Tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA: Doanh nghiệp Việt còn có thể làm tốt hơn

09/08/2022 13:34
Có thể nói doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt những lợi thế đa dạng từ EVFTA. Những mặt hàng có thuế cao, được cắt giảm mạnh như rau quả, thủy sản đều tăng trưởng tốt. Điều này cho thấy tư duy của doanh nghiệp đã thay đổi, biết định hướng thị trường và mặt hàng. Tuy nhiên, thị phần hiện vẫn còn thấp và còn có tiềm năng phát triển hơn nữa.

Đánh giá về hiệu quả thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) tại tọa đàm "Tận dụng EVFTA để xây dựng thương hiệu ngành hàng" ngày 8/8, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định, EVFTA đã và đang tạo xung lực tốt cho xuất khẩu của Việt Nam.

Tăng trưởng gần 15%

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – EU đạt 57,01 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 40,1 tỷ USD, tăng 14,2%; nhập khẩu 16,9 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam tiếp tục xuất siêu năm 2021 đạt 23,23 tỷ USD.

Tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA: Doanh nghiệp Việt còn có thể làm tốt hơn - Ảnh 1.

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Còn tính từ 1/8/2020 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU cũng đạt khoảng 83 tỷ USD, với mức tăng trưởng xấp xỉ 15%.

Cụ thể, ông Trần Thanh Hải cho biết, 2 năm qua, đa số các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU đều có mức tăng trưởng rất cao, đặc biệt với một số nhóm hàng như sắt thép, mức tăng trưởng lên đến 200% hoặc nhóm cà phê tăng 75,2%, hạt tiêu tăng trưởng 55,8%.

Còn với các nhóm hàng truyền thống, Việt Nam đã xuất khẩu mạnh từ trước khi có hiệp định như dệt may, gia dày, đồ gỗ, cũng đạt mức tăng trưởng từ khoảng 10-15%.

"Duy nhất có một nhóm hàng do tác động của dịch COVID-19 có bị giảm sút đó là điện thoại và linh kiện", ông Hải phân tích.

Nông sản Việt đang tận dụng tốt quy tắc xuất xứ

Một chỉ dấu quan trọng trong thực thi FTA, là tận dụng ưu đãi thuế quan, EVFTA cũng là hiệp định được doanh nghiệp hiểu và tận dụng tốt.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2022, lượng hàng hóa xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa EUR.1 khoảng 5,8 tỷ USD, tương đương với khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu sang EU trong giai đoạn này. Con số 25% chưa tính lượng hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi theo GSP.

Trong lĩnh vực về nông nghiệp, những ngành hàng như thủy sản, rau quả và gạo là những ngành có tăng trưởng xuất khẩu lớn vào thị trường EU thời gian qua, đồng thời cũng là những ngành có tỉ lệ tận dụng quy tắc xuất xứ về chứng nhận xuất xứ EUR.1 rất cao, đặc biệt với mặt hàng gạo tỉ lệ này là 100%.

Tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA: Doanh nghiệp Việt còn có thể làm tốt hơn - Ảnh 2.

Nhóm mặt hàng thủy sản chính đều được hưởng lợi khi EVFTA có hiệu lực.

Đại diện cho ngành hàng tận dụng nhanh nhạy EVFTA, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho hay, EU từng là thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam, nhưng sau đó bị rơi xuống đứng thứ 4, sau cả Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ. Xuất khẩu cá tra, tôm, hải sản khác vào EU liên tục bị sụt giảm.

Nhưng kể từ năm 2020, EVFTA có hiệu lực thì nhóm thủy sản chủ lực đều đã được "vực dậy" như: Tôm Việt Nam đã chiếm 40-50% xuất khẩu sang EU, cá tra chiếm 10-16%, các mặt hàng hải sản khác chiếm 35%... Có thể nói, các nhóm mặt hàng thủy sản chính đều được hưởng lợi khi EVFTA có hiệu lực.

"Hết quý II, EU là thị trường nằm trong 3 nhóm xuất khẩu thủy sản cao nhất của Việt Nam. Trong bối cảnh lạm phát, với các thuế quan ưu đãi của EVFTA đã phát huy tác dụng tốt. Xuất khẩu thủy sản tăng 40%, đạt gần 700 triệu USD, xuất khẩu các dòng thủy sản chính kể cả cá tra đã tăng 30-39%, trong đó cá tra đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ", bà Lê Hằng thông tin.

Tăng trưởng tốt nhưng vẫn có thể tăng thêm thị phần

Đánh giá về việc doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ EVFTA trong 2 năm vừa qua, ông Ngô Chung Khanh- Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhìn nhận, EU là thị trường khó tính với hàng rào kỹ thuật nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn đáp ứng yêu cầu cao để vào thị trường. Điều này cho thấy tư duy của doanh nghiệp đã thay đổi, doanh nghiệp Việt Nam đã định hướng thị trường và mặt hàng tốt hơn. Tuy nhiên, nhìn vào thị phần hiện nay vẫn còn thấp.

Tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA: Doanh nghiệp Việt còn có thể làm tốt hơn - Ảnh 3.

Gạo là mặt hàng có lợi thế xuất khẩu sang EU.

Gạo cũng là mặt hàng có lợi thế xuất khẩu sang EU. Theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hằng năm.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An chia sẻ, ở góc độ doanh nghiệp, Trung An đã thâm nhập được thị trường EU với các lô hàng gạo thơm với giá xuất khẩu trên 1.000 USD/tấn, nhưng ở quy mô ngành, xuất khẩu sang EU vẫn rất khiêm tốn bởi Việt Nam xuất khẩu trên 6,4 triệu tấn gạo/năm..

"Trong khi EU mới ký FTA với 2 quốc gia ở Đông Nam Á là Việt Nam và Singapore, do vậy, ngành gạo cần đầu tư bài bản, có trọng điểm để khai thác EVFTA thực chất hơn", ông Bình chia sẻ.

Tương tự như mặt hàng gạo, bà Lê Hằng cũng cho rằng, doanh nghiệp vẫn đang tập trung quá nhiều vào thị trường truyền thống, thị trường Đông Á, trong khi đó thị trường EU rất lớn, rất hiệu quả nhưng chưa tập trung.

Theo bà Lê Hằng, khi xuất khẩu sang EU, thách thức lớn đối với thủy sản là bảo đảm quy tắc xuất xứ. Mặc dù Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, Bộ Công Thương đã có nhiều chương trình phối hợp đào tạo cho doanh nghiệp bảo đảm về chứng nhận xuất xứ nhưng cũng không tránh khỏi việc không tìm hiểu kỹ. Do từng thị trường có những kiểm soát riêng, dẫn tới những hiểu lầm về cấp C/O, quy tắc xuất xứ.

Cùng với đó, thẻ vàng IUU là yếu tố làm hạn chế rất nhiều khi xuất khẩu thủy sản sang EU.

Ngoài ra, còn có các thách thức khác về dài hạn như yêu cầu chứng nhận ngày càng cao hơn của thị trường, môi trường hay lao động cũng là vấn đề nghiêm trọng đối với thủy sản Việt.

Do vậy, để tận dụng thị trường EU, theo bà Lê Hằng, doanh nghiệp phải tháo gỡ được khó khăn về thẻ vàng IUU, lấy lại được thẻ xanh để tăng cơ hội cho thủy sản. Bởi nếu chuyển sang thẻ đỏ sẽ có nguy cơ mất thị trường EU và như vậy, mỗi năm sẽ mất 500 triệu USD riêng cho ngành thủy sản sang EU. Hơn nữa, đây còn là thị trường định hướng chi phối các thị trường khác trong việc kiểm soát chặt về nguồn gốc xuất xứ.

Về Hiệp định EVFTA, bà Lê Hằng mong có thêm sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương để hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan cũng như áp dụng tốt quy tắc xuất xứ nhằm giảm bớt vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản.

Tin mới

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
9 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
9 giờ trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.
"Không thể tin nổi": Ngay tại quê nhà, người Hàn Quốc giờ đây mê iPhone hơn cả điện thoại Samsung?
8 giờ trước
Khi ngày càng mất nhiều người dùng ở Trung Quốc vì Huawei, Apple có thể được an ủi khi iPhone đang được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng hơn.
Trong khi nhiều công ty xe điện chật vật, một hãng điện thoại Trung Quốc vừa mở bán ô tô điện đã sắp hòa vốn để có lãi, thực hiện thành công giấc mơ dang dở của Apple
7 giờ trước
CEO Lei Jun của Xiaomi từng thừa nhận có lẽ họ sẽ phải bán lỗ xe điện để cạnh tranh, nhưng kết quả vượt ngoài mong đợi khiến hàng loạt báo cáo phân tích phải nâng dự báo biên lợi nhuận gộp cho hãng điện thoại đi làm ô tô này.
BYD Han EV sắp về Việt Nam dễ ‘hot’: Dáng như Taycan, chạy Hà Nội - Quảng Trị chỉ cần 1 lần sạc
6 giờ trước
BYD Han EV được xem là mẫu xe flagship của hãng xe đến từ Trung Quốc và đang được lên kế hoạch đưa về Việt Nam trong thời gian tới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.284.840.520 VNĐ / tấn

311.00 BRL / kg

0.08 %

+ 0.25

Thịt gà

CHICKEN

29.828.130 VNĐ / tấn

7.22 BRL / kg

-1.64 %

- -0.12

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Giá nhiều loại hải sản ở Trà Vinh tăng cao
4 giờ trước
Giá một số loại hải sản cua biển, nghêu, vọp, sò huyết, tôm càng xanh ở tỉnh Trà Vinh đã bắt đầu tăng trong 3 ngày vừa qua. Việc hải sản tăng giá là do nhu cầu người tiêu dùng tăng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Thực phẩm chức năng "công nghệ xô chậu" lại quảng cáo... "chữa bách bệnh"
2 giờ trước
Thời gian tới, Sở An toàn Thực phẩm TP HCM sẽ tăng cường kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trên địa bàn.
Phát hiện kho thực phẩm tẩm ướp sẵn không rõ nguồn gốc tại Hà Nội
12 giờ trước
Lực lượng chức năng phát hiện gần 1 tấn thực phẩm gồm các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gà đều là sản phẩm đông lạnh đã được đóng túi, một số đã tẩm ướp sẵn để đưa đi tiêu thụ.
Bắt người phụ nữ trong đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ an cung
13 giờ trước
Mở rộng đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn, lên tới hàng tỉ đồng, Công an TP Thanh Hóa đã khởi tố, bắt giữ thêm một người có liên quan.