Tại sao giá dầu lại giảm đột ngột và điều này có nghĩa là gì?

10/03/2020 14:00
Một cuộc chiến giá cả khi cầu sụt giảm không phải là "công thức" cho sự ổn định của dầu, và thật khó để thấy được người thắng cuộc trong cuộc chiến này.

Giá dầu đã hứng chịu đợt sụt giảm lớn nhất kể từ chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 khi Mỹ tiến hành các cuộc công kích quân đội Iraq.

Sự sụt giảm hôm 9/3 đã khiến cho các thị trường vốn đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch virus Covid-19 nay lại càng hoảng loạn hơn. Dầu thô Brent đã giảm 22%, giao dịch cuối ngày 9/3 ở mức 35,45 USD/thùng. Dầu của Mỹ giao dịch ngày 9/3 ở mức 33,15 USD/thùng, giảm gần 20%.

Tại sao giá dầu giảm?

Ả Rập, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, đã phát động cuộc chiến giá cả vào cuối tuần qua. Động thái này diễn ra sau thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm ổn định giá dầu giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), dẫn đầu là Ả Rập và Nga đã thất bại.

OPEC và nước đồng minh là Nga, cùng nhau thành lập liên minh được gọi là OPEC+ vào năm 2016 sau khi giá dầu giảm xuống mức 30 USD/thùng. Kể từ đó, hai nhà xuất khẩu hàng đầu đã cắt giảm nguồn cung 2,2 triệu thùng/ngày. Ả Rập muốn tăng con số đó lên 3,6 triệu thùng cho đến năm 2020.

Nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không còn quá nhiều hứng thú với việc cắt giảm sản lượng để ổn định giá cả và cho rằng chính sách hạn chế nguồn cung đã tạo thêm cơ hội cho các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ mở rộng thị phần. Đáng chú ý, thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện tại giữa OPEC và các đồng minh sẽ kết thúc vào cuối tháng 3. Không có thỏa thuận mới nào đạt được sự đồng thuận, đồng nghĩa với việc tất cả các quốc gia đều có khả năng trở lại sản xuất như bình thường, khiến tình trạng dư cung càng thêm nặng nề.

Tại sao Ả Rập lại phát động cuộc chiến giá cả?

Tại cuộc họp giữa OPEC và Nga ở Vienna vào ngày 06/03, theo các nguồn tin tham dự cuộc họp trả lời CNN Business, sau khi Nga tuyên bố sẽ từ bỏ liên minh, Ả Rập Xê Út cảnh báo rằng Nga sẽ hối hận về quyết định này.

Trong động thái đáp trả Nga vào cuối tuần qua, Ả Rập Xê Út đã quyết định giảm giá từ 6 - 8 USD/thùng dầu cho các khách hàng ở châu Á, châu Âu và Mỹ. Quốc gia này cũng lên kế hoạch tăng sản lượng dầu thô trên 10 triệu thùng/ngày vào đầu tháng 4 sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của nhóm OPEC kết thúc, bất chấp tình hình kinh tế thế giới suy thoái và nhu cầu dầu thô sụt giảm.

Tuyên bố này được coi là dấu hiệu cho một cuộc chiến giá cả sau khi Ả Rập Xê Út và Nga không thể thống nhất về một thỏa thuận mở rộng sản lượng dầu mỏ cắt giảm. Chiến lược tăng sản lượng gây sốc của Ả Rập Xê Út được đưa ra trong nỗ lực gây ra tổn thất lớn nhất và nhanh nhất đến Nga cũng như nhiều nước sản xuất năng lượng khác trên thế giới nhằm buộc các nước này quay trở lại bàn đàm phán, đảo chiều chính sách tăng sản lượng và cắt giảm sản lượng, nếu có thể đạt được một thỏa thuận giữa các bên.

Giới phân tích cho rằng việc Nga từ chối cắt giảm sản lượng là để gây áp lực gia tăng lên các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ vốn cần giá dầu cao để tồn tại. Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu số một trên thế giới và dự kiến ​​sẽ sản xuất khoảng 13 triệu thùng mỗi ngày trong quý đầu tiên của năm nay. "Nga hàm ý rằng mục tiêu chính là những nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ. Tuy nhiên, sự công kích như thế sẽ thất bại nếu như giá dầu không duy trì ở mức thấp trong thời gian dài", CNN dẫn phân tích của Công ty tư vấn năng lượng FGE (Anh).

Covid-19 đã gây ra những gì với giá dầu?

Virus Covid-19 đã làm suy yếu nhu cầu năng lượng trên toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi hiện là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới với mức tiêu hao khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày.

Các nhà máy đã không hoạt động và hàng ngàn chuyến bay bị hủy trên toàn thế giới kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán trở thành đại dịch toàn cầu.

Hôm 9/3, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu về dầu của thế giới sẽ giảm khoảng 90.000 thùng/ngày trong năm nay và là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Đâu là những quốc gia sẽ bị thiệt hại nhiều nhất?

Một cuộc chiến giá cả khi cầu sụt giảm không phải là "công thức" cho sự ổn định của dầu. Thật khó để thấy được người thắng cuộc: các nước sản xuất dầu lớn sẽ mất tiền bất kể rằng họ có thể lấy lại thị phần. Nga tuyên bố giảm giá vì ngân sách hàng năm của họ dựa trên mức giá trung bình khoảng 40 USD/thùng. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã buộc nó phải trở nên hiệu quả hơn.

Các quốc gia vùng Vịnh sản xuất dầu với chi phí thấp nhất - ước tính khoảng 2 - 6 USD/thùng ở Ả Rập Xê Út, Kuwait và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - nhưng do chi tiêu chính phủ cao và trợ cấp cho công dân, họ cần một mức giá trong khoảng 70 USD/thùng hoặc cao hơn để cân bằng ngân sách của họ.

Các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ đã phải chịu đựng nhiều năm xung đột, nổi dậy hay trừng phạt là những nước phải trả giá đắt nhất, như Iraq, Iran, Libya và Venezuela. Và Mỹ cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng này. Sự bùng nổ dầu đá phiến đã mang lại một cơn gió cho nền kinh tế của một số bang, và việc sụt giảm mạnh trong giá dầu sẽ làm tổn thương các công ty dầu mỏ.

Liệu sự sụt giảm này có tác động đến người tiêu dùng?

Các quốc gia nhập khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Đức sẽ được xoa dịu từ những hóa đơn năng lượng rẻ hơn.

Và người tiêu dùng nói chung được hưởng lợi từ việc giá dầu giảm và kết quả là giá xăng tại các máy bơm cũng sẽ giảm, đặc biệt là tại thị trường Hoa Kỳ - thị trường bán lẻ phản ứng một cách trực tiếp với nguồn cung và cầu. Thuế và phụ phí chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá máy bơm ở châu Âu, do đó ở đây sẽ nhìn thấy hiệu quả thấp hơn.

Và sau đó, tác động của cuộc chiến giá cả này sẽ xảy ra đối với các nhà sản xuất dầu và ngành nghề về năng lượng của Mỹ ở các bang như Texas, Louisiana, Oklahoma, New Mexico và North Dakota, nơi mà đã "tận hưởng" sự bùng nổ của những ngành nghề này trong suốt thập kỷ qua.

Tham khảo: CNN

Tin mới

Toyota Vios giảm sốc chỉ còn hơn 400 triệu đồng, rẻ như xe hạng A
4 giờ trước
Sau khi cộng dồn hàng loạt khuyến mãi, giá xe Toyota Vios trên thực tế chỉ rơi vào khoảng chưa đến 450 triệu đối với phiên bản thấp nhất, tức là ngang ngửa với nhiều mẫu xe hạng A.
Người giàu mua xe sang thường đứng tên công ty để bớt tiền thuế nhưng quốc gia này có cách chặn đứng điều đó
3 giờ trước
Việc chính phủ Hàn Quốc đổi luật nhằm hạn chế tình trạng lách luật mua xe siêu sang, siêu xe của giới đại gia nước này đã có tác dụng.
Mẫu Android người Mỹ đang háo hức có thể rẻ hơn, cấu hình cao hơn nếu mua ở Việt Nam?
2 giờ trước
Lý do là vì nhà sản xuất nổi tiếng này có quyền đặt mức giá bán lẻ cũng như các cấu hình khác nhau tùy thuộc từng khu vực.
Nhật Bản trầy trật với xe điện: Nhiều công ty không đủ năng lực, tương lai phải dựa vào trợ cấp, yếu tố kìm hãm nằm ở văn hóa kinh doanh
2 giờ trước
Một số thương hiệu đang phải vật lộn bắt kịp cầu xe điện bùng nổ và điều này rủi ro tạo ra những nút thắt trong ngành công nghiệp xe điện.
Miễn thuế 9 loại gạo Việt xuất châu Âu, không có ST25
37 phút trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện Việt Nam có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang châu Âu (EU), song chưa có giống gạo ST24 và ST25.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.408.312 VNĐ / tấn

161.80 JPY / kg

0.50 %

+ 0.80

Đường

SUGAR

11.089.999 VNĐ / tấn

19.80 UScents / lb

1.07 %

+ 0.21

Cacao

COCOA

295.443.499 VNĐ / tấn

11,629.00 USD / mt

5.38 %

+ 594.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

134.592.264 VNĐ / tấn

240.30 UScents / lb

-0.41 %

- -1.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.739.933 VNĐ / tấn

1,150.50 UScents / bu

1.52 %

+ 17.25

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.619.735 VNĐ / tấn

343.50 USD / ust

1.63 %

+ 5.50

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.728.458 VNĐ / tấn

44.15 UScents / lb

0.07 %

+ 0.03

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đang nắm giữ 1/10 kho báu này của thế giới: Trung Quốc giá nào cũng mua, thu hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm
3 giờ trước
Riêng trong tháng 3, Việt Nam đã thu về hơn 180 triệu USD từ mặt hàng này.
Giá cà phê đã lên 125.000 đồng/kg
18 giờ trước
Ngày 18-4, đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) thông tin giá cà phê trong ngày đã lên mức 125.000 đồng/kg, tăng khoảng 25.000 đồng/kg so với cuối tháng 3.
Hoạt động quan trọng nào đối với khu vực kinh tế hợp tác vừa được Liên minh Hợp tác xã tổ chức?
19 giờ trước
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam vừa khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, Hợp tác xã năm 2024 (khu vực phía Bắc).
Nắng nóng gay gắt, nhiều vườn sầu riêng nguy cơ thất thu
22 giờ trước
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, lại rơi đúng vào thời điểm cây sầu riêng ra hoa, đậu trái, nên nhiều diện tích sầu riêng ra hoa không đều, khi cây hình thành trái non cây bị sốc nhiệt lại bị rụng khá nhiều.