Thị trường dầu thô toàn cầu chuẩn bị đón "cú sốc" lớn

02/12/2022 11:00
Các nhà phân tích cảnh báo những biện pháp trừng phạt sắp tới đối với dầu mỏ của Nga sẽ “thực sự gây xáo trộn” đối với thị trường năng lượng toàn cầu.

Châu Âu loay hoay với giá trần

27 quốc gia Liên minh châu Âu đã đồng ý vào tháng 6 rằng họ sẽ dừng hoàn toàn việc mua dầu của Nga từ ngày 5/12. Thực tế, EU và các đồng minh là Mỹ, Nhật, Canada và Anh muốn cắt giảm đáng kể nguồn thu từ dầu mỏ của Nga nhằm rút cạn ngân sách cho các chiến dịch quân sự mà quốc gia này đang tiến hành.

Tuy nhiên, xuất hiện nhiều lo ngại cho rằng lệnh cấm hoàn toàn sẽ khiến giá dầu thô tăng vọt và buộc G-7 phải cân nhắc giới hạn về số tiền tối đa mà họ sẽ phải trả cho dầu của Nga.

Henning Gloystein, Giám đốc phụ trách năng lượng, khí hậu và tài nguyên của công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, cho biết lệnh cấm hoàn toàn với dầu thô của Nga có thể “thực sự gây xáo trộn” đối với thị trường. Giới hạn giá khiến các quốc gia G-7 mua dầu Nga với giá thấp hơn, động thái nhằm giảm thu nhập của Nga nhưng không khiến giá dầu toàn cầu tăng cao. Nhưng điều đó sẽ khó lòng mà đạt được.

Thị trường dầu thô toàn cầu chuẩn bị đón cú sốc lớn - Ảnh 1.

Trở lại với EU, ngay cả việc áp giá trần với dầu thô của Nga cũng gây nhiều tranh cãi. Hồi đầu tuần, một đề xuất được đưa gia là 62 USD/thùng nhưng Ba Lan, Estonia và Litva từ chối vì cho rằng mức giá này là quá cao, khó có thể ảnh hưởng tới ngân sách từ Nga. Đây cũng là những quốc gia phản ứng mạnh mẽ nhất với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trong EU.

Chia sẻ với CNBC, Julianna Tatelbaum, Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan, cho biết việc hạn chế giá dầu của Nga là “bước tiếp theo quan trọng để có thể trừng phạt hiệu quả lên lợi ích của Moscow”.

Hôm 30/11, mức giá dầu của Nga được giao dịch trên thị trường là 66 USD/thùng. Các quan chức Điện Kremlin nhiều lần nói rằng mức giá trần là phản cạnh tranh và họ sẽ không bán dầu của mình cho các quốc gia quyết định áp mức giá trần.

Nga đang tăng cường tìm kiếm những đối tác tiềm năng khác, chẳng hạn như Ấn Độ và Trung Quốc. Đây cũng là những quốc gia vẫn tiếp tục mua dầu của Nga bất chấp những lệnh trừng phạt trừ Mỹ và đồng minh. Họ lập luận rằng nguồn cung dầu từ Nga, vốn rẻ hơn khá nhiều so với dầu trên thị trường toàn cầu, mang lại những lợi ích chiến lược cho đất nước của họ.

Sự nổi lên từ Trung Quốc và Ấn Độ

Thực tế, Ấn Độ và Trung Quốc hiện có khoảng 2,8 tỷ dân, tương đương 1/3 dân số toàn cầu. Đây cũng là 2 trong số những nền kinh tế hàng dầu thế giới. Cái gật đầu của Trung Quốc và Ấn Độ được coi là sự cần thiết để có thể áp đặt thành công mức giá trần với dầu thô của Nga.

Giá trần đối với dầu thô của Nga được G-7 thông qua trong cuộc họp tháng 9. Kể từ đó tới nay, họ tiếp tục nghiên cứu cách thức để đưa điều này vào thực thi trong thực tế. Ngay ở thời điểm đó, Kadri Simson, giám đốc cơ quan năng lượng châu Âu bày tỏ hy vọng Trung Quốc và Ấn Độ cũng sẽ ủng hộ giá trần.

“Trung Quốc và Ấn Độ rất quan trọng khi họ mua phần lớn dầu thô Nga”, Jacob Kirkegaard, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nói.

Thị trường dầu thô toàn cầu chuẩn bị đón cú sốc lớn - Ảnh 2.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ không tham gia cam kết mà Mỹ và đồng minh khởi xướng chỉ vì lý do chính trị. Thực tế, dầu giá rẻ từ Nga mang lại cho 2 nền kinh tế này rất nhiều lợi ích. Họ chẳng có lý do gì để vứt bỏ những lợi ích quốc gia của mình. Nghĩ rằng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tình nguyện tham gia việc áp đặt giá trần với dầu thô Nga là điển hình của sự ngây thơ. Ukraine không quan trọng với họ đến vậy, ông Kirkegaard nói.

Điều này có vẻ như không cần phải bàn cãi. Hồi tháng 9, Bộ trưởng xăng dầu Ấn Độ Shri Hardeep S Puri nói rằng ông có “nghĩa vụ đạo đức” với người tiêu dùng nước mình chứ không phải một đối tượng nào khác. Ông Puri khẳng định sẽ tiếp tục mua dầu từ Nga và từ tất cả những nơi khác miễn là chúng có lợi cho nước ông.

Chính bởi những cam kết như vậy khiến ngày càng nhiều nghi ngờ xung quanh tác động thực sự của các lệnh cấm đối với nước Nga. Guntram Wolff, Giám đốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, cho biết: “Các biện pháp trừng phạt năng lượng với Nga đã được thực hiện quá muộn và quá rụt rè. Đây chỉ là sự tiếp nối của một loạt các biện pháp rụt rè đáng tiếc. Các biện pháp trừng phạt càng kéo dài và càng muộn thì Nga càng dễ dàng lách chúng”.

Tuy nhiên, nói có vẻ luôn dễ hơn làm. Trước xung đột Nga – Ukraine, châu Âu phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu hóa thạch từ Nga. Khi mâu thuẫn đôi bên lên tới đỉnh điểm vài tuần trước, châu Âu phải tìm mọi cách để lấp đầy các kho dự trữ năng lượng khi mùa đông tới. Thậm chí, rất nhiều khu vực ở châu lục này bị cắt điện luân phiên để tiết kiệm năng lượng.

Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn đang áp dụng Zero Covid. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ mở cửa trở lại vào năm 2023, khiến nhu cầu với dầu tăng vọt. Trong trường hợp Nga giảm sản lượng khai thác vì không bán cho châu Âu khi bị áp giá trần, giá dầu thô toàn cầu sẽ phi mã do mất cân bằng cung – cầu.

Trong khi đó, mối quan hệ không thuận buồm xuôi gió giữa Mỹ và Ả rập Xê út khiến Washington khó lòng gây sức ép để các nước trong OPEC+, vốn do Nga và Ả rập Xê út lãnh đạo bởi ảnh hưởng của mình, gia tăng sản lượng bù đắp lại thiết hụt. Giá dầu theo đó cũng sẽ khó lòng được kiểm soát.

Tham khảo: CNBC

Tin mới

Top 10 mẫu xe hiếm và đắt nhất thế giới năm 2025
5 giờ trước
Dưới đây là top 10 mẫu ô tô được sản xuất giới hạn có giá đắt đỏ nhất thế giới năm 2025, bao gồm nhiều siêu phẩm đến từ Bugatti, Pagani, Ferrari, Mercedes-Benz và Rolls-Royce.
Lincoln Limousine hiếm bán lại giá 1,2 tỷ: Giá ngang Camry mới, dài gần gấp đôi C-Class, có ghế sofa, quầy bar 'sang chảnh'
4 giờ trước
Chiếc Lincoln Town Car Limousine đời 2006 sở hữu nội thất xa hoa, từng được ví như “chuyên cơ mặt đất”, phù hợp cho người mê sưu tầm hoặc làm dịch vụ cao cấp.
Mẫu xe tay ga khủng này của nhà Honda được trang bị cốp 22 lít và mạnh gập 3,5 lần Honda SH 160i
4 giờ trước
Mẫu xe này được ra mắt vào ngày 15/1 tại thị trường Trung Quốc với mức giá 129.800 nhân dân tệ (khoảng 464 triệu đồng).
Choáng với lượng khách du lịch "cực khủng" đổ về Thanh Hóa dịp lễ 30-4 và 1-5
4 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các điểm du lịch ở Thanh Hóa đón lượng khách du lịch "cực khủng", tổng thu đạt hơn 4.170 tỉ đồng
Xác minh nhà bè ở Nha Trang 'chặt chém' 3,5 triệu đồng/kg cá bò hòm
4 giờ trước
Chủ nhà bè hải sản ở Nha Trang bị du khách tố bán 1kg cá bò hòm với giá 3,5 triệu đồng. Hiện UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra, xác minh để xử lý.

Tin cùng chuyên mục

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
1 ngày trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
3 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.