Sau 1 năm biến động mạnh, TTCK Việt Nam vẫn còn 43 doanh nghiệp "tỷ đô" vốn hóa

01/01/2023 10:00
Tổng vốn hóa của 43 doanh nghiệp "tỷ đô" đạt 3,6 triệu tỷ đồng, tương ứng 152 tỷ USD và chiếm 68% so với tổng vốn hóa TTCK Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua năm 2022 với nhiều cung bậc cảm xúc của nhà đầu tư khi không còn "đánh đâu thắng đó". Chỉ số chính của thị trường từ mức đỉnh trên 1.500 điểm vào tháng 4 đã nhanh chóng "lao dốc" xuống vùng 873 điểm chỉ hơn nửa năm sau đó. Sự trồi sụt của thị trường đã kéo hàng loạt cổ phiếu chao đảo và theo đó, từ đỉnh điểm có gần 70 doanh nghiệp vốn hoá tỷ USD, số lượng doanh nghiệp vốn hoá tỷ USD bị sụt giảm mạnh mẽ.

Tính theo số liệu chốt ngày 30/12/2022, trên cả 3 sàn HoSE, HNX, UpCOM có tổng cộng 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD (trên 23.500 tỷ đồng), giảm 16 doanh nghiệp so với thời điểm đầu năm.

Tổng vốn hóa của 43 doanh nghiệp "tỷ đô" đạt 3,6 triệu tỷ đồng, tương ứng 152 tỷ USD, giảm so với thời điểm đầu năm là hơn 92 tỷ USD. So với tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam là xấp xỉ 5,3 triệu tỷ đồng (223,7 tỷ USD) thì quy mô vốn hóa 43 doanh nghiệp tỷ đô này chiếm 68%.

Xét về sự phân bổ của các sàn, HoSE có tới 37 doanh nghiệp vốn hóa từ 1 tỷ USD trở lên; sàn UPCom có 6 doanh nghiệp, giảm 7 doanh nghiệp so với đầu năm. Trong khi HNX đã không còn đại diện nào ở lại trong nhóm này. Thời điểm đầu năm 2 cái tên sàn HNX góp mặt là Thai Holdings (THD) và KS Finance (KSF) đã rời danh sách.

Sau 1 năm biến động mạnh, TTCK Việt Nam vẫn còn 43 doanh nghiệp tỷ đô vốn hóa - Ảnh 1.

Màu Cam: sàn UpCOM; Còn lại: sàn HoSE

Nhìn vào từng doanh nghiệp cụ thể, Vietcombank hiện là doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với gần 380.000 tỷ đồng, tương ứng 16,11 tỷ USD, thậm chí vượt xa mức vốn hóa 2 ngân hàng BIDV (195.000 tỷ đồng ~ 8,31 tỷ USD), Vietinbank (131. tỷ đồng ~ 5,57 tỷ USD) cộng lại.

Trong khi đó, "bộ đôi" VinGroup xếp ngay sau với vốn hóa Vinhomes đạt 209.000 tỷ đồng (8,89 tỷ USD) và Vingroup với 205.000 tỷ đồng (8,73 tỷ USD), chỉ nhỉnh hơn chút so với cái tên lớn thứ 4 về vốn hóa là BID (8,3 tỷ USD).

Trong danh sách tỷ đô vốn hóa, OCB của Ngân hàng Phương Đông là cái tên có vốn hóa nhỏ nhất với 24.650 tỷ đồng, tương ứng 1,05 tỷ USD. OCB đã bứt phá mạnh hơn 46% so với đáy hồi đầu tháng 10 để trở lại cột mốc tỷ đô vốn hoá này.

Xét về sự phân bổ nhóm ngành, các cổ phiếu ngân hàng vẫn chiếm ưu thế trong danh sách tỷ đô vốn hóa khi có tới 16 ngân hàng góp mặt với tổng vốn hóa lên tới 1,4 triệu tỷ đồng, tương ứng 59 tỷ USD, chiếm gần 27% vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây cũng là nhóm ngành "đầu tàu", dẫn dắt thị trường chứng khoán Việt Nam và là một trong những nhóm có sự hồi phục khá đáng kể những tuần cuối năm.

Trong khi đó, "nhóm VinGroup" có 3 đại diện góp mặt, bao gồm Vingroup (VIC), VinHomes (VHM), Vincom Retail (VRE) chiếm tổng 20,17 tỷ USD vốn hóa, chiếm gần 9% vốn hóa thị trường và là nhóm lớn thứ 2. Trong khi đó, một thành viên khác trong "nhóm VinGroup" là VEF của Vefac “lao dốc” nhanh chóng kể từ đỉnh 275.000 đồng/cp hồi tháng 3 năm 2022, hiện thị giá chỉ còn 1/4 và không còn trong nhóm vốn hoá tỷ đô.

Ngành chứng khoán đầu năm nay còn hai gương mặt lọt vào danh sách tỷ đô, bao gồm SSI và VNDirect, đến tháng 6/2022 đã không còn công ty chứng khoán nào có mức hoá tỷ đô trên sàn. Đến cuối năm, SSI là cái tên duy nhất góp mặt trong danh sách. Đây được xem là một tín hiệu khá tích cực, đánh dấu sự trở lại của nhóm ngành có độ nhạy cao với thị trường. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng những khó khăn vẫn còn ở phía trước với nhóm chứng khoán khi tiền vào thị trường nói chung và nhóm chứng khoán nói riêng không đủ dồi dào. Đồng thời tác động từ biến cố trên thị trường trái phiếu, lãi suất tăng cũng là một trong những nguyên nhân trọng yếu ảnh hưởng đến dòng tiền vào chứng khoán.

Ngành Bất động sản - BĐS KCN sau một năm 2022 đầy biến động, những gương mặt "tỷ đô" quen thuộc như VinHomes (8,9 tỷ USD), Vingroup (8,7 tỷ USD), Becamex (3,6 tỷ USD), SunShine Homes (1,3 tỷ USD), Novaland (1,16 tỷ USD),… vẫn hiện diện, trong khi đó nhiều cái tên đã phải rời danh sách như Phát Đạt (PDR), DIC Corp (DIG), Kinh Bắc (KBC), Sonadezi (SZC)...

Nhóm ngành viễn thông – công nghệ cũng ghi nhận có sự thay đổi khi hai doanh nghiệp Viettel Global (2,6 tỷ USD vốn hóa) và FPT (3,6 tỷ USD) vẫn thuộc danh sách. Trong khi đó, FPT Telecom không còn duy trì vốn hóa "tỷ đô" từ giữa năm 2022, mức vốn hoá hiện chỉ còn khoảng 16.700 tỷ đồng ~ 0,71 tỷ USD.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
12 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
12 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
12 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
12 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
13 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.