Sự sụp đổ của 'tượng đài' Tupperware: Phá sản vì không chịu đổi mới suốt 80 năm, thua xa các đối thủ làm đồ siêu rẻ

03/03/2025 10:40
Tupperware - từ biểu tượng nhà bếp đến câu chuyện phá sản trong tiếc nuối.
Sự sụp đổ của 'tượng đài' Tupperware: Phá sản vì không chịu đổi mới suốt 80 năm, thua xa các đối thủ làm đồ siêu rẻ - Ảnh 1

Tupperware, tập đoàn Mỹ 77 năm tuổi nổi tiếng với các sản phẩm hộp đựng thức ăn, đã phá sản trong nuối tiếc. Công ty này đã mất rất nhiều năm chật vật tồn tại trước sự cạnh tranh của đối thủ, loay hoay phá bỏ hình ảnh cũ, đồng thời thu hút người tiêu dùng trẻ bằng các sản phẩm mới hợp xu hướng hơn nhưng không thành. Chiến dịch nỗ lực đổi mới, mở rộng kênh phân phối có vẻ không giúp thương hiệu đưa sản phẩm đến tay những khách hàng trẻ chưa từng nghe danh Tupperware.

Theo Neil Saunders, nhà phân tích bán lẻ tại GlobalData Retail, Tupperware đã gặp phải rất nhiều vấn đề, bao gồm sự sụt giảm trong số lượng người bán và khách hàng mua đồ gia dụng. Việc thương hiệu chưa hoàn toàn kết nối với giới trẻ cũng là một ví dụ.

Cũng theo Saunders, tình hình tài chính của Tupperware bị đe dọa vì khó tăng trưởng doanh thu, hơn nữa tài sản lại không đủ để huy động vốn.

“Họ từng là biểu tượng của sự đột phá về đồ dùng trong bếp, nhưng đã dần mất lợi thế”, ông nhận xét.

Được biết, tập đoàn Tupperware là một trong những nhà sản xuất các sản phẩm gia dụng, bao gồm công cụ chế biến, lưu trữ và bảo quản thực phẩm hàng đầu, có mặt tại hơn 100 quốc gia với nhiều nhà máy trên khắp thế giới. Các sản phẩm của hãng đều được làm từ chất liệu cao cấp, đảm bảo sức khỏe cho người dùng và được coi là trợ thủ đắc lực cho các bà nội trợ.

Nhờ việc nhiều người nấu ăn tại nhà hơn trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát, doanh số bán hàng của Tupperware đã tăng vọt vì nhu cầu lưu trữ thực phẩm. Trong quý III/2020, công ty này đã kiếm được 477,2 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, cũng chỉ được một thời điểm. Tupperware nhanh chóng quay trở lại hiện thực do những vấn đề không thể giải quyết trong nội tại. Giá cổ phiếu giảm 90% chỉ trong 1 năm 2022.

“Trong nhiều năm qua, tình hình tài chính của công ty đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức”, Giám đốc điều hành Laurie Ann Goldman cho biết.

Tupperware được thành lập vào năm 1946 bởi Earl Tupper, một nhà hóa học đã thiết kế các hộp nhựa kín khí để giúp các gia đình tiết kiệm tiền trong thời kỳ hậu chiến. Trong nhiều thập kỷ, đây là cái tên quen thuộc, không chỉ vì các hộp đựng mà còn vì cách tiếp thị bán hàng trực tiếp đến tận nhà, cùng với một đội ngũ các đại lý độc lập trưng bày sản phẩm. Không ai ngờ rằng, có một ngày Tupperware ra đi như vậy.

Sự sụp đổ của 'tượng đài' Tupperware: Phá sản vì không chịu đổi mới suốt 80 năm, thua xa các đối thủ làm đồ siêu rẻ - Ảnh 2

Trao đổi với Daily Mail Australia, Giáo sư Gary Mortimer (chuyên gia kinh doanh và bán lẻ tại Đại học Công nghệ Queensland) cho biết Tupperware không chịu đổi mới hoặc thu hút khách hàng trẻ tuổi. Qua nhiều năm, mô hình bán hàng trực tiếp nhìn chung cũng đã bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng của thương mại điện tử và những thay đổi về nhân khẩu học. Quy mô hộ gia đình nhỏ hơn và sự tiện lợi của các bữa ăn cá nhân đồng nghĩa với việc mọi người ít nấu ăn số lượng lớn.

“Tupperware là một thương hiệu đã hơn 75 tuổi. Nó phát triển vào những năm 50, 60 và 70 nhờ đổi mới sản phẩm và tạo ra các giải pháp sáng tạo cho đồ dùng nhà bếp. Nhưng ngày nay, có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh trên thị trường”, ông nói và cho biết mọi người đang có xu hướng lựa chọn các tùy chọn giao hàng dễ dàng, nghĩa là nhu cầu về hộp đựng thực phẩm giảm. “Dữ liệu của Cục Thống kê Úc cho thấy chúng ta cũng đang có những gia đình nhỏ hơn, ít nấu ăn hàng loạt hơn. Mọi người không còn nấu những bữa ăn lớn và cất giữ chúng trong những chiếc hộp nữa”.

Bên cạnh đó, cũng nhiều ý kiến cho rằng Tupperware bán đồ quá đắt. Các chuyên gia khẳng định những sai lầm về quản trị tài chính, sự lỗi thời của mô hình bán hàng trực tiếp trong kỷ nguyên thương mại điện tử, cũng như sự xuất hiện của các đối thủ giá rẻ hơn như Rubbermaid, Glad, Pyrex, Oxo và Ziploc, đã góp phần khiến Tupperware trượt dốc.

"Người trẻ không mấy quan tâm đến việc Tupperware là thương hiệu mang tính biểu tượng đâu. Họ thực sự không có lý do để mua", Ventakesh Shankar – Giáo sư Marketing và Thương mại Điện tử tại Trường Kinh doanh Mays thuộc Đại học Texas A&M nhận xét.

Keep – Giáo sự marketing tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học New Jersey thì cho biết: “Với tôi, công ty này đã phạm 2 sai lầm lớn. Với sản phẩm, họ để mất thị trường vào tay đối thủ. Tupperware cũng không sớm chấm dứt cách bán hàng trực tiếp, dù mô hình này đã thoái trào từ thập niên 80 và 90. Lẽ ra họ nên sớm bán qua các hãng bán lẻ”.

Được biết cuối năm ngoái, Tupperware Việt Nam gửi thông báo chính thức ngừng hoạt động đến các đại lý trên toàn quốc. Bà Đỗ Thị Linh Trang - cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH Tupperware Việt Nam đã đăng tải bài viết “Lời tạm biệt từ Tupperware Việt Nam” lên trang cá nhân. “Chúng tôi cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành, đặc biệt trong những thử thách – những lúc đại dịch Covid-19 hay khủng hoảng kinh tế, khi mà sự yêu mến và niềm tin của các bạn đã tiếp thêm sức mạnh để Tupperware vượt qua tất cả. Chính sự ủng hộ đó đã giúp chúng tôi vững vàng và phát triển từng ngày”.

Theo: CNN, Tupperware


Tin mới

Nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới đang mạnh tay gom hàng từ Nga: Gấp rút thanh lý các hợp đồng với Mỹ, hơn 20 triệu tấn hàng bị đe dọa
10 giờ trước
Lượng nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga dự kiến đạt 38 tỷ mét khối vào năm 2025.
Jeep và danh họa Gustav Klimt phối hợp tổ chức triển lãm nghệ thuật đặc biệt
9 giờ trước
Trong cuộc giao thoa lịch sử giữa di sản cơ khí và nghệ thuật đỉnh cao, tinh thần tự do bất diệt của thương hiệu xe Jeep chính thức hội ngộ cùng thế giới vàng son của danh họa Gustav Klimt.
Mẫu xe máy điện giá chỉ 11 triệu đồng ra mắt: thiết kế trẻ trung, hứa hẹn soán ngôi ‘xe ga quốc dân’ Honda Vision khi di chuyển trong đô thị
9 giờ trước
Mẫu xe máy điện mới từ Trung Quốc có mức giá rẻ bằng nửa Honda Wave Alpha.
Tin vui cho sầu riêng Đông Nam Á: Nhu cầu sầu riêng của Trung Quốc bùng nổ trở lại, một nhà cung cấp thị phần tăng gấp 10 lần kể từ đầu năm
8 giờ trước
Không phải Thái Lan hay Việt Nam, đây là đối thủ đang chiếm trọn cảm tình của người tiêu dùng sầu riêng tại Trung Quốc.
Đổi xe lái thử, hai chủ xe Mitsubishi Xforce và Toyota Yaris Cross bóc tách nhiều điểm khác biệt mà thông số không thể hiện được
3 giờ trước
Cùng phân khúc, cùng tầm giá, nhưng Mitsubishi Xforce và Toyota Yaris Cross lại mang đến hai kiểu trải nghiệm rất khác nhau. Để kiểm chứng điều đó, hai chủ xe đã đổi xe, lái thử xe của nhau và đưa ra những đánh giá thực tế, thẳng thắn và chi tiết.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.205.519.176 VNĐ / tấn

291.80 BRL / kg

0.90 %

- 2.65

Thịt gà

CHICKEN

29.745.504 VNĐ / tấn

7.20 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

6.265.308 VNĐ / tấn

108.70 USD / lbs

0.46 %

+ 0.50

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Một thương hiệu băng vệ sinh vướng nghi vấn chứa chất gây ung thư vượt ngưỡng cho phép 16.000 lần
1 ngày trước
Loạt sản phẩm băng vệ sinh của thương hiệu này bị phát hiện chứa hàm lượng cực cao thio-urea, chất bị nghi có nguy cơ gây ung thư và tổn hại nội tạng.
‘Siêu thực phẩm’ của Việt Nam được đối thủ Thái Lan mạnh tay săn lùng: Xuất khẩu tăng trưởng 3 chữ số, Mỹ là khách ruột nhiều năm liên tiếp
1 ngày trước
Bên cạnh sầu riêng, đây cũng là mặt hàng mà Việt Nam - Thái Lan đang cạnh tranh gay gắt.
Bất ngờ người Việt chi đến 725 tỷ đồng mua giấy qua mạng
2 ngày trước
Chi hơn 203.000 tỷ đồng mua sắm qua mạng trong nửa đầu năm, bên cạnh sản phẩm làm đẹp, thời trang, thực phẩm, người tiêu dùng Việt tốn 725 tỷ đồng để mua giấy rút.
Lô viên sủi quen thuộc vừa bị Bộ Y tế đề nghị tạm dừng lưu thông vì không đạt chất lượng
2 ngày trước
Lô thực phẩm bảo vệ sức khỏe Apiroca-B mới sản xuất vừa bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị tạm dừng lưu thông do không đạt chất lượng.