Quyền quyết định vị trí Chủ tịch World Bank nằm trong tay ai?

09/01/2019 20:06
Từ trước đến nay vẫn có một nguyên tắc ngầm là châu Âu và Hoa Kỳ sẽ chia nhau lãnh đạo Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.

Các quốc gia sẽ thành lập một danh sách đề cử, các ứng cử viên phải là công dân của một trong 189 quốc gia thành viên của World Bank. Danh sách này sẽ được quyết định bởi Giám đốc điều hành, hoặc bởi các Thống đốc thông qua Giám đốc điều hành của họ. Các ứng viên cho vị trí chủ tịch phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

-Có bề dày kinh nghiệm về lãnh đạo

-Có kinh nghiệm quản lý các tổ chức lớn, nhất là các tổ chức công

-Có khả năng thể hiện một tầm nhìn rõ ràng về sứ mệnh phát triển của Ngân hàng Thế giới

-Đảm bảo một cam kết chắc chắn và đánh giá cao sự hợp tác đa phương

-Có kỹ năng giao tiếp và ngoại giao hiệu quả, luôn duy trì sự công bằng và khách quan trong việc thực hiện các trách nhiệm của vị trí này

Sau quá trình đề cử, một cuộc bỏ phiếu có trọng số sẽ được thực hiện bởi Hội đồng Quản trị bao gồm 25 Giám đốc điều hành – những người trực tiếp hoạt động tại World Bank. Quyền lực bỏ phiếu (voting power) của các quốc gia phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của quốc gia đó vào World Bank.

Theo thông tin trên website chính thức của World Bank, 8 thành viên có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ban quản trị là: Hoa Kỳ (15,98%), Nhật Bản (6,89%), Trung Quốc (4,45%), Đức (4,03%), Pháp (3,78%), Anh (3,78%), Nga (2,79%), và Saudi Arabia (2,79%) sẽ có quyền bỏ phiếu độc lập. Các quốc gia thành viên khác sẽ bầu cử theo nhóm và được đại diện bởi Giám đốc điều hành nhóm của họ.

Quyền quyết định vị trí Chủ tịch World Bank nằm trong tay ai? - Ảnh 1.

Hiện nay quyền bỏ phiếu của Việt Nam tại World Bank là 0,2%, ở trong nhóm được đại diện bởi Thái Lan cùng với Singapore, Nepal, Myanmar, Malaysia, Lào, Indonesia, Brunei, Fiji, Tonga. Quyền lực bỏ phiếu của nhóm này là 2,97%. So sánh với các quốc gia trong khu vực ASEAN, quyền lực bỏ phiếu của Việt Nam đứng thứ 6 sau Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, và Philippines.

Quá trình lựa chọn cũng bị hạn chế bởi các thỏa thuận không chính thức giữa Ban điều hành.  Quyết định chọn Chủ tịch của Ngân hàng Thế giới được đưa ra bằng phương pháp đồng thuận. Tiềm năng của các ứng cử viên được Ban điều hành loại trừ thông qua các cuộc thăm dò không chính thức. Không có sự tham gia của một hội đồng chính thức nào trong việc lựa chọn Chủ tịch cho Ngân hàng Thế giới. 

Từ trước đến nay, vẫn có một nguyên tắc ngầm là Châu Âu và Hoa Kỳ sẽ chia nhau lãnh đạo Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Điều này đã tạo ra sự tranh cãi rất lớn trong nội bộ hai tổ chức này. Tại Ban điều hành Ngân hàng Thế giới, các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu chiếm hơn 30% số phiếu. Nói chung, họ có xu hướng thỏa thuận với nhau về hầu hết các vấn đề chính sách và bầu cử. Liên minh với nhau, Hoa Kỳ, các nước Châu Âu và Nhật Bản kiểm soát ít nhất 50% số phiếu trong Ban điều hành.

Vì vậy, có lẽ cũng không sai khi nói Hoa Kỳ là cử tri tiên quyết cho việc lựa chọn vị trí Chủ tịch Ngân hàng thế giới. Lịch sử đã chứng minh, 12 chủ tịch của tổ chức này là người Mỹ hoặc nhập tịch Mỹ. 

Ông Kim Jim Yong là một trong số những vị chủ tịch "không có gốc Mỹ", được hậu thuẫn bởi cựu tổng thống Barack Obama. Trước đó, 2 nhiệm kỳ 1995 – 2000 và 2000 – 2005, World Bank được dẫn dắt bởi một vị chủ tích gốc Úc – ông James Wolfensohn – nhà đầu tư ngân hàng kiêm luật sư, nhưng thật ra ông này cũng đã nhập tịch Mỹ.

Tin mới

Mua Vietlott theo ngày sinh nhật vợ trúng ngay tiền tỷ
10 giờ trước
Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa thông báo chủ nhân giải đặc biệt MAX 3D+ trị giá hơn 1 tỷ đồng là anh Đ.V.Đ., đăng ký dự thưởng tại Nghệ An. Anh Đ. trúng giải với tấm vé lựa số theo ngày tháng năm sinh của vợ.
Nhiều cửa hàng 'treo biển' thông báo hết sạch vàng nhẫn
53 phút trước
Sáng nay (26/4), nhiều cửa hàng thông báo hết vàng nhẫn các loại và chỉ còn vàng miếng SJC. Khách đến mua để lại số điện thoại khi nào có vàng cửa hàng báo.
Thế giới rầm rộ làn sóng cấm TikTok: Nhiều sai phạm ở Việt Nam vẫn tăng trưởng khủng
2 giờ trước
Trong khi TikTok đang trở thành mạng xã hội bị "cấm cửa" tại nhiều quốc gia nhất thì ở Việt Nam, nền tảng này vẫn cho thấy tốc độ phát triển thần tốc, thậm chí vượt mặt Lazada để trở thành thị trường trực tuyến số 2 của Việt Nam sau Shopee.
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 22%, “bật mí” chi tiết về HD SAISON
2 giờ trước
Năm 2024, HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 15.852 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 12.601 tỷ đồng, cùng tăng 22% so với thực hiện năm 2023.
Một ông lớn xe điện châu Á đang 'ăn nên làm ra' tại Mỹ: Doanh số vượt xa Ford và GM, người Việt cũng ngày càng ưa chuộng
2 giờ trước
Không phải Ford hay GM, đây là thương hiệu bán chạy tại Mỹ chỉ sau Tesla.

Tin cùng chuyên mục

Ông Dương Công Minh phủ nhận việc có liên quan đến Trương Mỹ Lan, tiết lộ "nguồn gốc" tin đồn
2 giờ trước
Ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Sacombank chia sẻ: "Tôi là cổ đông lớn nhất của Sacombank. Những tin đồn ảnh hưởng đến tôi cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của Sacombank và cổ đông".
Nhiều lần phải hủy đấu thầu vàng, Ngân hàng Nhà nước cần làm gì?
4 giờ trước
Hai phiên đấu thầu vàng đã bị hủy chỉ trong vài ngày do không đủ số lượng đơn vị tham gia, chuyên gia cho rằng vẫn còn những bất cập cần điều chỉnh.
Giá USD hôm nay 26/4: Tiếp đà giảm tại thị trường trong nước và thế giới
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 24.264 đồng, đi ngang so với ngày hôm qua.
Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định
17 giờ trước
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).