Thế giới vẫn đang "mê mẩn" hạt điều Việt Nam

14/11/2017 19:49
Sau gần 30 năm phát triển, mặc dù còn nhiều vấn đề cần khắc phục nhưng hạt điều Việt Nam không lúc nào bớt sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này được chứng minh tại hội nghị điều quốc tế lần thứ 9. Bình Phước: Chỉ có 40% diện tích cây tỷ đô phát triển tốtNông dân "thủ phủ điều" bất lực tìm cách cứu cây tỷ đôCây tỷ đô nguy cơ mất vị thế số 1 dù nhu cầu tăng, giá tăng

Hội nghị tổ chức tại Phú Quốc từ 13 - 15.11, đăng ký ban đầu là khoảng 400 đại biểu đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng ngày khai mạc, khách hàng quốc tế vẫn đổ tới. Đến giữa trưa ngày 14.11, số lượng khách tham dự hội nghị đã vượt qua con số 500.

Sức hút hạt điều Việt Nam

the gioi van dang "me man" hat dieu viet nam hinh anh 1

Các doanh nghiệp nước ngoài đến tham dự, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Hội nghị Điều quốc tế tại Việt Nam ngày 14.11.  Ảnh: Ngọc Minh

Để thực hiện được các cam kết về tiêu chí chất lượng, hơn 10 DN lớn, thành viên của Vinacas đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo mô hình cánh đồng lớn với nông dân, HTX sản xuất điều theo các tiêu chuẩn sạch, hữu cơ. Để hỗ trợ thêm cho nông dân, Vinacas cũng đang "chạy" chương trình “Đồng hành cùng nhà nông” với 3 dự án: Tái canh và xen canh vườn điều; Ghép cải tạo và thâm canh điều và nghiên cứu phát triển giống điều quốc gia và địa phương.
 

Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, qua 29 năm phát triển, ngành điều Việt Nam từ kim ngạch xuất khẩu 37.000USD trong năm đầu tiên (1998) và đạt đến 2,84 tỷ USD trong năm 2016, đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế, trở thành nước xuất khẩu điều nhân đứng đầu thế giới trong nhiều năm liền. Hiện sản lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm hơn 60% thị trường thế giới.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2007, nhưng lúc đó Công ty ETG (Dubai) chỉ kinh doanh các mặt hàng thức ăn gia súc, xuất khẩu cà phê. Tuy nhiên trước sự phát triển ấn tượng của thị trường điều Việt Nam, "cầm lòng không đặng", năm 2017, ETG đã nhảy sang lĩnh vực hạt điều. Và ngay tức khắc, chỉ trong 10 tháng đầu năm, ETG đã lọt vào top 3 nhà cung cấp điều thô lớn nhất Việt Nam với sản lượng nhập khẩu 85.000 tấn.

"Năm nay do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ngành điều Việt Nam bị thất thu sản lượng gần 50% nên mới tạo cơ hội ghi bàn cho ETG. Vì công ty chúng tôi có chi nhánh tại hơn 30 quốc gia có trồng và kinh doanh điều trên thế giới, thuận lợi trong việc nhập điều thế giới về cung cấp cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam chế biến” - ông V.GoPalakrishnan- Giám đốc phụ trách mảng điều của Công ty ETG tại Việt Nam chia sẻ.

Mặc dù vậy, ETG vẫn đánh giá rất cao chất lượng điều Việt Nam và công ty có kế hoạch tăng cường đầu tư, xây dựng một nhà máy chế biến hạt điều tại Việt Nam trong một vài năm tới.

Tương tự, Hiệp hội Điều các quốc gia Nigieria, Bờ biển Ngà, châu Phi, Úc... cũng cho biết hợp tác phát triển, kinh doanh ngành điều giữa DN các nước này với Việt Nam luôn tăng trưởng trong những năm gần đây. Không chỉ phát triển mảng chế biến, xuất - nhập khẩu hạt điều, các nước còn hợp tác với Việt Nam trong các khâu chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, mua bán máy móc chế biến hạt điều.

“Tuy nhiên một số chính sách hợp tác kinh doanh giữa Việt Nam và các quốc gia còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Như trường hợp các DN chúng tôi hợp tác sản xuất, mua máy móc chế biến điều của Việt Nam nhiều nhưng các thủ tục để Việt Nam cử kỹ sư qua hỗ trợ sửa chữa máy móc khi có sự cố còn nhiêu khê, mất nhiều ngày mới qua tới. Tôi hy vọng, bản ghi nhớ ký kết tăng cường hợp tác phát triển ngành điều được ký kết trong hội nghị này sẽ khắc phục được những vấn đề trên và đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác về công nghệ, kỹ thuật giữa DN Việt Nam và châu Phi” - ông Wayne Tilton- Chủ tịch Liên minh Điều châu Phi mong muốn.

Không chỉ ký kết với Hiệp hội Điều châu Phi, trong khuôn khổ hội nghị, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) còn ký kết bản ghi nhớ hợp tác chiến lược phát triển ngành điều với 2 tổ chức khác là Hiệp hội Điều Nigieria và Bờ Biển Ngà. Ngoài ra, các DN Việt Nam cũng ký kết hàng trăm hợp đồng mua bán, xuất - nhập khẩu hạt điều, máy móc chế biến hạt điều với khách hàng quốc tế.

Cam kết các tiêu chuẩn về chất lượng

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, để tiếp tục phát triển ngành điều Việt Nam theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế và nâng cao giá trị gia tăng, Bộ NNPTNT đang đề nghị các DN sản xuất, chế biến điều tích cực hơn nữa trong việc liên kết các vùng nguyên liệu theo hướng cánh đồng lớn bao tiêu sản phẩm cho nông dân và tiếp tục đầu tư hỗ trợ người sản xuất nguyên liệu thâm canh, trồng thay thế, ghép cải tạo nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng vườn điều. Đồng thời tiếp tục xây dựng một số chính sách mới như sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành điều Việt Nam, chính sách cho vay ưu đãi ở khu vực nông thôn trồng điều. Ngoài ra, thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh chế biến sâu, nhất là các sản phẩm ăn liền từ hạt điều có giá trị gia tăng cao và đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

Ông Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Vinacas, cam kết với các khách hàng quốc tế trong hội nghị, là hạt điều Việt Nam sẽ đảm bảo các tiêu chí “4 có” và “4 không”. “4 có” là: Có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng tốt; Có quy trình sản xuất điều an toàn thực phẩm; có dây chuyền công nghệ chế biến điều tiên tiến (giữ nguyên hương vị, màu sắc của điều); có hệ thống ISO-HACCP-SRC-FSSC22.000... phù hợp với yêu cầu của thị trường. Và “4 không” là: Không có sản phẩm biến đổi gen; không sử dụng thuốc bảo về thực vật, phân hóa học trong danh mục cấm của Việt Nam và thế giới; không có nấm mốc, vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người và  không sử dụng lao động cưỡng bức. 

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
4 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
4 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
5 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
6 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
6 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

229.211.092 VNĐ / tấn

399.94 UScents / lb

1.62 %

+ 6.37

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.998.921 VNĐ / tấn

1,046.80 UScents / bu

0.63 %

+ 6.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.457.726 VNĐ / tấn

295.15 USD / ust

0.25 %

+ 0.75

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
7 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
7 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
11 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng