Quỹ Bình ổn giá xăng dầu: Nên bỏ!

14/05/2019 15:28
Nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình với đề xuất bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường.

Sau 10 năm thành lập, vấn đề giữ hay bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) lại tiếp tục được đưa ra bàn luận trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục tăng, doanh nghiệp âm quỹ nặng. Mới đây, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đã có văn bản gửi Chính phủ kiến nghị bỏ Quỹ BOG.

Người tiêu dùng thiệt

Theo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, việc trích lập và sử dụng Quỹ BOG khiến người tiêu dùng chịu thiệt thòi hơn được lợi vì bản chất là người tiêu dùng đang ứng trước cho quỹ. "Việc sử dụng Quỹ BOG mang đậm tính can thiệp hành chính nên làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu" - Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam nêu.

Hiệp hội này kiến nghị bỏ Quỹ BOG để lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường, giá xăng dầu trong nước diễn biến theo xu hướng chung của giá thế giới. Mặt khác, khi bỏ Quỹ BOG, tính minh bạch, công khai trong việc điều hành giá sẽ tốt hơn, tạo cơ hội bình đẳng trong hệ thống các doanh nghiệp đầu mối.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng Quỹ BOG có điểm bất hợp lý lớn nhất là lấy chính tiền của người tiêu dùng là 300 đồng/lít xăng, dầu để bảo vệ lợi ích cho chính họ. Theo ông Phong, để thực hiện mục tiêu bảo vệ lợi ích người tiêu dùng thì phải dùng nguồn khác để lập quỹ như lợi nhuận chẳng hạn. Các doanh nghiệp xăng dầu khác nhau sẽ sở hữu lượng Quỹ BOG khác nhau, nghịch lý là có khi trích quỹ cả năm nhưng chỉ xả một vài kỳ điều hành đã âm quỹ, điều đó cho thấy cơ quan điều hành giá đang lạm dụng Quỹ BOG, làm nhiễu loạn thị trường, chỉ có thiệt cho người tiêu dùng.

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu: Nên bỏ! - Ảnh 1.

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam vừa có văn bản gửi Chính phủ kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầuẢnh: HOÀNG TRIỀU

Trong 4 kỳ điều hành giá gần đây, Quỹ BOG liên tục được chi đậm. Cụ thể, ngày 18-3, quỹ đã xả 2.801 đồng/lít với xăng E5RON92, 2.061 đồng/lít với xăng RON95. Ngày 2-4, xăng E5RON92 chi quỹ 2.042 đồng/lít, xăng RON95 là 1.304 đồng/lít. Kỳ điều hành ngày 17-4 tiếp tục xả quỹ 1.456 đồng/lít với xăng E5RON92 và 743 đồng/lít với xăng RON95. Và kỳ điều hành mới đây vào ngày 2-5, Quỹ BOG lại tiếp tục chi cho xăng E5RON92 925 đồng/lít và 283 đồng/lít với xăng RON95.

Việc phải xả liên tục khiến Quỹ BOG của các doanh nghiệp đầu mối đang bị âm nặng. Theo báo cáo mới nhất của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), sau khi điều chỉnh giá ngày 2-5, quỹ của doanh nghiệp này âm hơn 668 tỉ đồng. Còn tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Quỹ BOG cũng đang âm 355 tỉ đồng tính đến ngày 2-5.

Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng cả người bán và người mua đều phải chia sẻ rủi ro, trong khi thực tế người mua đang ứng trước tiền cho quỹ này. Ngoài ra, khi giá thế giới xuống thấp, để tạo nguồn quỹ bình ổn thì nên trích lập quỹ. Tuy nhiên hiện nay việc trích quỹ đang được thực hiện để đề phòng khi giá thế giới lên cao mới sử dụng. Thậm chí việc trích quỹ đồng thời với xả quỹ là điều không thể chấp nhận được.

Méo mó thị trường

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định trong điều hành giá xăng dầu, hiện ngân sách không bỏ ra đồng nào để can thiệp. Ông cũng nhấn mạnh đây không phải là can thiệp hành chính mà là biện pháp kinh tế, tức là mình "lấy nó nuôi nó" và không phải tăng trong những thời điểm nhạy cảm.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, Quỹ BOG phải bỏ từ lâu mới đúng bởi nó đang làm méo mó, nhiễu loạn thị trường xăng dầu. Được thành lập với kỳ vọng bảo đảm tính thị trường, bảo vệ người tiêu dùng nhưng theo ông Phong, Quỹ BOG đang "phá hoại" thị trường, khi giá xăng dầu thế giới xuống thì trong nước lại tăng để trích quỹ, còn khi giá trên thế giới tăng thì lại xả quỹ để giá trong nước xuống, làm mất đi tính thị trường. "Mục tiêu về bảo vệ người tiêu dùng, bảo đảm tính thị trường đều không có thì tại sao phải để quỹ này tồn tại?" - ông Phong đặt vấn đề.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), phân tích bản chất của quỹ chỉ là "kìm" việc tăng giá trong một thời gian nhất định, sau đó giá cũng sẽ được điều chỉnh, người tiêu dùng gần như không được hưởng lợi mà còn phải ứng tiền trước cho quỹ. Việt Nam đã hội nhập sâu rộng thì cần phải chấp nhận cuộc chơi theo cơ chế thị trường, giá cả mặt hàng xăng dầu cũng theo đó để điều chỉnh.

Từ góc độ doanh nghiệp vận tải, ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Thành Phát, cho rằng về lý thuyết thì được hưởng lợi từ Quỹ BOG, tuy nhiên xét cho cùng thì không phải như vậy khi số tiền của mình phải gửi cho một bên thứ 3. "Bản chất đều là tiền túi của người tiêu dùng, doanh nghiệp xăng dầu không trích lợi nhuận cho quỹ. Trong khi quản lý, sử dụng quỹ không công khai minh bạch, việc trích lập, xả chỉ có thông tin chung chung, người dân không nắm được" - ông Bằng nói.

Rút ngắn tần suất điều chỉnh giá xăng dầu

Theo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu quy định, tần suất điều chỉnh giá xăng dầu hiện nay là 15 ngày. Với quy định này, giá bán lẻ trong nước sẽ khó có thể bắt kịp những biến động của giá xăng dầu thế giới trong bối cảnh những yếu tố tác động lên giá dầu như kinh tế, địa chính trị, tôn giáo... liên tục diễn biến phức tạp như hiện nay. Do vậy, hiệp hội đề xuất rút ngắn tần suất điều chỉnh giá xăng dầu xuống còn 10 ngày để giá bán lẻ trong nước ngày càng tiệm cận với giá thế giới, tránh độ trễ trong việc điều chỉnh giá.


Tin mới

4 mặt hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong Quý I
4 giờ trước
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm gỗ; rau quả; gạo và cà phê.
Trong khi các hãng xe ráo riết tìm nơi xây tổ, Trung Quốc lại nắm trong tay một 'thiên đường' xe cực hấp dẫn: Sẵn có nhiều nhà máy với giá cực rẻ, thu lợi nhuận cao chót vót trong năm 2023
3 giờ trước
Thậm chí Trung Quốc được coi là vị cứu tinh đối với ngành ô tô quốc gia này.
Vụ kho hàng "hot girl" Mailystyle: Giá trị hàng hóa vi phạm hơn 20 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang Công an điều tra
3 giờ trước
Cục QLTT Hà Nội cho biết, vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle có tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân TPHCM sẽ tăng mạnh
2 giờ trước
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TPHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước. Dự báo, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5.
Cận cảnh tiệc cưới Quang Hải: Thực khách ấn tượng với món quả cầu vàng chiên thơm
2 giờ trước
Những hình ảnh của bữa cỗ chính trong đám cưới Quang Hải - Chu Thanh Huyền tại nhà trai hôm nay (28/3) đã lộ diện.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

66.581.958 VNĐ / lượng

2,227.52 USD / toz

1.53 %

+ 33.50

Bạc

SILVER

745.472 VNĐ / lượng

24.94 USD / toz

1.11 %

+ 0.28

Đồng

COPPER

219.274.047 VNĐ / tấn

401.18 UScents / lb

0.30 %

+ 1.18

Bạch kim

PLATINUM

27.584.560 VNĐ / lượng

922.85 USD / toz

1.45 %

+ 13.15

Nickel

NICKEL

406.964.169 VNĐ / tấn

16,415.06 USD / mt

-0.01 %

- -2.47

Chì

LEAD

48.666.687 VNĐ / tấn

1,962.99 USD / mt

-0.74 %

- -14.55

Nhôm

ALUMINUM

57.988.773 VNĐ / tấn

2,339.00 USD / mt

1.76 %

+ 40.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Đối thủ nặng ký của Hyundai Creta có thêm bản cập nhật, gây sốt với mức giá từ 430 triệu đồng
18 giờ trước
Kia đã giới thiệu 2 biến thể số tự động mới giành cho mẫu SUV hạng B - Seltos tại thị trường Ấn Độ.
Xem trước Volvo EX30 tại BIMS trước khi về Việt Nam: Giá quy đổi hơn 1 tỷ, nhỏ, chật, mạnh, nhiều công nghệ
21 giờ trước
Sau khi tiếp cận khách hàng Singapore, Volvo EX30 tiếp tục tới tham chiến tại sân chơi lớn nhất Đông Nam Á giai đoạn quý I là Bangkok International Motor Show trước khi về Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 28/3: Vàng sẽ giữ mức cao kỷ lục trong thời gian còn lại của năm 2024
21 giờ trước
Giá vàng hôm nay (28/3) tăng mạnh cả trong nước và trên thế giới. Chu kỳ cắt giảm lãi suất của Hoa Kỳ bắt đầu tăng tốc, cộng thêm căng thẳng địa chính trị gia tăng khi cuộc bầu cử Hoa Kỳ đến gần, là những yếu tố thúc đẩy cho giá vàng từ nay tới cuối năm.
Thị trường ngày 28/3: Cà phê robusta cao nhất 16 năm, giá dầu giảm phiên thứ 2 liên tiếp
22 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 27/3, giá dầu, khí tự nhiên, đồng, kẽm, thép cây và đường... đồng loạt giảm, trong khi vàng, cao su và lúa mì... tăng, cà phê robusta cao nhất trong ít nhất 16 năm.