Tại sao Trung Quốc không còn là “phao cứu sinh” đối với OPEC?

27/04/2020 09:01
Khủng hoảng của ngành dầu mỏ toàn cầu là tổng hợp của một loạt các nhân tố, từ giá dầu thấp, quá tải năng lực lưu kho, cầu giảm sút và những đề xuất về thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng tái tạo thời hậu COVID-19.

Các nhà phân tích thị trường dầu mỏ của Mỹ và châu Âu đang hướng hy vọng vào kịch bản giá dầu hồi phục từ nhu cầu gia tăng tại châu Á. Ngay cả các thiết chế tài chính toàn cầu như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều thống nhất cho rằng tương lai kinh tế và cầu năng lượng tại châu Á chắc chắn không thể bỏ qua Trung Quốc và mới đây nhất là Ấn Độ.

Sau nhiều thập kỉ ưu tiên cho các nền kinh tế phương Tây, giới sản xuất dầu mỏ, khí đốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã hướng nguồn lực đầu tư và các chiến lược năng lượng để chiếm giữ các thị trường mới nổi này. Trước khi COVID-19 bùng phát, Trung Quốc đã là một trung tâm thương mại, đầu tư và ảnh hưởng địa chính trị toàn cầu. Dù vẫn có những thông tin cảnh báo về tình hình kinh tế, tài chính xấu đi ở Trung Quốc, đại bộ phận các nhà đầu tư và giới vận hành thị trường vẫn coi đại lục là mục tiêu đầu tư hàng đầu. Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông cùng với những tác động tiêu cực từ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) không làm các nước và các tập đoàn xuyên quốc gia ngắt kết nối, giao dịch kinh tế với Trung Quốc.

Các nhà sản xuất OPEC không phải là ngoại lệ, khi không thể miễn nhiễm trước ảnh hưởng từ Bắc Kinh, với việc 50% tổng số đầu tư của khu vực này đổ vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc, bất luận ra sao, sẽ luôn là một đối tác quan trọng xét đến quy mô dân số, ảnh hưởng kinh tế, chính trị. Rồi đại dịch xuất hiện và gây ra những tác động toàn cầu mà dường như chỉ xuất hiện trong kịch bản các bộ phim kinh dị của Hollywood hay báo cáo của các tổ chức tư vấn độc lập. Không ai nghĩ sự tình lại như hiện nay. Khi phải đối mặt với sự thật, hệ quả đã vượt quá tính toán của tất cả mọi người.

Hiện chưa thể kiểm chứng được mức độ tổn thất thực sự mà COVID-19 gây ra, chủ yếu là chưa thể lượng định khoản tiền hàng nghìn tỉ USD mà các chính phủ bơm ra để cứu các doanh nghiệp. Nhưng các quan hệ địa chính trị và các tuyến trao đổi thương mại đã có sự thay đổi đáng kể. Vòng cung ảnh hưởng của Trung Quốc hiện ít nước theo kịp và giờ là lúc các nước nhận ra mối nguy hiểm của việc lệ thuộc quá nhiều và chỉ vào một nước đối trong vấn đề thương mại và an ninh quốc tế. Sự thiếu vắng khả năng kháng cự của hệ thống kinh tế toàn cầu, nhất là về sản xuất và thương mại, sẽ gây tác động tiêu cực cho Trung Quốc trong những năm tới đây. Cần phải có một khả năng đàn hồi dựa trên một hệ thống kinh tế đa dạng mới đủ sức chống lại hay làm dịu các cuộc khủng hoảng toàn cầu, dịch bệnh toàn cầu trong tương lai.

Đối với các nhà sản xuất dầu mỏ, nhất là khối Arab trong OPEC và Nga, lệ thuộc vào Trung Quốc và coi đây là người cứu cánh cho các kế hoạch sản xuất trong tương lai là trò chơi mạo hiểm. Tương tự như việc các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đã quá lệ thuộc vào kho chứa Cushing ở Oklahoma và phải trả mức giá quá đắt khi dầu WTI giảm sâu, có thời điểm rớt xuống mức giá âm khi Cushing cạn kiệt năng lực tiếp nhận, các nước xuất khẩu dầu ở Trung Đông, Vùng Vịnh cũng đã bị giáng một đòn mạnh khi cầu năng lượng của Trung Quốc sụp đổ.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
5 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
6 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
7 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.978.862 VNĐ / tấn

1,044.70 UScents / bu

0.43 %

+ 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.446.263 VNĐ / tấn

294.75 USD / ust

0.12 %

+ 0.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
3 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.