gieo từ tháng 6”, Helima Croft của RBC Capital Market nói với FT hồi tháng 12 sau khi Angola tuyên bố rút khỏi OPEC .

Nói cách khác, việc Angola rời OPEC lẽ ra đã được dự báo từ trước. Đây không phải lần đầu một thành viên rời OPEC và có thể không phải lần cuối. Điều này từng xảy ra trước đây khi các thành viên nhận thấy chính sách năng lượng của mình đi ngược với chính sách của OPEC .

Nguồn: Oil Price

Tin mới

Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng' về giá vé máy bay
8 giờ trước
Trước phản ánh giá vé máy bay tăng cao trong dịp lễ 30/4-1/5, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé máy bay của các hãng hàng không.
Bà Rịa - Vũng Tàu bất ngờ vọt lên đầu bảng thu hút FDI
4 giờ trước
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút hơn 1,52 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới trong 4 tháng đầu năm nay, vượt qua cả Hà Nội để vươn lên vị trí số 1 cả nước.
Chung góc nhìn với VinFast, các 'chiến thần' Trung Quốc đang đổ tiền tấn vào thị trường ‘hàng xóm’ của Việt Nam này
4 giờ trước
Các nhà sản xuất kể trên lên kế hoạch sản xuất xe tại địa phương để phá vỡ thế thống trị của ô tô Nhật Bản tại thị trường này.
Đại lý nhận cọc MG7, báo về Việt Nam tháng 7: Giá dự kiến hơn 700 triệu, cạnh tranh BYD Seal cũng sắp ra mắt
4 giờ trước
MG7 với dáng coupe lạ mắt có thể sắp gia nhập phân khúc sedan hạng D tại Việt Nam trong thời gian tới đây sau nhiều lần bị trì hoãn.
Giá vé máy bay tăng cao, Bộ GTVT vào cuộc kiểm tra những gì?
5 giờ trước
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé máy bay của các hãng hàng không.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.120.630 VNĐ / thùng

83.67 USD / bbl

0.28 %

+ 0.23

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.003.029 VNĐ / thùng

79.03 USD / bbl

0.10 %

+ 0.08

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.397.610 VNĐ / m3

2.04 USD / mmbtu

5.34 %

+ 0.10

Than đá

COAL

3.744.749 VNĐ / tấn

147.75 USD / mt

0.51 %

+ 0.75

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Sự thật về xe Trung Quốc giá rẻ: Tự 'chém bỏ' lợi nhuận để tồn tại, trông cậy vào thị trường như Việt Nam
6 giờ trước
Xe Trung Quốc vấp phải cạnh tranh khốc liệt tại thị trường nội địa, nên những thị trường nước ngoài như Việt Nam chính là nơi để trông cậy vào.
Tình trạng khan hiếm đẩy giá dầu oliu lên mức cao kỷ lục
7 giờ trước
Tình trạng thiếu hụt dầu oliu, đôi khi được gọi là
Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Đảo chiều tăng trở lại sau 4 phiên "suy yếu"
9 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 3/5, trên thế giới "đảo chiều" tăng giá sau 4 phiên giao dịch giảm liên tiếp từ đầu tuần.
Giá rẻ bất ngờ, một mặt hàng quan trọng không kém dầu thô đang từ Qatar đổ bộ vào Việt Nam, nhập khẩu tăng hơn 200% trong 3 tháng đầu năm
12 giờ trước
Giá nhập khẩu mặt hàng này sang Việt Nam đã giảm gần 14% so với cùng kỳ năm trước.