Thị trường ngày 8/6: Giá dầu, đồng, quặng sắt, cà phê... đồng loạt giảm sâu, vàng tăng

08/06/2021 05:50
Kết thúc phiên giao dịch đêm qua vàng tăng do USD giảm trong khi các mặt hàng khác như dầu, đồng, quặng sắt, cà phê, đường đồng loạt giảm.

Dầu giảm do chốt lời

Giá dầu giảm trong phiên đầu tuần sau khi chạm mức cao nhất 2 năm do dự đoán nhu cầu cải thiện và các nhà sản xuất OPEC tiếp tục hạn chế nguồn cung.

Giá đã giảm từ mức cao trong đầu phiên và các nhà phân tích nêu ra áp lực từ số liệu của Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu thô trong tháng 5 giảm xuống mức thấp nhất một năm.

Chốt phiên 7/6 dầu thô Brent giảm 40 US cent xuống 71,49 USD/thùng sau khi đạt 72,27 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 5/2019. Dầu thô WTI giảm xuống 69,23 USD/thùng sau khi chạm 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 10/2018.

Dầu thô đã tăng trong 2 tuần qua, với dầu Brent tăng 38% trong năm nay và dầu thô WTI tăng 43% bởi sự phục hồi sau khi nhu cầu gián đoạn liên quan tới đại dịch và việc hạn chế nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh. Tổ chức OPEC+ đã thúc đẩy giá dầu bằng cách duy trì việc hạn chế nguồn cung tới tháng 7. Trong ngày 7/6, tổng thư ký OPEC cho biết OPEC+ dự kiến tồn kho tiếp tục giảm trong những tháng tới.

Các nhà phân tích kỳ vọng giá dầu sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu toàn cầu tăng sau quyết định nới lỏng hạn chế Covid -19 của Mỹ và Châu Âu, trong khi Ấn Độ bắt đầu nới lỏng việc phong tỏa.

Vàng tăng do USD giảm

Giá vàng tăng do USD giảm, các nhà đầu tư đang đợi số liệu lạm phát của Mỹ cuối tuần này để có manh mối rõ ràng khi nào Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể bắt đầu cắt giảm các biện pháp hỗ trợ kinh tế.

Vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.895,77 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 0,4% lên 1.898,8 USD/ounce.

Vàng tăng hơn 1% trong phiên cuối tuần trước sau khi báo cáo việc làm hàng tháng của Mỹ yếu hơn dự kiến làm dịu đi lo ngại về việc Fed sẽ giảm kích thích tiền tệ trong tương lai gần.

Chỉ số USD đã giảm 0,2% làm tăng sức hấp dẫn của vàng đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Lạm phát sẽ vẫn là trọng tâm, với chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ báo cáo vào ngày 10/6 và các cuộc họp của ngân hàng trung ương được dự kiến ở Châu Âu và Canada.

Đồng giảm do lo lắng về nhu cầu của Trung Quốc

Giá đồng giảm do các nhà đầu tư lo sợ trước số liệu yếu hơn dự kiến từ nước tiêu thụ hàng đầu, Trung Quốc.

Nhập khẩu đồng của Trung Quốc giảm 8% trong tháng 5 so với tháng trước đó, do giá cao kỷ lục tiếp tục phá hủy nhu cầu trong khi tăng trưởng xuất khẩu tổng thể không đạt như dự báo của các nhà phân tích.

Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 0,3% xuống 9.925 USD/tấn sau khi tăng 1,7% trong phiên cuối tuần trước.

Đồng tại London đã tăng 27% giá trị từ đầu năm tới nay, giá đã giảm từ mức cao kỷ lục 10.747,5 USD chạm tới trong tháng trước, một phần do lạc quan rằng một cuộc cách mạng xanh sẽ thúc đẩy thêm nhu cầu đồng từ những mục đích sử dụng mới, bao gồm cả xe điện.

Quặng sắt sụt giảm

Giá quặng sắt giảm do số liệu thương mại của Trung Quốc giảm trong tháng 5 và lợi nhuận sản xuất thép ít đi làm giảm sức triển vọng nhu cầu đối với thành phần sản xuất thép này.

Trung Quốc, nước chiếm hơn một nửa sản lượng thép của thế giới đã nhập khẩu 89,79 triệu tấn quặng trong tháng trước, thấp hơn đáng kể so với 98,57 triệu tấn họ đã mua hồi tháng 8/2020 và 102,11 triệu tấn trong tháng 3/2021. Số liệu cũng cho thấy xuất khẩu thép trong tháng 5 của Trung Quốc giảm 33,9% so với tháng trước đó xuống 5,27 triệu tấn.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa phiên giảm 4,4% xuống 1.118 CNY (174,7 USD)/tấn.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 7 tại Singapore giảm 3,5% xuống 192,05 USD/tấn.

Nhu cầu thép tại Trung Quốc đã chậm lại gây ra biến động thị trường lớn trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, giá quặng sắt vẫn khá cao, với hợp đồng thanh khoản nhiều nhất trên sàn Đại Liên đã tăng khoảng 17% từ mức thấp ngày 27/5, trong khi quặng sắt hàm lượng 62% giữ ở mức hơn 200 USD/tấn.

Nguồn cung quặng sắt toàn cầu khan hiếm vẫn là một vấn đề then chốt khiến giá ở mức cao. Trong ngày 4/6, công ty khai thác Vale SA của Brazil đã thông báo đóng cửa các mỏ mới sẽ làm giảm sản lượng của họ khoảng 40.000 tấn/ngày.

Thép thanh tại Thượng Hải giảm 4,2%, trong khi thép cuộn cán nóng giảm 4,1%. Thép không gỉ giảm 1,4%.

Đường giảm giá

Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 0,33 US cent hay 1,9% xuống 17,38 US cent/lb.

Các đại lý cho biết thời tiết tại khu vực Trung Nam Brazil vẫn là trọng tâm với một số cơn mưa rào được dự báo trong tuần này mặc dù tình trạng chung vẫn khô ráo.

Giá năng lượng giảm có thể khiến sử dụng thêm mía để sản xuất đường hơn là sản xuất ethanol sinh học, đặc biệt tại Brazil.

Đường trắng kỳ hạn tháng 8 đóng cửa giảm 7,2 USD hay 1,5% xuống 459,3 USD/tấn.

Cà phê giảm

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 1,5 US cent hay 0,9% xuống 1,6015 USD/lb, giá giảm từ mức cao nhất 4,5 năm tại 1,6675 USD đã đạt được trong tuần trước.

Các đại lý lưu ý tình trạng khô hạn tại Brazil có thể hạn chế sản lượng năm tới vì thế thị trường sẽ theo dõi lượng mưa tại các khu vực trồng trọt trong vài ngày tới.

Các nhà môi giới lưu ý hoạt động tại thị trường giao ngay ở Brazil sụt giảm, với đồng nội tệ mạnh nhất so với USD kể từ tháng 12.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 13 USD hay 0,8% xuống 1.625 USD/tấn.

Ngô, đậu tương đóng cửa trái chiều

Giá ngô và đậu tương của Mỹ đóng cửa trái chiều, với các hợp đồng vụ cũ giảm do việc chốt lời, trong khi các hợp đồng vụ mới tăng do lo ngại rằng thời tiết nóng và khô hạn tại một số vùng trồng chính của Midwest có thể đe dọa sự phát triển của cây trồng.

Hợp đồng ngô và đậu tương đã đạt giá cao nhất kể từ giữa tháng 5 trước khi đảo chiều giảm.

Lúa mì vụ xuân giảm 3,3% từ mức cao nhất trong 8 năm sau khi mưa đã cứu cây trồng khô cằn ở Canada.

Ngô kỳ hạn tháng 7 tại sàn giao dịch Chicago đóng cửa giảm 3-1/2 US cent xuống 6,79-1/4 USD/bushel trong khi ngô vụ mới kỳ hạn tháng 12 tăng 11-1/4 US cent lên 6,02-3/4 USD.

Ước tính nguồn cung ngô toàn cầu giảm trong bối cảnh thời tiết khô hạn kéo dài ở Brazil và Trung Quốc mua nhiều.

Đậu tương kỳ hạn tháng 7 giảm 23-1/2 US cent xuống 15,6-1/4 USD/bushel. Đậu tương kỳ hạn tháng 11 tăng 4-1/2 US cent lên 14,4 USD.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 8/6

Thị trường ngày 8/6: Giá dầu, đồng, quặng sắt, cà phê... đồng loạt giảm sâu, vàng tăng - Ảnh 1.

Tin mới

iPhone ngày càng nhàm chán, Apple mất chỗ đứng tại Trung Quốc
8 giờ trước
Những cải tiến nhỏ giọt trên iPhone liệu có đủ sức giữ chân người dùng khi các đối thủ đang bứt phá?
HOT: VinFast bất ngờ khoe hình ảnh mẫu xe điện mới cứng, chốt lịch ra mắt ngay ngày mai
6 giờ trước
Mẫu xe điện này sẽ chính thức được VinFast công bố tới thị trường trong 24 giờ tới.
Việt Nam bất ngờ trở thành 'cứu tinh' của nước xuất khẩu 'vàng đen' top 1 thế giới: Thuế nhập khẩu 0%, mua gần 10 triệu tấn với giá cực rẻ
5 giờ trước
Mặt hàng này nước ta có trữ lượng top 3 Đông Nam Á.
Hà Nội vào cao điểm nắng nóng, quán giải khát chật như nêm
2 giờ trước
Những ngày nắng nóng đầu hè, nhiều quán bia hơi, giải khát ở Hà Nội lập tức hút khách bởi nhu cầu giải nhiệt tăng cao.
Không có chuyện cấm đời xe trước 2017 lưu hành ở Hà Nội và TP HCM
2 giờ trước
Thông tin về dự thảo siết chặt tiêu chuẩn khí thải với ôtô tại Hà Nội và TP HCM đang khiến nhiều chủ xe lo lắng

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.487.292 VNĐ / tấn

171.30 JPY / kg

0.58 %

- 1.00

Đường

SUGAR

10.105.106 VNĐ / tấn

17.65 UScents / lb

0.73 %

- 0.13

Cacao

COCOA

237.620.010 VNĐ / tấn

9,150.00 USD / mt

0.40 %

- 37.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.968.778 VNĐ / tấn

382.46 UScents / lb

3.33 %

- 13.18

Gạo

RICE

14.528 VNĐ / tấn

12.30 USD / CWT

0.89 %

- 0.11

Đậu nành

SOYBEANS

10.160.448 VNĐ / tấn

1,064.80 UScents / bu

1.99 %

+ 20.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.554.989 VNĐ / tấn

298.85 USD / ust

1.62 %

+ 4.75

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Ecovacs đặt cược vào chổi lau Ozmo Roller – và họ đã đúng
21 phút trước
Trong ngành công nghiệp robot hút bụi đang trở nên bão hòa với hàng loạt mẫu mã và tính năng tương đồng, Ecovacs đã quyết định đi một nước cờ khác biệt.
An ninh lương thực châu Á bị đe dọa, gạo Việt đứng giữa 'tâm bão'
18 giờ trước
Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), các chuyên gia cảnh báo rằng căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan có thể kéo theo một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực diện rộng trên toàn châu Á.
Ngoài sầu riêng, một nông sản khác từ Việt Nam là đối thủ lớn của Thái Lan: Trung Quốc săn mua gần 90% sản lượng, nước ta xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới
23 giờ trước
Trung Quốc hiện đang tiêu thụ mặt hàng này nhiều nhất thế giới.
Vừa ngừng nhập khẩu từ Mỹ, một ngành hàng của Trung Quốc gặp sóng gió: ‘Cứu tinh’ chậm trễ giao hàng, nhập khẩu giảm xuống thấp nhất trong một thập kỷ
1 ngày trước
Lượng đậu nành nhập khẩu của Trung Quốc vào tháng 4 đạt mức thấp nhất trong thập kỷ do gián đoạn thương mại.