Robot dần mở rộng ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ Việt Nam

18/10/2019 10:15
Việc ứng dụng robot bước đầu đã giúp Công ty cổ phần Công nghiệp ô tô Vinacomin tăng năng suất gấp 2-3 lần, gia tăng 50-60% lượng đơn hàng.

Thực hiện chủ trương của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) về đẩy mạnh ứng dụng tin học hóa, tự động hóa trong sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030, Công ty cổ phần Công nghiệp ô tô Vinacomin (VMIC) đã xác định nhiều giải pháp. Trong đó có việc đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường tự động hóa trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động và thu nhập ổn định cho người lao động.

Robot dần mở rộng ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ Việt Nam - Ảnh 1.

Cobot UR10 hoạt động trong khâu mài, một trong những khâu nguy cơ cao trong an toàn lao động.

Ông Phạm Xuân Phi, Tổng Giám đốc VMIC cho biết, từ đầu năm 2018 trở về trước, các quy trình sản xuất thủ công chiếm chủ yếu tại VMIC, nơi sản xuất các bộ phận cho xe khai thác mỏ. Việc phụ thuộc vào lao động thủ công khiến năng suất không cao, chất lượng sản phẩm không đồng nhất, khiến đơn đặt hàng thấp và ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân. Năng suất tăng 2-3 lần, đơn đặt hàng tăng 50-60%

"Chúng tôi hiểu rằng để có thể phát triển và cạnh tranh, thì buộc phải thay thế máy móc, thiết bị hiện đại hóa. Dùng thiết bị lỗi thời, công nghệ cũ kỹ sẽ không thể cạnh tranh nổi. Và thất bại sẽ là tất yếu", ông Phi nói.

Vào tháng 2/2018, Ban Giám đốc Công ty quyết định đầu tư cobot UR10 (robot hợp tác), với giá trị 1,95 tỷ đồng để đảm nhiệm việc lắp ráp và tự động sản xuất.

Robot dần mở rộng ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Phạm Xuân Phi, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp ô tô Vinacomin.

Ông Phạm Xuân Phi chia sẻ, là đơn vị nhà nước đầu tiên đầu tư robot tại miền Bắc, áp lực đối với ban giám đốc là không nhỏ. Đó là áp lực làm sao để nâng cao năng suất, chất lượng mà không gây lãng phí tiền của của nhà nước.

"Kế hoạch ban đầu tỷ suất hoàn vốn đầu tư robot sẽ là 6-8 năm, tuy nhiên đến nay, sau gần 2 năm đưa vào hoạt động, chúng tôi đã thu hồi được vốn. Năng suất tăng từ 2-3 lần, chất lượng sản phẩm rất ổn định. Đơn đặt hàng của công ty cũng tăng thêm 50-60%, nhờ đó tăng thu nhập cho người lao động", ông Phi phấn khởi cho biết.

Hai cobot UR10 của Universal Robots hiện nay được triển khai tại hệ thống mài, tiện cắt. Khi chưa có cobot, cần 24 kỹ sư/ngày vận hành các thiết bị, thì nay chỉ cần 2-3 kỹ sư/ngày. Không chỉ giảm bớt nhân lực, chất lượng sản phẩm được nâng cao nhờ độ chính xác, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và giảm nguy cơ tai nạn làm việc cho công nhân.

"Chúng tôi vừa nhận được phản hồi của một công ty cơ khí khoáng sản của Nhật Bản hài lòng với sản phẩm của VMIC. Họ hẹn trong tháng tới sẽ đến đây để chính thức đặt hàng. Do đó, thời gian tới, VMIC dự định sẽ bổ sung thêm 3 đến 5 cobot UR nữa để tự động hóa nhiều quy trình hơn trong các nhà máy của mình", ông Phi cho biết thêm.

Ông Kelly Kao, Giám đốc công ty Servo Dynamics Engineering, đơn vị tập huấn kỹ thuật cho VMIC, cho biết, mặc dù không rành về vận dụng robot, đội ngũ kỹ sư VMIC đã triển khai thành công các cobot chỉ trong vòng một tháng; Lập trình thành thạo theo yêu cầu thiết kế riêng trong khoảng 3-6 tháng.

“Các tính năng an toàn tiên tiến của các cobot cho phép nhân viên làm việc cùng một cách an toàn, không có rào cản. Doanh nghiệp cũng không cần phải thay đổi không gian làm việc, tiết kiệm chi phí trong khi cải thiện năng suất”, ông Kelly cho biết thêm.

Việt Nam là thị trường nhiều tiềm năng cho ứng dụng robot

Ông Darrell Adams, Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương, Công ty Universal Robots cho rằng, việc áp dụng công nghệ cobot đang trở nên rộng rãi hơn tại Việt Nam khi các công ty dần nhận ra tiềm năng to lớn của công nghệ tự động hoá.

Robot dần mở rộng ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ Việt Nam - Ảnh 3.

Ông Darrell Adams, Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương, Công ty Universal Robots.

Ngoài ngành công nghiệp khai thác, cobot còn được triển khai trong nhiều lĩnh vực khác nhau như là ô tô, điện tử, dệt may, giày dép và công nghiệp chế biến thực phẩm.

“Các robot là lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp ở Đông Nam Á trong việc cải tiến quy trình sản xuất và duy trì tính cạnh tranh. VMIC là một ví dụ điển hình cho việc tự động hoá các quy trình vốn phụ thuộc rất nhiều vào thủ công với những cải thiện đáng kể trong năng suất cũng như chất lượng đầu ra của sản phẩm”, ông Adams cho hay.




Theo Tập đoàn tư vấn toàn cầu Frost và Sullivan, thị trường tự động hóa và kiểm soát tại Việt Nam được ước tính trị giá 184,5 triệu USD vào năm 2021.Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường rất tiềm năng trong việc ứng dụng robot. Theo Liên đoàn Robot quốc tế, Việt Nam đứng thứ 18 trên toàn cầu về hoạt động robot. Việt Nam ước tính hiện có khoảng 13.800 robot, tăng 13% so với con số 12.200 của năm 2017. Ngành công nghiệp điện tử vẫn là nguồn sử dụng lớn nhất với 42% số robot, tiếp theo là ngành ô tô với 12%./.

Tin mới

'Nỗi đau' làm xe điện của Ford: Mỗi quý lỗ tới 1,3 tỷ USD, càng bán càng lỗ, là 'con sâu' đánh tụt hiệu suất của cả tập đoàn
8 giờ trước
Cứ mỗi chiếc xe điện được bán ra trong quý vừa qua, Ford lỗ tương đương 132.000 USD/chiếc.
VinFast tung ưu đãi lớn tặng 3 tháng thuê pin cho khách hàng mua xe máy điện
7 giờ trước
Người dùng mua xe máy điện VinFast có cơ hội nhận 3 tháng thuê pin hoặc tiền mặt trị giá 1,05 triệu đồng.
Thái Lan đang mạnh tay săn lùng một báu vật tiền tỷ của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 200%, giá trong nước tăng không ngừng nghỉ
7 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này đã tăng gần 50% so với cùng kỳ.
LG đưa TV OLED không dây đầu tiên trên thế giới về Việt Nam
7 giờ trước
Đây là dòng tivi OLED không dây đầu tiên trên thế giới, sở hữu hình ảnh với độ phân giải 4K cùng tần số quét 144Hz.
Thanh long nghịch vụ tăng giá
6 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.212.542.420 VNĐ / tấn

293.50 BRL / kg

-5.63 %

- -17.50

Thịt gà

CHICKEN

29.828.130 VNĐ / tấn

7.22 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Masan đạt gần 19.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
7 giờ trước
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của quý I/2024. Trong đó, mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng trưởng ở mức 69,7% so với cùng kỳ.
Thế giới rầm rộ làn sóng cấm TikTok: Nhiều sai phạm ở Việt Nam vẫn tăng trưởng khủng
8 giờ trước
Trong khi TikTok đang trở thành mạng xã hội bị "cấm cửa" tại nhiều quốc gia nhất thì ở Việt Nam, nền tảng này vẫn cho thấy tốc độ phát triển thần tốc, thậm chí vượt mặt Lazada để trở thành thị trường trực tuyến số 2 của Việt Nam sau Shopee.
Mặt hàng ở Việt Nam có thời điểm giá rẻ như cho, bán đầy đường để "giải cứu" bỗng rơi vào khủng hoảng, tăng vọt 20-30% khắp thế giới
14 giờ trước
Giá mặt hàng này đã tăng cao kỷ lục do ảnh hưởng bởi cúm gia cầm đang lây lan toàn thế giới.
Giá nhiều loại hải sản ở Trà Vinh tăng cao
16 giờ trước
Giá một số loại hải sản cua biển, nghêu, vọp, sò huyết, tôm càng xanh ở tỉnh Trà Vinh đã bắt đầu tăng trong 3 ngày vừa qua. Việc hải sản tăng giá là do nhu cầu người tiêu dùng tăng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.