Tàu chở dầu Nga biến mất bí ẩn, đây là cách chúng "tiếp nhiên liệu" cho thế giới

24/06/2022 07:15
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh phương Tây đã khiến hành tung những chiếc tàu chở dầu của Nga trở nên "bí ẩn hơn" trên Đại Tây Dương.

Trong 10 ngày qua, ít nhất 3 tàu chở dầu đã biến mất khỏi hệ thống theo dõi hàng hải khi chúng đến Azores, một đảo nhỏ cách đất liền Bồ Đào Nha khoảng 1.500 km về phía tây. Theo Bloomberg, các tàu này có thể chuyển hàng lên những chiếc tàu khác. Việc chuyển giao như vậy đã không xảy ra trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, dẫn tới việc các vệ tinh chưa được điều chỉnh để theo dõi hoạt động này.

Hiện tại, không ai biết tại sao những con tàu này lại tắt định vị. Một trong số các suy đoán liên quan đến người mua, những người không muốn thương vụ của họ gặp nhiều soi mói. Thực tế, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga nhưng nó sẽ chỉ có hiệu lực đầy đủ trong tháng 12 tới.

Đường biển là một trong những tuyến đường phổ biến nhất của dầu mỏ. Nhiều năm qua, Nga chuyển hàng hóa của mình ra ngoài khơi Đan Mạch và gần đây là Địa Trung Hải. Tuy nhiên, hiện tượng tắt định vị vốn không xảy ra thường xuyên với tàu Nga mà thường được Iran và Venezuela sử dụng nhiều hơn sau khi bị Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt.

Tàu chở dầu Nga biến mất bí ẩn, đây là cách chúng tiếp nhiên liệu cho thế giới - Ảnh 1.

Theo Bloomberg, để thực hiện nhiệm vụ này, các tàu sẽ di chuyển cạnh nhau và các tàu chở dầu sẽ bơm dầu sang các tàu lớn hơn. Những con tàu lớn này sau đó sẽ vận chuyển hàng hóa khắp nơi trên thế giới trước khi chuyển vào các nhà máy lọc dầu để tạo ra nhiên liệu.

Xung đột với Ukraine khiến dầu của Nga không còn được ưa chuộng, ít nhất về mặt công khai. Tuy nhiên, trong 100 ngày đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, Moscow đã thu về 98 tỷ USD. Đây được xem là con số "đáng kinh ngạc", nhất là khi Nga chịu tác động từ nhiều biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), châu Âu nhận 61% tổng lượng nhiên liệu hóa thạch của Nga. Giá dầu toàn cầu cũng đang tăng phi mã, dẫn tới việc nước Nga tiếp tục được hưởng lợi từ nguồn "vàng đen" này.

Trong khi đó, việc thay thế nhiên liệu Nga không phải giải pháp dễ dàng và có thể thực hiện nhanh chóng. Dầu của Nga cũng không vì thế mà bị ế. Các nền kinh tế tỷ dân như Ấn Độ và Trung Quốc đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ nguồn dầu giá rẻ của Nga, mang tới cho họ những lợi ích kinh tế trong bối cảnh giá dầu liên tiếp ở trên mức 100 USD/thùng.

Nga cũng đang tăng cường bán dầu sang châu Á và coi đây là thị trường tiềm năng để chuyển hướng trong trường hợp châu Âu "cai nghiện" thành công nguồn năng lượng của nước này. Tuy nhiên, việc nói không với nguồn năng lượng của Nga có thể khiến giá cả ở châu Âu tăng vọt, thậm chí khiến nhiều nước thiếu dầu để phục vụ các hoạt động khác.

Một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết đầu tư khai thác than tăng 10% trong năm 2021 so với năm 2020 và sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng này trong năm nay. Điều đó cho thấy thế giới đang ngày càng phụ thuộc hơn vào nguồn nhiên liệu vốn được mô tả là rất "bẩn" này. Đốt than tạo ra nhiều khí thải hơn tất cả các loại nhiên liệu khác.

Tham khảo: Bloomberg

https://cafef.vn/tau-cho-dau-nga-bien-mat-bi-an-day-la-cach-chung-tiep-nhien-lieu-cho-the-gioi-20220623165615608.chn

Tin mới

Thêm một loại pin xe điện ‘khủng’ vừa được trình làng: Tuổi thọ kéo dài 15 năm, đi 1,5 triệu km
2 giờ trước
Đối tác pin của VinFast kết hợp cùng 'trùm' xe buýt tại Trung Quốc trình làng loại pin có tuổi thọ lên tới 15 năm.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Có khả năng 'chia thế giới' làm 2, Mỹ không có cửa địch lại
3 giờ trước
Trung Quốc đang chia thế giới làm 2.
Tăng giá điện: Sát thời điểm tăng giá điện, Tổng cục Thống kê cảnh báo "nóng"
4 giờ trước
Tổng cục Thống kê vừa đưa ra khuyến cáo, việc tăng giá điện tác động trực tiếp đến đời sống người dân, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Lãnh đạo Bình Dương mời gọi nhà đầu tư từ Úc
4 giờ trước
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc.
Giá vàng: Tổng cục Thống kê nói về tăng trưởng GDP và chỉ số giá vàng
4 giờ trước
Theo Tổng cục Thống kê, GDP 3 tháng đầu năm 2024 tăng trên 5,66%, cao hơn so với cùng kỳ quý I của các năm 2023, 2022 và 2021.

Tin cùng chuyên mục

VPBank Technology Hackathon 2024 – sân chơi sáng tạo dành cho các tài năng công nghệ
6 giờ trước
VPBank Technology Hackathon 2024 là sân chơi công nghệ lớn và sáng tạo do VPBank phối hợp cùng đối tác Amazon Web Services (AWS) tổ chức. Chương trình hướng tới các tài năng công nghệ, đặc biệt là những tài năng trẻ tốt nghiệp các trường đại học nhóm ngành Công nghệ Thông tin và Khoa học Dữ liệu có thành tích học tập xuất sắc.
LPBank mở rộng hệ thống ngân hàng tự động AutoBank trên toàn quốc
6 giờ trước
Ngày 28/03, hệ thống ngân hàng tự động AutoBank được LPBank triển khai trên toàn quốc. So với hệ thống ATM đã trở nên rất phổ biến, hệ thống AutoBank sở hữu những tính năng vượt trội trong giao dịch, độ xác thực cao, an toàn và bảo mật, mang lại nhiều sự thuận tiện cho khách hàng.
Giá USD hôm nay 29/3: Lao dốc trên thị trường tự do
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 29/3: Đồng bạc xanh giao dịch trên mức 104, chờ dữ liệu kinh tế mới. Trong nước, đồng USD tại thị trường tự do bất ngờ giảm mạnh.
Độc quyền vàng miếng SJC: Thông tin "nóng nhất" từ Phó Thủ tướng, giá vàng hôm nay
9 giờ trước
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện báo cáo, đề xuất các giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.