Thấy gì từ những con số ấn tượng về doanh nghiệp Việt "go global"?

01/08/2019 07:26
Trong 6 tháng có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận vốn đầu tư của Việt Nam. Trong đó, Tây Ban Nha dẫn đầu với 59,8% - chiếm 29,9%, Mỹ nhận 44,9 triệu USD, chiếm 22,5%.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết trong nửa đầu năm 2019, có 71 dự án được cấp mới với tổng vốn đạt 103,9 triệu USD. 19 dự án điều chỉnh vốn với tổng số vốn tăng thêm là 96,1 triệu USD. Như vậy, tính chung vốn gấp mới và tăng thêm đạt 200 triệu USD.

Nếu phân vốn đầu tư theo lĩnh vực thì nhóm chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 81,9 triệu USD (chiếm 41%), tài chính ngân hàng bảo hiểm đạt 37,1 triệu USD (chiếm 18,6%), thông tin truyền thông đạt 31,7 triệu USD (chiếm 15,8%)...

Cũng trong 6 tháng đầu năm, Tây Ban Nha hiện dẫn đầu trong 29 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam với 59,8 triệu USD (chiếm 29,9%), Mỹ đứng thứ 2 với 44,9 triệu USD (chiếm 22,5%), Campuchia là 38 triệu USD (chiếm 19%)...

"Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đã có sự phát triển tích cực", ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) nói với truyền thông. Sự phát triển này được thể hiện qua quy mô vốn, địa bàn, lĩnh vực và chủ thể đầu tư.

Việt Nam đã có trên 1.200 dự án đầu tư tại 5 châu lục với 76 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các dự án thuộc 18 ngành nghề lĩnh vực với các đơn vị "đem chuông đi đánh xứ người" bao gồm DNNN, doanh nghiệp tư nhân và cả doanh nghiệp FDI.

"Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được vị thế và thành công. Với những doanh nghiệp chưa thành công, họ sẽ thu về những kinh nghiệm nhất định trong quá trình đầu tư kinh doanh", ông Chung nhận định.

Theo ông, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đã có sự chuyển dịch rõ rệt. Nếu như trước đây, dòng vốn chủ yếu tìm đến các thị trường quen thuộc, tức các nước đang phát triển như Lào, Campuchia thì nay các doanh nghiệp đã chọn lựa các thị trường phát triển với yêu cầu đầu tư cao, khắt khe hơn.

Các doanh nghiệp cũng đã mở rộng từ các ngành nghề truyền thống như thuỷ điện, nông nghiệp, khai khoáng... sang các ngành có giá trị gia tăng cao như viễn thông, ngân hàng... "Điều này là tất yếu với xu thế hội nhập cũng như nhu cầu phát triển của doanh nghiệp", ông Chung nhấn mạnh.

Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việc các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài theo ông Chung không chỉ đơn thuần là mục tiêu kinh tế, nó còn hàm nghĩa các giá trị khác. Vị thế Việt Nam đã thay đổi, ông Chung nói. Theo đó, đất nước đã không còn là nơi tiếp nhận đầu tư mà trở thành những người đi khai mở cơ hội mới.

"Ở đâu có nhiều hoạt động đầu tư của Việt Nam thì ở đó vị thế của Việt Nam cũng được nâng lên đáng kể", ông nói.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang đối mặt với những khó khăn, thách thức. Theo ông Chung, phần lớn các doanh nghiệp đều thuộc quy mô vừa và nhỏ dẫn đến tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý có hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.

Mặt khác, doanh nghiệp cũng gặp các vấn đề về luật pháp, chính sách, ngôn ngữ, văn hoá, tập quán...

Do đó, để hạn chế các rủi ro, phía Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi "xuất ngoại". Cụ thể, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, nghiên cứu kỹ lưỡng cơ hội cũng như xét lại lợi thế của mình. "Cần phải nắm chắc quy định pháp luật sở tại, phong tục tập quán của các quốc gia muốn đầu tư", ông nói thêm.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
40 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
21 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
3 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
4 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.