Tắc nghẽn hàng hóa ở Việt Nam và châu Á, doanh nghiệp nhập khẩu châu Âu chấp nhận giá cước tăng vọt nhưng vẫn không thể gom đủ hàng

17/08/2021 17:20
Các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản, các cửa hàng bán lẻ thực phẩm ở châu Âu đang lo ngại tình hình dịch bệnh tại Việt Nam cũng như châu Á có khả năng sẽ làm đứt gãy nguồn cung cho châu Âu vào thời điểm nhu cầu mua sắm tiêu dùng ở đây tăng cao.

Thời điểm hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn chưa từng có khi phải đối mặt với tình trạng thiếu container rỗng trầm trọng và giá cước vận tải biển tăng. Thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa, nhưng hàng loạt đơn hàng phải lưu kho, đàm phán lại, do không có container rỗng và giá cước vận tải tăng đột biến.

Cụ thể, giá cước vận tải đường biển xuất hàng qua thị trường châu Âu và Mỹ thời gian qua đã tăng 7 - 10 lần. Theo báo cáo cập nhật ngành logistics của SSI Research, sự tắc nghẽn, gián đoạn của hệ thống logistics thế giới sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Dự báo, giá cước vận tải có thể đạt đỉnh vào quý 4/2021, đến nửa đầu năm 2022 mới giảm nhẹ và phải đến 2023 mới ghi nhận mức giảm đáng kể.

Tắc nghẽn hàng hóa ở Việt Nam và châu Á, doanh nghiệp nhập khẩu châu Âu chấp nhận giá cước tăng vọt nhưng vẫn không thể gom đủ hàng - Ảnh 1.

Nguồn:SSI

Được biết, 90% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài, vì chưa có doanh nghiệp logistics quốc tế có chuyến tới châu Âu và châu Mỹ. Vì vậy, quyền thuê tàu và chi trả giá cước vận tải thuộc về đối tác nước ngoài nên chủ doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể tác động vào giá của chuỗi vận tải quốc tế. Bởi vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung chịu tác động tiêu cực từ việc tăng giá cước trên các tuyến đường dài.

Tình hình căng thẳng tới mức, giá cước vận tải biển tăng cao cũng không là vấn đề chính nữa, miễn là có hàng để bán.

Tình hình hiện tại, các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản châu Á ở các quốc gia châu Âu đang phải tích trữ hàng hóa để cầm cự. Trong khi đó ở châu Á, dịch bệnh bùng phát, vùng nguyên liệu bị cô lập, công suất sụt giảm. Nếu dịch bệnh kéo dài, nguồn cung nông sản từ châu Á cũng như Việt Nam sang châu Âu sẽ giảm sút, thậm chí đứt đoạn.

Trả lời phỏng vấn với VTV, Giám đốc Công ty LTP Import Export B.V (Hà Lan), ông Phạm Văn Hiển cho biết: "Khi Covid-19 tăng mạnh ở các nước châu Á thì công ty đã đặt hàng rất nhiều so với trước đây. Và hiện nay công ty đang theo dõi rất sát tình hình giá cước vận tải".

"Tuy nhiên, điều quan trọng bây giờ không phải là vấn đề về giá cước vận tải nữa, mà quan trọng là phải có hàng để kịp cung ứng cho thị trường vào thời điểm cuối năm." – đại diện của LTP nhấn mạnh.

Tại châu Âu, giá cả của các mặt hàng nông sản châu Á đang tăng. Nếu trường hợp chuỗi cung ứng vận tải bị đứt gãy thì giá sẽ còn tăng cao hơn nữa. Vậy nên, các doanh nghiệp nhập khẩu tại châu Âu, một mặt phải tăng số lượng hàng hóa dự trữ trong kho nhiều nhất có thể. Mặt khác, hạn chế lượng hàng hóa bán ra.

Mặt hàng đang bị ảnh hưởng nhiều nhất và chủ yếu là những mặt hàng đồ khô (bánh phở, bún, bánh hỏi,...), đồ đông lạnh, đồ tươi sống, rau quả tươi. Tại các cửa hàng bán lẻ ở châu Âu, lượng hàng dự trữ trong kho sẽ chỉ đủ cung cấp trong vòng 3 tháng tới. Thế nhưng, nếu 2 tháng nữa mà nguồn cung chưa được phục hồi thì sẽ là một vấn đề lớn.

Vậy nên, các doanh nghiệp nhập khẩu, cũng như các cửa hàng nông sản ở châu Âu hy vọng đại dịch Covid-19 ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung sẽ sớm được kiểm soát, khống chế để kịp có đủ hàng hóa cung cấp cho thị trường châu Âu trước khi đến thời điểm mua sắm nhiều nhất trong năm.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu nông, thủy sản 7 tháng năm 2021 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 42% thị phần, châu Mỹ 31%, châu Âu 11%, châu Phi 1,9%, châu Đại Dương 1,5%. Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ đạt trên 8,2 tỷ USD (chiếm 28,9% thị phần).

Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc, đạt gần 5,5 tỷ USD (chiếm 19,2% thị phần). Thị trường Nhật Bản ở vị trí thứ 3, với giá trị xuất khẩu đạt trên 1,9 tỷ USD (chiếm 6,8%) và thị trường Hàn Quốc ở vị trí thứ tư, đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 4,3%.

Tin mới

Shop Hà Nội bán hàng online trốn thuế đang bán những gì mà doanh thu hơn 800 tỷ?
2 giờ trước
Trang fanpage trông không có gì hoành tráng hơn những shop bán hàng khác, mọi thứ chỉ vỡ lẽ khi bị điều tra.
Những kẽ hở tạo ‘thiên đường lợi nhuận’ cho hàng giả, hàng nhái
2 giờ trước
Theo cơ quan chức năng, việc xử lý hàng giả hàng nhái bị thu giữ còn khó khăn hơn cả công tác bắt giữ. Các thủ tục pháp lý rườm rà, giám định tốn kém và kéo dài, trong khi chế tài lại quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Chính điều này tạo ra một “thiên đường lợi nhuận” cho hàng giả.
Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"
2 giờ trước
Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
3 giờ trước
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.605.268 VNĐ / tấn

162.70 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.369.724 VNĐ / tấn

16.26 UScents / lb

1.81 %

- 0.30

Cacao

COCOA

211.090.317 VNĐ / tấn

8,076.00 USD / mt

3.58 %

- 300.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

167.053.076 VNĐ / tấn

289.90 UScents / lb

1.42 %

+ 4.05

Gạo

RICE

14.961 VNĐ / tấn

12.58 USD / CWT

1.68 %

- 0.22

Đậu nành

SOYBEANS

9.749.082 VNĐ / tấn

1,015.10 UScents / bu

0.26 %

+ 2.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.241.727 VNĐ / tấn

286.05 USD / ust

0.26 %

+ 0.75

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ có mặt hàng xuất khẩu top 2 thế giới, chinh phục hơn 150 quốc gia
3 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam đang chinh phục hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thị thơm vào mùa, chị em lùng mua cả cành về chưng nhà
4 giờ trước
Thú chơi cành thị cắm bình đang được chị em rất ưa chuộng, săn đón, sẵn sàng xuống tiền mua về trang trí nhà.
Loại quả của Việt Nam khiến người Trung Quốc siêu mê: diện tích trồng hơn 110.000 ha, đến cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng phải xuýt xoa khen 'ngon nhất thế giới'
9 giờ trước
Tại Trung Quốc, loại quả này của Việt Nam rất nổi tiếng vì chất lượng thơm ngon và giá cả hợp lý.
Một 'mỏ vàng dưới lòng đất' của Việt Nam khiến Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu: Thu về gần 700 triệu kể từ đầu năm, nước ta cạnh tranh với Thái Lan ngôi vương của thế giới
1 ngày trước
Không phải sầu riêng, đây là mặt hàng mà Thái Lan và Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt tại thị trường Trung Quốc.