Sản xuất vải đang là “nút thắt cổ chai” của ngành dệt may Việt Nam

29/06/2020 20:34
Vào chiều 29/6, theo báo cáo của Chương trình nghiên cứu chiến lược Mekong - Trung Quốc (MCSS) về “Dệt may Việt Nam: Tác động của Covid-19 và xa hơn nữa” đã khẳng định, việc kí kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) được xem là mang lại cho ngành dệt may Việt Nam những ưu thế cạnh tranh xuất khẩu vô cùng lớn. Tuy nhiên, theo đánh giá của MCSS, các lợi thế này vẫn chỉ tồn tại về mặt lý thuyết.

Báo cáo về "Dệt may Việt Nam: Tác động của Covid-19 và xa hơn nữa" đã chỉ ra một loạt khó khăn của ngành dệt may Việt Nam liên quan đến các FTA. Cụ thể, nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu ngành dệt may hiện đang có giá trị khoảng 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc; trong đó, 70% vải nhập khẩu phục vụ cho mục đích may xuất khẩu. Như vậy, chi phí cho nhập khẩu nguyên phụ liệu đang chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp.

"Sản xuất vải đang là ‘nút thắt cổ chai’ của ngành dệt may Việt Nam", báo cáo nhấn mạnh.

Cũng theo báo cáo, ngành dệt may Việt Nam không có chuỗi cung ứng đầy đủ nên rất khó tận dụng lợi thế của các FTA. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tận dụng FTA của Việt Nam rất thấp là không tự chủ được vấn đề xuất xứ hàng hóa.

Ghi nhận đến năm 2020, Việt Nam đã ký và có 12 FTA có hiệu lực, 1 FTA đợi phê chuẩn và đang đàm phán 3 FTA khác. Việc kí kết FTA (song phương và đa phương) đem lại cho ngành dệt may những ưu thế cạnh tranh xuất khẩu vô cùng to lớn.

Chẳng hạn, thuế suất áp dụng đối với ngành dệt và nguyên liệu, với ngành may trung bình là 0 - 5% (trong khi đó theo quy chế của WTO, thuế suất với ngành dệt và nguyên liệu trung bình là 12% và với ngành may mặc là 25%).

Mặc dù lợi ích lớn như vậy, nhưng đến nay, các lợi thế này chỉ tồn tại về mặt lý thuyết. Số liệu cho thấy tỷ lệ tận dụng FTA của Việt Nam chỉ đạt trung bình 30 - 35%. Nghĩa là Việt Nam chỉ mới tận dụng được 1/3 lợi ích từ các FTA đã có hiệu lực.

Theo đánh giá của MCSS, Việt Nam không dễ dàng tận dụng được ưu đãi của các FTA thế hệ mới như EVFTA hay trước đó là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Cụ thể, quy định của EVFTA có thể thay mở đường cho các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi chiến lược nguồn cung vì Việt Nam có thể tăng nhập nguyên liệu từ những nước đã có FTA với Liên minh châu Âu (EU) để đảm bảo quy tắc ROO. Tuy nhiên, quá trình thực hiện trên thực tế có thể không dễ dàng như vậy khi giá nhập khẩu từ một nơi có thể giúp hàng Việt Nam được hưởng C/O vào châu Âu (ví dụ nhập khẩu từ Hàn Quốc) có giá cao hơn 15 - 20% so với nhập khẩu từ Trung Quốc.

Với thị trường các nước thành viên CPTPP, MCSS cũng đánh giá Việt Nam chưa khai thác được các thị trường tiềm năng trong khối như Mexico, Newzealand, Canada, Australia. Đặc biệt, Australia, Canada là hai thị trường có quy mô sử dụng hàng dệt may khá lớn, khoảng 10 tỷ USD/năm, trong khi thị phần xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào 2 thị trường này còn nhỏ, chỉ khoảng 500 triệu USD/năm.

Còn với thị trường Canada, MCSS nhận định cơ hội xuất khẩu hàng may mặc có dư địa cao (hiện mới chiếm 7% tổng thị phần nhập khẩu của Canada) vì nhiều công ty phân phối dệt may hàng đầu thế giới có trụ sở tại Canada. Đặc biệt khi thuế nhập khẩu mặt hàng này vào Canada sẽ giảm xuống còn 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi.

Đặc biệt, với thị trường Mỹ, mức thuế suất hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ vẫn ở mức rất cao. Mặc dù là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng thuế suất mà hàng may mặc Việt Nam bị áp tại Mỹ vẫn ở mức rất cao (17,5%) so với các thị trường khác nhất là những thị trường mà Việt Nam đã kí FTA song phương hoặc đa phương như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Tin mới

Top 10 mẫu xe hiếm và đắt nhất thế giới năm 2025
13 giờ trước
Dưới đây là top 10 mẫu ô tô được sản xuất giới hạn có giá đắt đỏ nhất thế giới năm 2025, bao gồm nhiều siêu phẩm đến từ Bugatti, Pagani, Ferrari, Mercedes-Benz và Rolls-Royce.
Lincoln Limousine hiếm bán lại giá 1,2 tỷ: Giá ngang Camry mới, dài gần gấp đôi C-Class, có ghế sofa, quầy bar 'sang chảnh'
14 giờ trước
Chiếc Lincoln Town Car Limousine đời 2006 sở hữu nội thất xa hoa, từng được ví như “chuyên cơ mặt đất”, phù hợp cho người mê sưu tầm hoặc làm dịch vụ cao cấp.
Mẫu xe tay ga khủng này của nhà Honda được trang bị cốp 22 lít và mạnh gập 3,5 lần Honda SH 160i
15 giờ trước
Mẫu xe này được ra mắt vào ngày 15/1 tại thị trường Trung Quốc với mức giá 129.800 nhân dân tệ (khoảng 464 triệu đồng).
Choáng với lượng khách du lịch "cực khủng" đổ về Thanh Hóa dịp lễ 30-4 và 1-5
15 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các điểm du lịch ở Thanh Hóa đón lượng khách du lịch "cực khủng", tổng thu đạt hơn 4.170 tỉ đồng
Xác minh nhà bè ở Nha Trang 'chặt chém' 3,5 triệu đồng/kg cá bò hòm
15 giờ trước
Chủ nhà bè hải sản ở Nha Trang bị du khách tố bán 1kg cá bò hòm với giá 3,5 triệu đồng. Hiện UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra, xác minh để xử lý.

Tin cùng chuyên mục

Showroom mô tô KTM ngừng hoạt động sau khi ồ ạt khuyến mãi
20 giờ trước
Hệ thống cửa hàng KTM đóng cửa từ ngày 1-5 nhưng hệ thống bảo dưỡng, bảo hành vẫn còn hoạt động.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
1 ngày trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
1 ngày trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Cẩn trọng với việc rao bán, tìm mua drone bị rơi sau sự cố
1 ngày trước
Trên mạng xã hội, một số người đã rao bán lại drone nhặt được hoặc tìm mua bộ điều khiển để sử dụng