Thị trường ngày 28/5: Giá dầu, đồng, sắt thép, cà phê,… đồng loạt tăng cao

28/05/2021 07:16
Các thị trường hàng hóa nguyên liệu trên thị trường thế giới vừa kết thúc một phiên khởi sắc khi đồng loạt đi lên. Tâm lý nhà đầu tư được khích lệ bởi những dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ, làm giảm bớt lo ngại về chính sách kéo giá giảm xuống của Trung Quốc.

Dầu tăng 1%

Giá dầu tăng 1% trong phiên vừa qua sau khi Mỹ công bố dữ liệu kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, làm át đi ảnh hưởng tiêu cực bởi tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư về khả năng Iran sẽ làm tăng nguồn cung dầu trên thị trường xuất khẩu.

Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 59 US cent (0,9%) lên 69,46 USD/thùng, dầu Tây Texas (Mỹ) tăng 64 US cent (1%) lên 66,85 USD/thùng.

Thống kê của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới ở nước này tuần vừa qua giảm nhiều hơn so với dự kiến.

Nền kinh tế Mỹ quý I năm nay tăng trưởng với tốc độ nhanh thứ 2 kể từ quý III/2003 nhờ có nhiều động lực, trong đó một dữ liệu khác hôm qua cho thấy chi tiêu của lĩnh vực kinh doanh cho mảng thiết bị đã tăng mạnh trong tháng 4 - cho thấy các nhà đầu tư đang đầu tư mạnh mẽ để tăng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Vàng vững

Giá vàng duy trì ở sát ngưỡng quan trọng 1.900 USD/ounce vào lúc kết thúc phiên trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ thấp (yếu tố tác động tích cực cho giá vàng) nhưng dữ liệu kinh tế Mỹ lại tích cực, cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục hồi phục mạnh mẽ (yếu tố tác động tiêu cực đến vàng).

Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay vững ở 1.896,76 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 6/2021 giảm 0,3% xuống 1.898,5 USD/ounce.

Nhà phân tích cấp cao Jim Wyckoff của Kitco Metals cho biết: "Nền kinh tế Mỹ đang trên đà tăng trưởng vững chắc và các nhà đầu tư đã ít quan tâm hơn về vấn đề lạm phát vì Cục Dự trữ Liên bang đã đạt được một số thành công trong việc thuyết phục thị trường rằng lạm phát thực sự chỉ là nhất thời".

Do đó, theo chuyên gia này thì "chỉ là xu hướng tăng gần đây của giá vàng đang tạm dừng lại. Song chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy một số nhà đầu tư tận dụng mua vào để săn giá hời khi giá vàng giảm vào cuối phiên".

Đồng tăng

Giá đồng và các kim loại công nghiệp khác đều tăng khá mạnh trong phiên vừa qua do dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ và lo ngại những cuộc đình công ở các mỏ đồng tại Chile – nhà sản xuất đồng hàng đầu thế giới – sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung. Hai yếu tố này đã khiến nhà đầu tư tạm quên đi nỗi lo rằng Trung Quốc – nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới – sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London – tham chiếu cho thị trường đồng toàn cầu – kết thúc phiên 27/5 tăng 2,7% lên 10.244 USD/tấn.

Tháng 5 này đã chứng kiến giá đồng có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 10.747,5 USD/tấn, nhưng đã giảm xuống 9.795 USD/tấn hôm 24/5, và giá hiện nay đã cao hơn đáng kể so với mức thấp đó.

Thép và quặng sắt tăng

Giá sắt và thép đồng loạt tăng trong phiên vừa qua do nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về việc Chính phủ Trung Quốc sẽ thắt chặt kiểm soát các hoạt động đầu cơ.

Cụ thể, giá quặng sắt trên Sàn giao dịch Đại Liên (Trung Quốc) kết thúc phiên 27/5 tăng 1,1% lên 1.046,5 CNY (164,1 USD)/tấn, mặc dù trong phiên có lúc giảm xuống 984 CNY, thấp nhất kể từ 12/4.

Trên sàn Singapore, giá quặng sắt tăng mạnh 5,6% lên 112,1 USD/tấn, dù trước đó có thời điểm xuống mức thấp nhất hơn 5 tuần, là 170,5 USD/tấn.

Cùng chung xu hướng đó, giá giá thép thanh vằn trên sàn Thượng Hải phiên này tăng 0,2% so với cuối phiên liền trước, thép cuộn cán nóng tăng 0,5% và thép không gỉ tăng 1,3%.

Adam Hoyes, nhà kinh tế của Capital Economics thì cho rằng: "Mặc dù những động thái của Chính phủ dường như đã làm giảm đi một số hoạt động đầu cơ, từ đó tác động ngắn hạn tới thị trường, nhưng lịch sử đã cho thấy những động thái đó sẽ không có nhiều ảnh hưởng về lâu dài".

Ông dẫn ra những biện pháp trước đây Trung Quốc đã từng sử dụng, là những quy định chặt chẽ hơn để đối phó với tình trạng giá hàng hóa tăng vọt, ví dụ như vào tháng 12, khi áp dụng những hạn chế giao dịch đối với quặng sắt kỳ hạn, thì cũng chỉ khiến giá hạ nhiệt trong vài tuần.

Ngô tăng 6% do nhu cầu mạnh từ các nhà nhập khẩu, đậu tương và lúa mì cũng tăng

Giá ngô Mỹ tăng hơn 6% trong phiên vừa qua, rời xa mức thấp nhất 1 tháng, trong bối cảnh có nhiều hoạt động mua kỹ thuật và nhu cầu tăng mạnh đối với loại ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Giá đậu tương cũng tăng theo xu hướng giá ngô và tăng lần đầu tiên trong vòng 8 phiên, sau khi chạm mức thấp nhất 1 tháng ở phiên liền trước.

Giá lúa mì cũng tăng lần đầu tiên trong 9 phiên do hoạt động mua mạnh mang tính kỹ thuật đối với những hợp đồng kỳ hạn gần và lo ngại vụ lúa mì Xuân – mới trồng gần đây – ở khu vực đòng bằng miền Bắc nước Mỹ đang bị khô hạn nghiêm trọng.

Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn Chiacago, giá ngô kỳ hạn tháng 7 tăng 40 US cent lên 6,64-1/2 USD/bushel. Mức tăng 6,4% là mức tăng lớn nhất đối với hợp đồng ngô giao dịch nhiều nhất kể từ tháng 6/2015. Đậu tương kỳ hạn tháng 7 phiên này cũng tăng 33-1/2 cent lên 15,37 USD/bushel, trong khi lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 27-3/4 cent lên 6,76-1/4 USD/bushel.

Cà phê cao nhất 4,5 năm

Giá cà phê arabica kỳ hạn tăng lên mức cao nhất bốn năm rưỡi do lo ngại về nguồn cung hạn hẹp khi người trồng cà phê ở Brazil vỡ nợ vì không đủ hàng trả cho các hợp đồng đã bán và do việc xuất khẩu ở Colombia bị chậm trễ.

Phiên 27/5, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 có thời điểm đạt 1,572 USD/lb, cao nhất kể từ cuối năm 2016, kết thúc phiên giảm nhẹ 0,2% so với lúc đóng cửa phiên trước, còn 1,5535 USD/lb.

Trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm, người trồng cà phê Brazil đang cố gắng đàm phán lại các hợp đồng mua bán mà họ đã thỏa thuận từ trước đối với các nhà xuất khẩu và các thương lái với mức giá cao hơn, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ ngành này rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh cà phê ở Colombia vẫn gặp khó do những cuộc biểu tình chống Chính phủ gây ảnh hưởng đến dòng chảy hàng hóa.

Giá robusta phiên vừa qua cũng tăng 14 USD, tương đương 0,9%, lên 1.517 USD/tấn.

Tại Châu Á, hoạt động giao dịch cà phê ở Indonesia thưa thớt sau kỳ nghỉ lễ, trong khi thời tiết ở Việt Nam thuận lợi cho ngành trồng cà phê, nhưng hoạt động giao dịch cũng chậm vì nguồn cung khan hiếm.

Các thương lái địa phương cho biết giá cà phê robusta Sumtran của Indonesia không thay đổi do nhu cầu giảm. Mức cộng giá cà phê Indonesia kỳ hạn giao tháng 7 và 8 hiện vào khoảng 110 – 120 USD/tấn.

Trong khi đó, các thương nhân ở Việt Nam chào giá cà phê robusta loại 2 (5% đen và vỡ) kỳ hạn tháng cộng 20 USD so với hợp đồng tham chiếu ở London (một tuần trước đây, mức cộng của hợp đồng kỳ hạn tháng 7 cũng là 20 USD/tấn).

Đường tăng 2%

Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 kết thúc phiên vừa qua tăng 0,34 US cent (2%) lên 17,12 US cent/lb, rời xa mức thấp nhất 1 tháng của phiên 24/5. là 16,54 US cent.

Giá đường đang khá bấp bênh khi không loại trừ việc giá sẽ giảm xuống 16,5 US cent, và có rất ít lý do để giá tăng mạnh hơn nữa so với mức hiện tại.

Nhà môi giới StoneX nhận định thị trường đường thế giới đang chuyển từ thiếu hụt trong niên vụ 2020/21 sang dư thừa chút ít vào năm 2021/22 do sản lượng tăng ở Châu Á.

Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 kết thúc phiên vừa qua cũng tăng 7,50 USD, tương đương 1,7%, lên 457,50 USD/tấn.

Cao su tăng

Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng trong phiên vừa qua sau khi lãnh đạo đảng cầm quyền của nước này có phát ngôn ủng hộ việc chi tiêu công mạnh mẽ hơn nhằm giúp nền kinh tế hồi phục giữa bối cảnh đại dịch đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước này.

Kết thúc phiên, cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn Osaka tăng 0,2 JPY (0,1%) lên 255,4 JPY/kg. Tuy nhiên, giá cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Thượng Hải giảm 0,7% xuống 13.665 CNY/tấn.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 28/5

Thị trường ngày 28/5: Giá dầu, đồng, sắt thép, cà phê,… đồng loạt tăng cao - Ảnh 1.

Tin mới

iPhone ngày càng nhàm chán, Apple mất chỗ đứng tại Trung Quốc
4 giờ trước
Những cải tiến nhỏ giọt trên iPhone liệu có đủ sức giữ chân người dùng khi các đối thủ đang bứt phá?
HOT: VinFast bất ngờ khoe hình ảnh mẫu xe điện mới cứng, chốt lịch ra mắt ngay ngày mai
3 giờ trước
Mẫu xe điện này sẽ chính thức được VinFast công bố tới thị trường trong 24 giờ tới.
Việt Nam bất ngờ trở thành 'cứu tinh' của nước xuất khẩu 'vàng đen' top 1 thế giới: Thuế nhập khẩu 0%, mua gần 10 triệu tấn với giá cực rẻ
43 phút trước
Mặt hàng này nước ta có trữ lượng top 3 Đông Nam Á.
Hà Nội vào cao điểm nắng nóng, quán giải khát chật như nêm
14 phút trước
Những ngày nắng nóng đầu hè, nhiều quán bia hơi, giải khát ở Hà Nội lập tức hút khách bởi nhu cầu giải nhiệt tăng cao.
Không có chuyện cấm đời xe trước 2017 lưu hành ở Hà Nội và TP HCM
23 phút trước
Thông tin về dự thảo siết chặt tiêu chuẩn khí thải với ôtô tại Hà Nội và TP HCM đang khiến nhiều chủ xe lo lắng

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.487.292 VNĐ / tấn

171.30 JPY / kg

0.58 %

- 1.00

Đường

SUGAR

10.105.106 VNĐ / tấn

17.65 UScents / lb

0.73 %

- 0.13

Cacao

COCOA

237.620.010 VNĐ / tấn

9,150.00 USD / mt

0.40 %

- 37.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.968.778 VNĐ / tấn

382.46 UScents / lb

3.33 %

- 13.18

Gạo

RICE

14.528 VNĐ / tấn

12.30 USD / CWT

0.89 %

- 0.11

Đậu nành

SOYBEANS

10.162.356 VNĐ / tấn

1,065.00 UScents / bu

2.01 %

+ 21.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.539.245 VNĐ / tấn

298.30 USD / ust

1.43 %

+ 4.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Ecovacs đặt cược vào chổi lau Ozmo Roller – và họ đã đúng
3 giờ trước
Trong ngành công nghiệp robot hút bụi đang trở nên bão hòa với hàng loạt mẫu mã và tính năng tương đồng, Ecovacs đã quyết định đi một nước cờ khác biệt.
An ninh lương thực châu Á bị đe dọa, gạo Việt đứng giữa 'tâm bão'
22 giờ trước
Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), các chuyên gia cảnh báo rằng căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan có thể kéo theo một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực diện rộng trên toàn châu Á.
Ngoài sầu riêng, một nông sản khác từ Việt Nam là đối thủ lớn của Thái Lan: Trung Quốc săn mua gần 90% sản lượng, nước ta xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới
1 ngày trước
Trung Quốc hiện đang tiêu thụ mặt hàng này nhiều nhất thế giới.
Vừa ngừng nhập khẩu từ Mỹ, một ngành hàng của Trung Quốc gặp sóng gió: ‘Cứu tinh’ chậm trễ giao hàng, nhập khẩu giảm xuống thấp nhất trong một thập kỷ
1 ngày trước
Lượng đậu nành nhập khẩu của Trung Quốc vào tháng 4 đạt mức thấp nhất trong thập kỷ do gián đoạn thương mại.