Sự thật thừa điện vẫn không thể giảm giá

Chuyện thừa điện vài tháng nay được nói đến nhiều. Đó là thực tế. Nhưng nói đầy đủ phải là thừa điện ở một số thời điểm trong ngày và thừa điện mặt trời với mức giá cao. Cho nên việc giảm giá điện là điều không dễ.

Chuyện thừa điện vài tháng nay được nói đến nhiều. Đó là thực tế. Nhưng nói đầy đủ phải là thừa điện ở một số thời điểm trong ngày và thừa điện mặt trời với mức giá cao. Cho nên việc giảm giá điện là điều không dễ.

 

Thừa điện giá cao ở một số thời điểm

Báo cáo mới nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy: Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến nhu cầu sử dụng điện giảm. Sản lượng điện thực tế năm 2020 là 247 tỷ kWh, tăng trưởng phụ tải ở mức 3%.

Đó là con số rất thấp. Các năm trước đây, khi không xảy ra dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng phụ tải thông thường ở mức 9-10%.

Trong khi đó, năm 2020 chứng kiến sự bùng nổ của điện tái tạo. Cả năm 2020, sản lượng điện năng lượng tái tạo khai thác được là 12 tỷ kWh, cho dù kế hoạch ban đầu chỉ là trên 10 tỷ kWh.

Sự thật thừa điện vẫn không thể giảm giá
Ảnh: Lương Bằng.

Sang năm 2021, Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện. Việc cung ứng điện từ nay đến hết năm 2021 phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh và chính sách của Chính phủ. Song, nguồn năng lượng tái tạo vẫn được huy động ở mức cao. Cụ thể, theo ước tính của A0, năm 2021 có thể khai thác 32 tỷ kWh điện tái tạo, gấp nhiều lần năm 2020.

Với tình hình dịch bệnh đang diễn ra nghiêm trọng ở một số tỉnh như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang hiện nay, du lịch vẫn “đóng băng”, nhu cầu sử dụng điện khó có thể hồi phục nhanh. Hồi tháng 3, EVN từng dự báo nguy cơ thừa nguồn toàn hệ thống có thể trở nên trầm trọng hơn.

Vấn đề tiết giảm phát năng lượng tái tạo cũng như các nguồn các nguồn khác là tình trạng khách quan không mong muốn. Nguyên nhân chính là nhu cầu sử dụng điện tăng thấp do chưa đồng bộ đầu tư các công trình lưới, kinh tế chững lại và ảnh hưởng sâu rộng bởi dịch bệnh.

Nói về việc giảm phát các dự án năng lượng tái tạo, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam, cho rằng do Covid-19 nên nhu cầu dùng điện cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ giảm, dẫn tới xảy ra việc thừa điện ở một số thời điểm và đây chỉ là nhất thời. “Cho nên phải thông cảm EVN hơn là trách móc họ”, ông Tiến nhấn mạnh.

Ông cũng không quên lưu ý, khi nhu cầu dùng điện tăng trở lại thì việc quá tải đường dây cũng có thể xảy ra, dẫn đến việc cắt giảm công suất.

Sự thật thừa điện vẫn không thể giảm giá
Điện mặt trời, điện gió tăng nhanh trong thời gian ngắn. 

Hiện nay, mức giảm công suất phát vẫn trong khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu tiếp tục giảm trong thời gian dài doanh thu sẽ không đảm bảo được dòng tiền trả lãi ngân hàng hoặc các doanh nghiệp phải cơ cấu lại thời gian trả nợ, thay vì trả 7 năm thì kéo dài lên 11 năm.

Mua giá cao, khó giảm giá

Trước vấn đề “thừa điện”, một số ý kiến cho rằng tại sao cung tăng cầu giảm lại không thể giảm giá điện? Như trên đã nói, việc thừa điện “chỉ xảy ra ở một số thời điểm”, nhất là buổi trưa, các ngày cuối tuần, nghỉ lễ tết. Đó là thời điểm lượng điện mặt trời phát hết công suất, trong khi nhu cầu dùng điện xuống thấp.

Để có thể tải được lượng điện mặt trời sản xuất ra, EVN phải giảm huy động các nguồn điện truyền thống như điện than, khí, thủy điện; đặc biệt lượng điện than giảm đáng kể. Ngay cả các thủy điện nhỏ cũng phải nhường giờ phát cao điểm để đảm bảo cho việc tiêu thụ điện mặt trời của các nhà máy.

Song, việc phát hết điện mặt trời là điều không tưởng bởi có thể gây rủi ro cho hệ thống điện. Ngoài ra, việc vận hành hệ thống điện vẫn phải đảm bảo yếu tố thị trường điện, bao tiêu cho các nhà máy điện BOT, các hợp đồng ký Nam Côn Sơn, Tây Nam bộ,... Ngoài ra, thủy điện lớn phải đảm bảo cấp nước hạ du, tưới tiêu.

Cũng vì ưu tiên phát năng lượng tái tạo, cho nên các tổ máy thủy điện phải thay đổi linh hoạt công suất để bù đắp thay đổi năng lượng tái tạo và phạm vi mực nước giới hạn, ảnh hưởng an ninh cấp điện cuối mùa khô. Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện phải tăng số lần khởi động/thay đổi công suất các tổ máy nhiệt điện than/tuabin khí làm tăng nguy cơ sự cố tổ máy (sự cố Phú Mỹ 2.2, Bà Rịa,... ).

Thống kê của A0 cho thấy, năm 2019 có 4.500MW điện mặt trời vào vận hành thì số lần khởi động tổ máy nhiệt điện do thừa nguồn năng lượng tái tạo là 74 lần; năm 2020 tăng lên 192 lần; còn 4 tháng đầu năm 2021 là 334 lần. Điều này khiến nhiều nhà máy điện BOT “kêu rất nhiều”.

Đáng lưu ý, điện mặt trời lại có giá cao hơn nhiều thủy điện, nhiệt điện (điện mặt trời có giá từ 1.644-2.100 đồng/kWh chưa kể phí truyền tải), trong khi giá thủy điện, nhiệt điện trung bình thấp hơn nhiều.

Sự thật thừa điện vẫn không thể giảm giá
Sản lượng điện năng lượng tái tạo dự kiếm chiếm 12,2% sản lượng điện toàn hệ thống.

Tại cuộc họp mới đây tại EVN, có đại biểu đặt ra câu hỏi: Sản lượng điện mặt trời và điện gió tăng cao như vậy ảnh hưởng thế nào đến tài chính của EVN?

Có thể lý giải được rằng, việc mua điện mặt trời, điện gió cao hơn giá bán lẻ điện bình quân tất yếu ảnh hưởng đến tài chính của EVN, làm lợi nhuận giảm đi. Lợi nhuận giảm đi khiến cơ hội giảm giá càng khó khăn bởi việc duy trì được giá điện như hiện nay đã là một thách thức.

Đặc biệt là khi năm 2020, EVN đã dành ra khoảng 12.300 tỷ đồng trong hai đợt giảm giá điện với tổng thời gian giảm lên tới 6 tháng (đợt 1 hơn 9.300 tỷ đồng giảm trực tiếp cho khách hàng trong kỳ hóa đơn từ tháng 4 đến tháng 6; đợt 2 số tiền giảm lên trên 3.000 tỷ đồng).

Trong trung hạn, Việt Nam vẫn có nhu cầu lớn về điện, nguy cơ thiếu điện vẫn có thể xảy ra nếu không đầu tư thêm nguồn điện.
Theo EVN, trong giai đoạn 2021-2025, phụ tải tăng trưởng khoảng 8,9%/năm, tương đương nhu cầu cung cấp điện tăng khoảng 23,6-30,5 tỷ kWh/năm.
Sản lượng các nguồn mới bổ sung chỉ đạt 6,1-16,7 tỷ kWh/năm, thấp hơn rất nhiều sovới nhu cầu. Nguyên nhân do nhiều nguồn nhiệt điện có rủi ro trễ tiến độ và tiến độ năng lượng tái tạo sau khi kết thúc cơ chế FIT 2 vào tháng 10/2021. Sản lượng năng lượng tái tạo đóng góp hàng năm lên tới 32-50 tỷ kWh/năm, chiếm tỷ trọng về sản lượng từ 12-14% nhu cầu toàn hệ thống điện.
Theo tính toán, năm 2022-2023, EVN phải huy động các nguồn dầu trong giai đoạn 2021-2023 để đáp ứng về mặt công suất hệ thống điện vào cao điểm chiều khi các nguồn điện mặt trời đã giảm công suất, nguồn điện khác chưa kịp tăng để đáp ứng nhu cầu phụ tải.

Lương Bằng

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
8 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
8 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
8 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
7 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
7 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.598.676 VNĐ / thùng

61.50 USD / bbl

1.02 %

- 0.63

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.523.886 VNĐ / thùng

58.62 USD / bbl

1.05 %

- 0.62

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.471.203 VNĐ / m3

3.51 USD / mmbtu

0.84 %

+ 0.03

Than đá

COAL

2.534.610 VNĐ / tấn

97.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 ổn định
12 giờ trước
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 tiếp tục giữ ổn định tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
Năm nay có lo thiếu điện?
1 ngày trước
Nhiều dự án điện đã được hoàn thành và đưa vào khai thác, vậy năm nay có còn mối lo thiếu điện diện rộng?
Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
1 ngày trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.
Smartphone pin khủng 6.500mAh ra mắt tại Việt Nam, có sạc nhanh 90W và ưu đãi thay pin 5 năm
2 ngày trước
vivo tiếp tục ra mắt sản phẩm mới vivo V50 Lite tại thị trường smartphone Việt Nam. Điểm nhấn ấn tượng nhất của sản phẩm này chính là viên pin dung lượng khủng lên đến 6.500 mAh cùng với khả năng sạc nhanh 90W.