Sau một loạt các báo cáo tháng quan trọng, giá dầu đã bắt đầu bị kìm hãm?

16/06/2022 11:06
Giá dầu đã có một nhịp giảm sau khi FED tăng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm. Những báo cáo của OPEC. EIA, IEA cũng sẽ khiến thị trường dầu có những biến động trong thời gian tới.

Giai đoạn này, kiềm chế lạm phát luôn là một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà hoạch định chính sách. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hồi phục sau đại dịch, chi phí năng lượng ngày càng gia tăng khiến cho giá dầu thô trở thành một chủ đề nóng được nhiều quốc gia và tổ chức đặc biệt quan tâm.

Thị trường biến động mạnh, các tổ chức năng lượng khó thống nhất quan điểm

Từ đầu năm tới nay, giá dầu thô WTI đã tăng 53% lên 115,3 USD/thùng, còn giá dầu thô Brent cũng tăng đến 50% và chạm mốc 118,5 USD/thùng. Chỉ số MXV-Index Năng lượng, đo lường sự biến động của các mặt hàng trong nhóm, cũng tăng đến gần 70% lên mức 5.704 điểm.

Sau một loạt các báo cáo tháng quan trọng, giá dầu đã bắt đầu bị kìm hãm? - Ảnh 1.

Yếu tố chính dẫn dắt thị trường vẫn là những thông tin xoay quanh tình hình nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn cầu. Các số liệu này thường được rất nhiều tổ chức theo dõi và đưa ra dự báo hàng tháng, tuy nhiên giá dầu thường phản ứng mạnh nhất với các báo cáo thuộc 3 tổ chức năng lượng lớn là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Trong đợt phát hành báo cáo mới nhất vào tháng 6 mới đây, số liệu từ các cơ quan này vẫn cho thấy một vài sự phân hóa nhất định, gợi ý sẽ tạo ra nhiều biến động đối với giá dầu thô thế giới.

Cụ thể, trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO), EIA nâng ước tính tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm 2022 lên 99,63 triệu thùng từ mức 99,61 triệu thùng so với báo cáo tháng 5. Sản lượng dầu toàn cầu cũng được điều chỉnh tăng từ 99,89 triệu thùng lên 100,08 triệu thùng.

Trong khi đó, báo cáo tháng 6 của OPEC giữ nguyên ước tính tiêu thụ dầu là 100,29 triệu thùng. OPEC nhấn mạnh sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ trong nửa cuối năm sẽ bù đắp lại sự sụt giảm mạnh mẽ của trong quý II do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc.

Điểm chung lớn nhất đối của cả hai báo cáo nằm ở sự lo ngại về khả năng đáp ứng nguồn cung của OPEC. Mặc dù các thành viên đều đã đồng ý tăng sản lượng thêm 648.000 thùng trong tháng 7 và tháng 8, nhưng báo cáo của EIA cho thấy các nhà sản xuất có rất ít năng lực dự phòng, và hầu như khó có thể bù đắp cho việc thiếu hụt nguồn cung lớn. Công suất dự phòng của nhóm được điều chỉnh giảm 300.000 thùng xuống 3,05 triệu thùng/ngày.

Hiện chỉ có Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) có công suất dự phòng ở mức đáng kể, tuy nhiên 2 nước này có thể không sẵn sàng khai thác năng lực dự phòng của mình vì điều này sẽ làm giảm sự linh hoạt trong việc điều chỉnh sản lượng.

Báo cáo của OPEC cũng chỉ ra rằng sản lượng của nhóm trong tháng 5 giảm đến 176.000 thùng/ngày. Nguyên nhân là do sự giảm đáng kể ở một số khu vực như Nigeria (45.000 thùng) và Libya (186.000 thùng), bất chấp theo các thỏa thuận, hàng tháng nhóm sẽ phải liên tục tăng sản lượng.

Số liệu của OPEC và EIA đều mang lại những tác động tích cực nhất định đối với giá dầu thô, trái lại báo cáo mới nhất của IEA lại khiến cho sức ép bán trên thị trường gia tăng.

Cụ thể, sau rất nhiều tháng bày tỏ sự lo ngại rõ ràng về nguồn cung dầu toàn cầu, báo cáo của IEA đã dần cho thấy sự thay đổi quan điểm của cơ quan này. IEA cho biết sau 7 quý liên tiếp tồn kho giảm, tăng trưởng tiêu thụ chậm lại và nguồn cung dầu thế giới tăng vào cuối năm sẽ giúp thị trường dầu thế giới không còn quá lo ngại về chênh lệch cân bằng cung - cầu. Ngoài ra, các đợt giải phóng dầu từ kho dự trữ của cơ quan này cũng đã phần nào hạn chế lại sự sụt giảm của tồn kho dầu thế giới. Dữ liệu sơ bộ cho thấy dự trữ dầu toàn cầu đã tăng 77 triệu thùng trong tháng 4 và tiếp tục tăng thêm trong tháng 5.

Mặc dù IEA cũng bày tỏ những lo ngại nhất định về việc nguồn cung dầu vẫn khó theo kịp nhu cầu tiêu thụ trong năm 2023, nhưng thị trường phản ứng mạnh hơn với tin tức về triển vọng năm 2022 nên giá dầu thô đã có một nhịp giảm ngay từ thời điểm ra báo cáo.

Sau một loạt các báo cáo tháng quan trọng, giá dầu đã bắt đầu bị kìm hãm? - Ảnh 2.

Áp lực đến từ chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương

Lạm phát tại nhiều quốc gia tăng mạnh trong năm nay đã khiến cho các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đều phải chuyển sang chính sách thắt chặt tiền tệ, với công cụ phổ biến nhất là tăng lãi suất. Tiếp nối quyết định của Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB tuần vừa rồi tăng lãi suất lần đầu tiên trong 11 năm, rạng sáng nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994, FED có động thái mạnh như vậy. Lạm phát Mỹ trong tháng 5/2022 tăng mạnh 8,6% lên cao nhất trong vòng 40 năm phần nào đã khiến cho FED phải nhanh chóng nâng lãi suất lên mức cao bất thường.

Biểu đồ dot-plot, ghi lại dự báo của mỗi quan chức FED về mức lãi suất ngắn hạn chủ chốt, cho thấy FED đang kỳ vọng lãi suất trong cuối năm 2022 sẽ đạt 3,4%, và 3,8% trong cuối năm sau. Như vậy, lãi suất mục tiêu của FED hiện được đặt trong khoảng từ 1,5% đến 1,75%.

Để so sánh, trong cuộc họp tháng 3, FED chỉ kỳ vọng lãi suất sẽ ở mức 1,9% trong năm nay và 2,8% cho năm sau. Lãi suất cao sẽ làm tăng chi phí đi vay, và có thể khiến các khoản chi tiêu dùng cũng như đầu tư sản xuất giảm bớt, từ đó khiến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng năng lượng nói chung và tiêu thụ dầu thô suy giảm. Kết hợp với dự báo IEA đưa ra đầu giờ chiều, giá dầu ngày hôm qua giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tuần.

Sau một loạt các báo cáo tháng quan trọng, giá dầu đã bắt đầu bị kìm hãm? - Ảnh 3.

Theo dữ liệu khảo sát của CME Watchtool, thị trường đang kỳ vọng cuộc họp tháng 7 tiếp theo FED cũng sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, với xác suất hiện tại đang ở mức 79%. Khả năng 2 đợt tăng mạnh liên tiếp sẽ là một yếu tố kìm hãm giá dầu trong tháng tới.

https://cafef.vn/sau-mot-loat-cac-bao-cao-thang-quan-trong-gia-dau-da-bat-dau-bi-kim-ham-2022061610182421.chn

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
8 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
8 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
8 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
8 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
9 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.857.821 VNĐ / tấn

17.20 UScents / lb

0.29 %

- 0.05

Cacao

COCOA

231.032.673 VNĐ / tấn

8,887.00 USD / mt

0.04 %

- 4.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

229.257.383 VNĐ / tấn

400.01 UScents / lb

1.68 %

- 6.82

Gạo

RICE

15.312 VNĐ / tấn

12.95 USD / CWT

3.77 %

+ 0.47

Đậu nành

SOYBEANS

9.832.027 VNĐ / tấn

1,029.30 UScents / bu

0.52 %

- 5.40

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.488.043 VNĐ / tấn

296.20 USD / ust

0.60 %

- 1.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
13 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.