“Thống kê gần đây nhất” về môi trường Hà Nội trùng với số liệu từ hơn 10 năm trước

11/10/2019 08:37
Chính phủ mới có báo cáo đề ngày 19/7/2019 gửi các đại biểu Quốc hội về việc thi hành Luật Thủ đô phục vụ kỳ họp Quốc hội thứ tám Quốc hội khóa XIV sắp diễn ra.

Theo đánh giá tại bản báo cáo, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Việc đánh giá tình hình thi hành Luật này trong bối cảnh thực hiện Kết luận số 22-KL/TW ngày 07/11/2017 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011- 2020 và Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội (Khóa XII) về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan (giai đoạn 2008-2018) là rất cần thiết, tạo cơ sở cho việc đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thi hành hoặc sửa đổi, bổ sung Luật cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Về quản lý và bảo vệ môi trường (Điều 14 Luật Thủ đô), cho biết, trong giai đoạn từ năm 2016-2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định và phê duyệt 32 báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc các loại hình giao thông, hạ tầng khu đô thị, xử lý chất thải và các dự án có sử dụng một phần diện tích nằm trong Vườn quốc gia Ba Vì, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu cho 04 cơ sở, 03 cơ sở sản xuất được Bộ cấp giấy chứng nhận túi nilon thân thiện với môi trường.

Hiện nay, Thành phố có 1.350 làng nghề với khoảng 290 làng nghề được công nhận, trong đó có 18 làng nghề nằm trong danh mục các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đã triển khai một số dự án đầu tư xử lý nước thải làng nghề quy mô lớn; 18 khu công nghiệp, khu chế xuất, trong đó có 10 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động với diện tích 2.853 ha, 159 cụm công nghiệp với diện tích 3.204,31ha, trong đó có 43 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động. Việc di dời các cơ sở sản xuất từ khu dân cư, làng nghề vào các cụm công nghiệp còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả.

Từ năm 2011 đến nay, thành phố đã thu hút 8 dự án đầu tư xử lý rác thải, 06 dự án xử lý nước thải sinh hoạt từ nguồn vốn ODA, hợp đồng BT, BOT hoặc theo phương thức xã hội hóa.

Tại phần đánh giá về một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, báo cáo cho biết về những tồn tại, hạn chế trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và Tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện quy định của Luật.

Trong thực hiện quy định của Luật báo cáo đề cập vấn đề quản lý, bảo vệ môi trường và đất đai. Theo đó, quy chuẩn môi trường về nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn Thủ đô đã được ban hành, tuy nhiên, việc đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các làng nghề... phải đầu tư hệ thống xử lý chất thải với công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu dẫn đến chi phí đầu tư cao. Ô nhiễm nguồn nước và không khí trên địa bàn Thành phố đang xảy ra khá phổ biến. Qua rà soát tại 21/30 quận, huyện, thị xã của Thành phố cho thấy đã có 187 điểm đen, khu vực ô nhiễm và bức xúc về môi trường. Số liệu này được chú thích, dẫn từ bào báo đăng trên báo Kinh tế - Đô thị online tháng 9/2018.

“Tốc độ đô thị hóa của Thành phố càng diễn ra nhanh chóng bao nhiêu, thì đi kèm với đó là chất lượng môi trường đã và đang giảm sút nghiêm trọng. Thống kê gần đây nhất cho thấy mỗi năm môi trường không khí thành phố Hà Nội phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2; trong đó, quá trình phá dỡ, đào, san lấp, vận chuyển vật tư và tập trung nhiều thiết bị thi công có sử dụng động cơ diezen công suất cao đã phát thải khí độc hại như SO2, NOx, CO… làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trên một diện rộng quanh khu vực thi công”, báo cáo có đoạn viết.

Các số liệu thống kê này được trích nguồn từ báo Tuổi trẻ Thủ đô (tháng 4/2018). Đáng chú ý, số liệu này cũng trùng khớp với số liệu mà nhiều bài báo đăng tải từ năm 2005, 2007.

Cụ thể, tờ Dân trí tháng 5/2007 có bài “Hà Nội: Mỗi năm phải “hít” 80.000 tấn khói bụi” viết: “Trung bình mỗi năm Hà Nội phải tiếp nhận 80.000 tấn khói bụi, 9.000 tấn khí SO2, 1.9000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2. Dự báo, đến năm 2010 nồng độ các loại khí trên sẽ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 7 đến 9 lần trên một số nút giao thông của thành phố Hà Nội như: nút giao thông Ngã Tư Sở, đường Lò Đúc, nút Võng Thị.... Đó là kết luận sau hàng loạt những đợt quan trắc phối hợp giữa Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hà Nội và Viện Hoá học”.

Tin mới

Phát hiện 11.500 hộp trà, sữa hạt 'quảng cáo công dụng quá mức'
6 giờ trước
11.500 hộp gồm trà, sữa hạt, viên uống của Công ty Thảo dược Mộc Can ghi nhãn sai sự thật, mô tả công dụng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Loại quả chát xít, ngày xưa ăn với muối ớt “cho vui”, giờ thành đặc sản phố cổ Hà Nội khiến khách Tây phát cuồng
6 giờ trước
Từng là món quà vặt gắn liền tuổi thơ, loại quả này nay đã thành đặc sản Hà Nội, khiến cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn.
Con số gây bất ngờ, vượt xa kỳ vọng ở thành phố đang lưu hành 9 triệu xe máy
6 giờ trước
Mục tiêu của chiến dịch là để giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe máy.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
6 giờ trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
7 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5.

Tin cùng chuyên mục

Buồn của Toyota Việt Nam: Lần thứ 2 tái hiện kỷ lục đáng quên, Hyundai có nối gót?
9 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ trong xu hướng tiêu dùng. Nếu như những năm trước, Toyota và Hyundai thường xuyên chia nhau ngôi đầu doanh số thì đến nay, cán cân này đã có sự khác biệt rõ rệt.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
13 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.
Bán điện thoại 30 triệu mà pin chỉ 3.900 mAh, Samsung vẫn thua "công nghệ thần thánh" này của Trung Quốc
1 ngày trước
Trung Quốc đã có được công nghệ mới có thể giúp Galaxy S25 Edge trở nên hoàn hảo hơn. Nhưng rất tiếc Samsung chưa làm được điều này.
Siêu phẩm xe ga 125cc của Yamaha xuất hiện tại đại lý, giá chỉ từ 28 triệu đồng
1 ngày trước
Mẫu xe tay ga mới của Yamaha có thể "đe dọa" Honda Vision.