Thị trường mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc trên thương mại điện tử vào tầm ngắm: Hàng giả không còn "đất sống"

03/06/2025 11:17
Các sản phẩm liên quan đến sức khỏe như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc đang trở thành "tiêu điểm" trong các chiến dịch siết kiểm soát trên sàn thương mại điện tử.

Cảnh báo "đỏ" cho ngành hàng chăm sóc sức khỏe

Trao đổi với phóng viên, bà Cao Thanh Mai - một người tiêu dùng tại Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ, lâu nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng đặt mua nhiều loại thuốc như thuốc trị dạ dày, thuốc chữa dị ứng, thực phẩm chức năng hay serum trắng da, viên uống giảm cân…trên các sàn thương mại điện tử, nhưng lại không hề biết sản phẩm đó chưa từng được kiểm nghiệm, hoặc bị quảng cáo vượt mức công dụng. Chính điều đó đã gây ra nhiều rủi ro, hệ lụy rất lớn về sức khỏe của người tiêu dùng.

Không chỉ người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng bị thiệt hại nặng nề. Bà Trần Bích Phương, Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam chia sẻ: "Chúng tôi từng bị ảnh hưởng nặng khi một sản phẩm cùng nhóm ngành nhưng quảng cáo sai lệch, bán tràn lan với giá rẻ hơn một nửa. Khách hàng không phân biệt được nên khi sử dụng bị hậu quả xấu, họ dần mất niềm tin với tất cả các sản phẩm cùng loại".

Thị trường mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc trên thương mại điện tử vào tầm ngắm: Hàng giả không còn "đất sống" - Ảnh 1

Hàng giả, hàng kém chất lượng và không rõ nguồn gốc trên các nền tảng trực tuyến là một thực tế đáng lo ngại

"Thực tế cho thấy, hành vi quảng cáo sai lệch, lợi dụng lòng tin người tiêu dùng đã và đang trở thành vấn nạn lan tràn, đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ hơn và chế tài mới mạnh tay hơn, không có "vùng cấm" đối với những hành vi vi phạm. Nhất các loại hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cần phải chịu áp lực giám sát gắt gao hơn", bà Mai nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam Đỗ Hữu Hưng, hàng giả, hàng kém chất lượng và không rõ nguồn gốc trên các nền tảng trực tuyến là một thực tế đáng lo ngại. Do đó rất cần kiểm soát và khống chế vấn nạn hàng giả, nhất là với các mặt hàng có tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như thực phẩm , mỹ phẩm, thuốc..

Mở trận tuyến mới trên sàn thương mại điện tử để thanh lọc

Trước tình hình đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2025 đang chứng kiến một cuộc đại "thanh lọc" sâu rộng, đặc biệt trong ba lĩnh vực nhạy cảm là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và thuốc. Đây không còn là mảnh đất màu mỡ cho mọi loại hình buôn bán lộng hành.

Đầu tháng 5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa chất cấm đang bị thu hồi. Đơn vị này đã có văn bản gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương), Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) về việc phối hợp rà soát, xử lý thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm đang được kinh doanh, quảng cáo trên môi trường mạng.

Trước đó, Cục Quản lý Dược đã yêu cầu các địa phương kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube…nhằm phát hiện và xử lý hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, không rõ nguồn gốc; quảng cáo lố, gây hiểu lầm. Sản phẩm vi phạm sẽ bị thu hồi và tiêu hủy, đồng thời chuyển hồ sơ tới cơ quan điều tra để xử lý hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm. Trước đó, ngành này cũng yêu cầu các địa phương kiểm soát tình trạng mua bán thuốc kê đơn trên thương mại điện tử, khuyến cáo người dân mua ở các nhà thuốc hợp pháp. Động thái siết chặt này được thực hiện trong bối cảnh công an liên tục phát hiện các đường dây sản xuất kinh doanh sữa giả và thuốc giả.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương mở đợt tấn công từ ngày 15/5 - 15/6 ngăn tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế. Hiện, Bộ đang xây dựng dự thảo nghị định thay thế Nghị định 93/2016, đề xuất siết chặt hoạt động quảng cáo mỹ phẩm, yêu cầu nội dung quảng cáo phải bám sát công dụng đã công bố của sản phẩm, không sử dụng các từ ngữ như "điều trị", "khỏi hẳn", "cắt đứt", "khỏi ngay",...

Đáng chú ý, Bộ Công thương vừa ban hành Kế hoạch cao điểm giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới. Theo đó, ngành này sẽ tập trung cao độ đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả…

Cụ thể, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra trên môi trường thương mại điện tử, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe... Đồng thời, yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa trong quản lý, xây dựng hệ thống thu thập, chia sẻ dữ liệu, thông tin thị trường dùng chung trong toàn ngành và kết nối với các cơ quan chức năng khác nhằm kịp thời nắm bắt, dự báo nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đang xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử quốc gia, yêu cầu mỗi sản phẩm đều có mã định danh rõ ràng. Các doanh nghiệp khi đưa sản phẩm lên sàn sẽ phải kê khai giấy tờ chứng minh nguồn gốc, thành phần, hiệu quả lâm sàng nếu có.

Thị trường mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc trên thương mại điện tử vào tầm ngắm: Hàng giả không còn "đất sống" - Ảnh 2

Mức phạt tiền có thể lên tới 200 triệu đồng cho hành vi quảng cáo sai công dụng sản phẩm

Đặc biệt, một điểm sáng nữa là chính phủ đã chính thức ban hành dự thảo nghị định sửa đổi quy định về xử phạt vi phạm trong quảng cáo và kinh doanh trên môi trường số. Theo đó, mức phạt tiền có thể lên tới 200 triệu đồng cho hành vi quảng cáo sai công dụng sản phẩm liên quan đến sức khỏe. Cơ quan quản lý cũng có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp minh bạch hóa và đầu tư vào chất lượng.

Nhiều thương hiệu Việt "quay xe", sàn thương mại "nhập cuộc": Hàng giả hết đất sống

Trước làn sóng siết chặt, nhiều doanh nghiệp nội địa đối diện với áp lực minh bạch, đã phải nhanh chóng tái cấu trúc mô hình kinh doanh và làm "thật" hơn. Điển hình như trường hợp một công ty dược mỹ phẩm tại Hà Nội, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc da từ thiên nhiên. Trước đây, thương hiệu này từng dính lùm xùm khi quảng cáo sản phẩm làm trắng chỉ sau 3 ngày sử dụng, nhưng sau khi bị xử phạt, công ty đã gỡ toàn bộ bài viết cũ và bắt tay xây dựng lại hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng đồng thời sửa đổi nội dung truyền thông, liên kết với các bác sĩ da liễu để làm đúng, nói chuẩn về sản phẩm. "Chúng tôi không thể tiếp tục sống nhờ vào sự mập mờ. Từ khi hợp tác với chuyên gia y tế, lượng khách tuy không tăng nhanh như trước nhưng đơn hàng ổn định, và quan trọng là giữ được lòng tin của người tiêu dùng. Công ty đã có những tệp khách hàng thân thiết chuyên dùng sản phẩm", giám đốc điều hành công ty chia sẻ.

Không chỉ doanh nghiệp, các sàn thương mại điện tử cũng bị "điểm danh" nếu dung túng cho hàng giả, hàng sai phép tồn tại. Shopee , Lazada , Tiki… đều đã ký cam kết phối hợp với cơ quan chức năng để rà soát, bóc tách các gian hàng vi phạm. Nhiều sàn triển khai công cụ AI để kiểm duyệt tự động các từ khóa nhạy cảm, như "làm trắng tức thì", "trị tiểu đường tận gốc" hay "uống một viên giảm 5kg"…

Tuy nhiên, để đẩy lùi hàng giả, cần có sự tham gia của chính người tiêu dùng. Theo ông Hưng, sở dĩ hàng giả vẫn còn đất sống, nguyên nhân gốc rễ nằm ở thói quen tiêu dùng của người Việt - chuộng hàng rẻ, thích hiệu quả tức thì và tin vào lời giới thiệu từ người nổi tiếng. Nhiều kol chưa từng sử dụng sản phẩm vẫn nhận quảng bá vì lợi nhuận. Họ mặc nhiên trở thành "con dấu chất lượng giả" cho hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Trong bức tranh thương mại điện tử đang đổi màu, rõ ràng rằng, không còn chỗ cho lối kinh doanh "ăn xổi". Sự minh bạch, thật thà và đảm bảo chất lượng hàng hóa đang dần trở thành chuẩn mực mới, buộc tất cả người bán - từ nhỏ lẻ đến doanh nghiệp lớn phải tự "làm sạch" mình trước khi bị "làm sạch" bởi thị trường.

Tin mới

Mẫu điện thoại bán chạy hơn cả iPhone, gắn liền với kỷ niệm của nhiều người Việt
1 phút trước
Mẫu điện thoại này có sức tiêu thụ lên tới 250 triệu chiếc trên toàn cầu.
Xanh SM nới rộng khoảng cách với Grab, đứng đầu thị phần taxi tại Việt Nam trong quý II/2025
2 giờ trước
Với khoảng cách gần 9% so với Grab, Xanh SM đang chiếm lĩnh thị phần thị trường gọi xe 4 bánh.
Pop Mart kiện 7-Eleven vì 'đạo nhái' con cưng Labubu
2 giờ trước
Việc Lafufu, phiên bản "nhái" của Labubu, đang được bày bán tại các cửa hàng 7-Eleven tại Mỹ khiến Pop Mart vô cùng khó chịu.
Mẫu xe máy điện đi từ Hà Nội đến Nghệ An mới cần sạc: Cốp rộng hơn Vision, Lead, giá "êm"
2 giờ trước
Xe máy điện VinFast Evo Grand có tầm di chuyển 262km sau khi sạc đầy (với điều kiện 2 pin), quãng đường này đi từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An).
Ai chịu trách nhiệm việc thanh long, hồ tiêu 'chết yểu' vì thủ tục xuất khẩu?
2 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc khi hàng trăm tấn thanh long và hồ tiêu đang bị ùn ứ tại các kho lạnh, không thể xuất sang Liên minh châu Âu (EU) do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.205.519.176 VNĐ / tấn

291.80 BRL / kg

0.90 %

- 2.65

Thịt gà

CHICKEN

29.745.504 VNĐ / tấn

7.20 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

6.258.391 VNĐ / tấn

108.58 USD / lbs

0.35 %

+ 0.38

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ người Việt chi đến 725 tỷ đồng mua giấy qua mạng
1 ngày trước
Chi hơn 203.000 tỷ đồng mua sắm qua mạng trong nửa đầu năm, bên cạnh sản phẩm làm đẹp, thời trang, thực phẩm, người tiêu dùng Việt tốn 725 tỷ đồng để mua giấy rút.
Lô viên sủi quen thuộc vừa bị Bộ Y tế đề nghị tạm dừng lưu thông vì không đạt chất lượng
1 ngày trước
Lô thực phẩm bảo vệ sức khỏe Apiroca-B mới sản xuất vừa bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị tạm dừng lưu thông do không đạt chất lượng.
Doanh số “Ăn Cùng Bà Tuyết” vượt mặt nhiều thương hiệu đình đám
1 ngày trước
"Ăn Cùng Bà Tuyết" là thương hiệu đồ ăn vặt khá nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội gắn với hình ảnh "Bà Tuyết".
Theo dõi xe tải bỏ hoang lúc 3 giờ sáng, công an triệt phá đường dây sản xuất dầu gội Clear, Head & Shoulders giả, tịch thu 20 tấn sản phẩm
1 ngày trước
Cơ quan chức năng đã bắt giữ hai nghi phạm, tịch thu hơn 3.000 thùng sản phẩm giả như dầu gội Head & Shoulders, Clear, sữa tắm Safeguard, trị giá hơn 7 tỷ đồng