Thận trọng kiểm soát chặt giá cả thị trường những tháng cuối năm

08/10/2020 11:49
Chỉ số giá tiêu dùng đã tiệm cận giới hạn dù thời gian kết thúc năm 2020 còn 3 tháng, điều này đặt ra lo ngại về khó khăn trong điều hành để kiểm soát lạm phát 2020.

Các chuyên gia kinh tế cho biết, 9 tháng CPI tăng 3,85% là mức cao và dư địa còn lại để kiểm soát lạm phát dưới 4% từ nay đến cuối năm là hẹp. Những tháng cuối năm đầu tư cũng như tiêu thụ hàng hóa thường được đẩy mạnh nên thường làm lạm phát dễ tăng. Điều này cho thấy, trong 3 tháng còn lại của năm, Việt Nam vẫn phải rất thận trọng và cần tiếp tục nỗ lực kiểm soát giá cả thị trường.

Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, trong 9 tháng qua, Chính phủ và các bộ ngành đã có sự nỗ lực rất lớn trong kiểm soát lạm phát. Bởi ngay từ đầu năm, lạm phát đã ở cao, trên 6%, nhưng đến thời điểm này là 3,85 %, vẫn dưới mục tiêu đề ra.

Trong các kỳ điều hành, Chính phủ đều có các giải pháp để bình ổn giá cả thị trường bằng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để giảm thiểu tác động của lạm phát cũng như để làm giảm lạm phát kỳ vọng.

“9 tháng năm 2020, dầu thô Brend trên thế giới tăng 37% so với cùng kỳ nhưng trong nước, giá dầu chỉ tăng 22%. Điều này là do liên bộ đã có sự phối hợp điều hành sử dụng quỹ bình ổn giá như một công cụ kinh tế để điều hành tăng - giảm giá trong các thời điểm, không tạo ra sự đột biến, không tạo ra sự tác động lan truyền từ đó giảm lạm phát kỳ vọng”, bà Ngọc nói.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, bình quân 9 tháng năm 2020, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu tăng. Theo đánh giá, mục tiêu lạm phát bình quân dưới 4% cả năm 2020 là khả thi khi chỉ số CPI tiếp tục đà giảm.

Đơn cử, lạm phát cơ bản tháng 9/2020 giảm 0,02% so với tháng trước và bình quân 9 tháng tăng 2,59% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 2,66% của 8 tháng. Tính chung từ đầu năm, lạm phát cơ bản so cùng kỳ giảm dần từ mức 3,25% trong tháng 1/2020 về mức 1,97% trong tháng 9/2020. Điều này phản ánh kết quả của điều hành chính sách tiền tệ trong 9 tháng đầu năm.

Mặc dù, lạm phát vẫn dưới mức 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, song CPI tăng 3,85% vẫn là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, cùng với mùa mua sắm cuối năm đang đến gần và việc Chính phủ đang đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, việc kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm đạt mục tiêu dưới 4% vẫn đặt ra những lo ngại.

Tuy nhiên, chuyên gia Ngô Trí Long cho biết, không vì CPI đang mức cao mà kìm tốc độ lạm phát quá, bởi nếu kìm hãm quá sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng.

Dự báo về những yếu tố có thể tác động tới lạm phát trong 3 tháng còn lại của năm 2020, bà Đỗ Thị Ngọc cho hay, một số yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát 2020. Theo đó, giá xăng dầu đang trong diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, sau khi các nước nới lỏng cách ly xã hội, nhu cầu sản xuất sẽ tăng trở lại, giá xăng dầu có thể tăng vào cuối năm sẽ tác động gián tiếp đến CPI chung.

Bên cạnh đó, giá lương thực, chủ yếu là gạo, có thể tăng nhưng không tăng ở mức cao. Hiện, giá gạo xuất khẩu tăng cao so với năm ngoái có thể ảnh hưởng đến giá trong nước; đồng thời, những yếu tố rủi ro của thiên tai cũng có thể ảnh hưởng tới giá cả các mặt hàng thiết yếu.

“Tuy nhiên ở chiều ngược lại, giá thịt lợn đã giảm và có thể tiếp tục giảm, có thể được giữ ở mức ổn định, góp phần làm ổn định lạm phát. Cùng với đó, điều hành và kiểm soát lạm phát của Chính phủ cũng cho thấy, khả năng đạt mức 4% hoặc dưới 4% là có thể. Nhưng chúng ta phấn đấu điều hành lạm phát giảm ở mức thấp hơn để mặt bằng giá thấp hơn nữa tạo tiền đề cho điều hành lạm phát năm 2021”, bà Đỗ Thị Ngọc nói.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, lạm phát năm 2020 có thể tăng trên 4%, nhưng có thể trong mức độ vừa phải chứ không quá cao. Đáng chú ý, có một số mặt hàng giá cả đã được kiểm soát từ giờ đến cuối năm không có điều chỉnh tăng giá. Bên cạnh đó, trong năm nay tâm lý tiêu dùng của người dân ở mức độ vừa phải, cung tiền cũng sẽ được ngân hàng soát, do đó, sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến lạm phát.

Theo ông Bình, lạm phát trên 4% là mức cao, tuy vẫn trong tầm kiểm soát của Việt Nam nhưng đó không phải là tín hiệu vui mà vẫn là yếu tố đáng lo ngại và phải theo dõi thường xuyên, vì lạm phát có thể quay lại bất kỳ lúc nào.

“Nếu không có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ thì lạm phát năm 2021 sẽ tăng bởi rất nhiều những yếu tố, đặc biệt là dưới những sức ép của năm 2021, như cố gắng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo ra sức ép mở rộng cung tiền sẽ tác động lên lạm phát. Như vậy, chỉ số lạm phát 4% vẫn đáng lưu ý”, chuyên gia Lê Duy Bình cho biết.

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
28 phút trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
3 phút trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
11 phút trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
41 phút trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
13 phút trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.