Quy định ngân hàng thu hồi tài sản bảo đảm như thế nào

12/10/2021 18:50
Những ngày gần đây, dư luận xuất hiện ý kiến trái chiều về quy định của pháp luật trong thu giữ tài sản bảo đảm, đặc biệt là xe ô tô. Có ý kiến cho rằng: “Mọi khoản nợ nói chung từ năm 2017 trở đi và nợ xấu của các tổ chức tín dụng nói riêng kể từ ngày 15/8/2017 trở đi không được phép thu giữ tài sản bảo đảm”?

Đại diện một ngân hàng chia sẻ: "Ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản vay theo quy định của pháp luật và quy định tại hợp đồng bảo đảm đã ký kết giữa ngân hàng và khách hàng. Các hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập và thực hiện từ ngày 15/8/2017 thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hợp đồng bảo đảm giữa bên vay và ngân hàng cùng các nghị quyết, nghị định liên quan".

Quy định ngân hàng thu hồi tài sản bảo đảm như thế nào - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cụ thể, Khoản 2, Điều 95 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn thì ngân hàng có quyền xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm.

Về Nghị quyết 42/2017/QH14, Điều 4 của Nghị quyết định nghĩa nợ xấu là khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/8/2017 hoặc khoản nợ được hình thành trước ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực. Như vậy, các khoản vay hình thành sau ngày 15/8/2017 sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 42/2017/QH14. Thay vào đó, các hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập, thực hiện từ ngày 15/5/2021 thuộc phạm vị điều chỉnh của Nghị định 21/2021/NĐ-CP. Trường hợp hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập, thực hiện trong giai đoạn 15/8/2017 đến 15/5/2021 thì áp dụng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP theo quy định tại Điều 61.1 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

Như vậy, ý kiến của một luật sư trên một phương tiện truyền thông gần đây cho rằng: "Mọi khoản nợ nói chung từ năm 2017 trở đi và nợ xấu của các tổ chức tín dụng nói riêng kể từ ngày 15/8/2017 trở đi không được phép thu giữ tài sản bảo đảm" là hoàn toàn không chính xác. Ý kiến này dẫn đến cách hiểu sai về quy định của pháp luật đối với việc xử lý tài sản bảo đảm, ảnh hưởng tiêu cực và gây cản trở đối với quyền xử lý tài sản bảo đảm của các ngân hàng.

Về ý kiến cho rằng: "Bộ luật Dân sự 2015 đã cấm, không còn cho phép việc thu giữ tài sản bảo đảm như quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP", đây là thể hiện sự hiểu biết sai lệch quy định của Bộ luật Dân sự 2015, thể hiện quan điểm bóp méo những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Bộ luật Dân sự 2015 không có bất cứ điều khoản cấm/hạn chế các bên giao dịch dân sự thỏa thuận với nhau về việc thu giữ tài sản bảo đảm. Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự (Điều 3, Bộ luật Dân sự 2015). Trường hợp các bên có thỏa thuận về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của bên nhận đảm bảo thì bên nhận đảm bảo có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo đảm là phù hợp với các quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Như đã dẫn, Khoản 2, Điều 95, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn thì ngân hàng có quyền xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và thỏa thuận tại hợp đồng bảo đảm. Tuy nhiên, thực tế, các ngân hàng hầu như chỉ áp dụng xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ nhiều lần hoặc giao tài sản bảo đảm cho bên thứ ba sử dụng.

Quy trình khi xử lý tài sản bảo đảm cần tuân thủ quy định. Đơn cử, Điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định: Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo đó, khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm: Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm , quyền và nghĩa vụ của các bên.

Như vậy, luật đã có quy định và các ngân hàng có quyền thu hồi tài sản bảo đảm theo đúng quy trình pháp luật cho phép.

Tin mới

Nên mua xe ô tô nào với 600 triệu đồng?
2 giờ trước
Với 600 triệu đồng, người mua ô tô hiện có nhiều lựa chọn hấp dẫn từ xe hatchback, sedan đến SUV/CUV 5 chỗ và MPV 7 chỗ.
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản hàng đầu Đông Nam Á, làm thế nào để khai thác và chế biến hiệu quả?
3 giờ trước
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng khai thác khoáng sản lớn nhất Đông Nam Á.
Vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành dịp 30/4-1/5 tăng cao nhất 6%
4 giờ trước
Chiều 24/4, đại diện Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Cty có kế hoạch bán hơn 100 nghìn vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành. Đến nay, số lượng vé đã bán được hơn 50% và giá tăng trung bình từ 2- 6%.
Thị trường ngày 25/4: Giá dầu và vàng quay đầu giảm, quặng sắt cao nhất 6 tuần
4 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 24/4, giá dầu và vàng quay đầu giảm, trong khi đồng, thép cây, cà phê, đường và lúa mì... đồng loạt tăng, quặng sắt cao nhất 6 tuần.
Giá USD hôm nay 25/4: Thế giới phục hồi, trong nước "hạ nhiệt"
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 25/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 25/4 hiện đang ở mức 24.264 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.051-25.477 đồng.

Tin cùng chuyên mục

Khấu hao chỉ hơn 30 triệu đồng/năm, VinFast Fadil cũ được săn đón hơn Hyundai Grand i10, Kia Morning
4 giờ trước
Sau 3 năm lăn bánh, mẫu xe hạng A của VinFast chỉ có khấu hao khoảng 100 triệu đồng, tức là chỉ hơn 30 triệu đồng/năm.
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp
6 giờ trước
Tại Diễn đàn chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa với chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” vừa được tổ chức, đại diện BIDV cùng các chuyên gia, diễn giả đã trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn để ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.
Hà Nội đắt đỏ nhất nước: 30 triệu đồng một tháng vẫn thấy...thiếu
6 giờ trước
Mức chi tiêu vừa đủ trong một tháng của gia đình 4 người ở Hà Nội lên đến 30 triệu đồng.
Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Cuộc cách mạng tương lai
18 giờ trước
Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường Đại học trên cả nước.