SCMP: Điều gì khiến cung ứng châu Á mạnh hơn bao giờ hết, bất chấp những dự báo đứt gãy trước đây?

07/06/2021 11:04
Chỉ vài tháng trước, nhiều người đã nhận định, chuỗi cung ứng tại châu Á đang dần sụp đổ, hay một cuộc chiến thương mại khốc liệt sắp xảy ra. Bên cạnh đó, đại dịch đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu.

Song, South China Morning Post nhận định, bất chấp tất cả những thách thức này, chuỗi cung ứng của châu Á vẫn có thể điều chỉnh và tiếp tục phát triển. Trong khi đó, khu vực được đánh giá là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu - thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vẫn tiếp tục bị gián đoạn. Mức thuế song phương trung bình bị "kẹt" ở con số gần 20%. Đây là trở ngại đáng kể đối với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có lợi nhuận thấp và trung bình.

Những hạn chế về chuyển giao công nghệ đang tạo ra những bất ổn "đè nặng" trong khu vực, đặc biệt khi châu Á là nơi khoảng 1/3 hàng xuất khẩu là đồ điện tử. Trong khi đó, đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt mọi thứ, từ linh kiện xe đạp đến chất bán dẫn.

Câu hỏi đặt ra là, liệu sản xuất tại châu Á có bị đứt gãy?

Câu trả lời là không. Các chuỗi cung ứng của châu Á vẫn có tính cạnh tranh cao, cùng với khả năng cung cấp hàng hóa với giá cả và quy mô mà một số khu vực khác khó có thể sánh kịp. Thực tế, vẫn có một số công ty đã cắt giảm đáng kể hoạt động tìm nguồn cung hoặc mở rộng sản xuất ở châu Á. Nhưng nhìn chung, chuỗi cung ứng trong khu vực vẫn rất hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Thỏa thuận thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng không khiến thương mại song phương dừng lại. Bất chấp đại dịch làm suy giảm nhu cầu một cách nghiêm trọng, các lô hàng song phương trong năm vừa qua nhìn chung không có sự thay đổi lớn so với năm 2016. Cũng trong năm 2020, khoảng 15% kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ liên quan đến thương mại với Trung Quốc.

SCMP: Điều gì khiến cung ứng châu Á mạnh hơn bao giờ hết, bất chấp những dự báo đứt gãy trước đây? - Ảnh 1.

Đặc biệt, khi căng thẳng thương mại vẫn tiếp diễn, thay vì giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng châu Á, các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển sang khu vực ASEAN nhằm mở rộng hoạt động sản xuất. Năm ngoái, tỷ trọng nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN tăng hơn 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước đó. Đáng chú ý, đối với Việt Nam, trong quý 1/2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất cả nước, với kim ngạch tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020.

Điều này cho thấy sự thay đổi của các chuỗi cung ứng châu Á theo chiều tích cực hơn. Lĩnh vực công nghệ là một ví dụ nổi bật. Rủi ro về chính sách đã thúc đẩy các doanh nghiệp lựa chọn lại địa điểm để dịch chuyển nhà máy. Tuy nhiên, rất ít công ty chọn từ bỏ Trung Quốc: từ Tesla đến Apple.

Tại Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký mới đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng tới 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý trong giai đoạn dịch bệnh, vốn thực hiện vẫn đạt 5,5 tỷ USD, tăng gần 7%. Thực tế này cho thấy, những chính sách thu hút đầu tư linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh đã có hiệu quả tương đối cao.

Nhìn chung, chiến lược "Trung Quốc + 1" đang phát huy hiệu quả khi các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc, đồng thời chuyển một số chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất sang khu vực ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia...). Theo đó, vốn FDI vào khu vực Đông Nam Á đang bắt đầu vượt Trung Quốc.

Đại dịch đã nêu bật tầm quan trọng của chuỗi cung ứng châu Á. Trừ giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 năm ngoái gặp phải những gián đoạn, còn lại sản xuất trên khắp châu Á nhanh chóng tăng lên mức kỷ lục. Mặc dù điều này không thể ngăn chặn tình trạng thiếu hụt toàn cầu, nhưng các chuỗi cung ứng châu Á đã chứng tỏ khả năng phục hồi cao và giúp ngăn chặn sự gián đoạn lớn hơn.

Khi lạm phát xảy ra tại phương Tây và các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực đầu vào, lợi thế về chi phí của việc tìm nguồn cung tại châu Á càng trở nên quan trọng hơn. Khác xa với những dự báo về chuỗi cung ứng châu Á trước đây, những thách thức vừa qua chỉ làm nổi bật thêm vai trò trung tâm của khu vực này, với ASEAN nổi lên là một trung tâm sản xuất quan trọng.

Tin mới

Nóng: Tài khoản TikTok 4 triệu followers của "chiến thần review" Võ Hà Linh bất ngờ "bay màu"
3 phút trước
Hiện tại, tài khoản TikTok nổi tiếng của "chiến thần review", "chiến thần livestream" Võ Hà Linh đang không thể tìm thấy.
Bị chê "ngáo giá", nhưng mẫu xe này vẫn bán đắt như tôm tươi: Doanh số tăng hơn 300% là do đâu?
53 phút trước
Dù giá bán không hề rẻ nhưng gần đây mẫu xe này lại nhận được sự đón nhận khá nhiệt tình từ người tiêu dùng.
Nắng nóng gay gắt, nhiều vườn sầu riêng nguy cơ thất thu
1 phút trước
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, lại rơi đúng vào thời điểm cây sầu riêng ra hoa, đậu trái, nên nhiều diện tích sầu riêng ra hoa không đều, khi cây hình thành trái non cây bị sốc nhiệt lại bị rụng khá nhiều.
'Vỡ mộng' với cua lột giá 25.000 đồng/con
48 phút trước
Cua lột đang được rao bán với giá hấp dẫn chỉ 25.000 đồng/con khiến nhiều người đua nhau mua về ăn nhưng sau đó thất vọng tràn trề.
Vì sao giá sầu riêng giảm sâu?
4 giờ trước
Tính đến 18/4, các loại sầu riêng của Việt Nam đều rớt giá 50% so với đầu tháng 4, nguyên nhân vì sao?

Tin cùng chuyên mục

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thêm hàng nghìn chuyến bay, vé máy bay giảm
11 giờ trước
Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm hè, các hãng hàng không mở bán thêm nhiều vé máy bay tới nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
Cận lễ 30/4 – 1/5, Cục Hàng không yêu cầu kiểm soát hoạt động ghi âm, ghi hình tại các sân bay
18 giờ trước
Cục Hàng không đánh giá thời gian qua, công tác quản lý, kiểm soát của các đơn vị đối với hoạt động ghi âm, ghi hình trong khu vực hạn chế tại các sân bay của các tổ chức, cá nhân chưa thật sự được chú trọng.
Vietjet tăng chuyến tới Điện Biên dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
19 giờ trước
Để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách đến với Điện Biên trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Vietjet tăng tần suất bay giữa Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với Điện Biên lên 28 chuyến bay/ tuần.
Khai thác hơn 2.000 chuyến bay đêm, hàng không tìm cách giải bài toán tải cung ứng
19 giờ trước
Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 và cao điểm hè, Vietnam Airlines sẽ tăng cường 2.000 chuyến bay khai thác vào khung giờ giờ muộn từ sau 21 giờ hàng ngày trên các đường bay.