Thương hiệu F&B như thế nào thì nên và không nên xây dựng hệ thống bán hàng online của riêng mình?

07/05/2021 11:19
Có hệ thống bán hàng online riêng như The Coffee House là mơ ước của tất cả các chuỗi F&B tại Việt Nam. Nhưng rồi giờ đây The Coffee House cũng đã lên app bán đồ ăn. Theo quan điểm của anh John Nguyễn – Head of Business của Zeek, thì không phải ai cũng nên làm; nếu đơn hàng có giá trị thấp, tầng suất sử dụng không cao, ít địa điểm…, xây dựng hệ thống bán hàng riêng đồng nghĩa với ‘tự sát’.

Zeek là một startup về giao nhận quốc tế có trụ sở chính tại HongKong và mở rộng thị trường đến Việt Nam cách đây chưa lâu. Zeek chuyên về vận chuyển thông minh, cung cấp các sản phẩm đa dạng bao gồm giải pháp SaaS, giao hàng trong ngày, giao hàng ngay, đáp ứng tất cả các nhu cầu về vận chuyển của thị trường. Tại thị trường Việt Nam họ có những đối tác lớn như Circle K hay Pizza Hut…

Trước khi về đầu quân làm Head of Business của Zeek tại Việt Nam, anh John Nguyễn từng phục vụ cho các công ty về TMĐT hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á như Lazada, Tiki, Acomerce, Mr Speedy…Tức là kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận và thương mại điện tử của anh John Nguyễn rất dồi dào.

Chia sẻ trong sự kiện Chuyển dịch công nghệ và mô hình O2O trong kinh doanh F&B do Babuki tổ chức, anh John nguyễn cho rằng: Có hệ thống bán hàng riêng như The Coffee House là mơ ước của tất cả các chuỗi F&B tại Việt Nam; nhưng không phải ai cũng nên làm.

Bởi, nếu thương hiệu đó đơn hàng có giá trị thấp, tầng suất sử dụng không cao, ít địa điểm…; thì xây dựng hệ thống bán hàng riêng đồng nghĩa với ‘tự sát’. Ở trường hợp đó, tốt nhất là chỉ nên tiếp tục hợp tác với các các bên giao nhận như GrabFood, Now hay Beamin là hợp lý hơn cả.

"Đầu tiên chúng ta thử cùng bàn luận xem vì sao không nên và nên xây dựng kênh bán hàng riêng.

Lý do không nên: chúng ta phải tốn tiền mua domain, hosting và đầu tư hạ tầng cơ sở; tức phải tốn thời gian, tiền bạc và công sức của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu kinh nghiệm chạy marketing-sale của chúng ta không đủ tốt, thì không thể thu hút khách hàng vào các fanpage, website hay app của chúng ta mua hàng. Chúng ta còn phải xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản – chiến lược giá hợp lý cho cả online lẫn offline.

Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp nhằm kích thích khách hàng vào mua online trực tiếp, đã thường xuyên freeship, nên lỗ ‘sặc gạch’.

Hơn nữa, kênh bán hàng online mà chúng ta tự xây không thể có hiệu quả ngay lập tức, chắc chắn không thể đầu tuần chạy một chiến dịch marketing, cuối tuần đã có rất nhiều đơn hàng đổ về. Có khi hiệu quả đầu tư lại không tốt như kỳ vọng, lời 49.000 đồng/1 đơn hàng mà chúng ta phải bỏ 50.000 cho tiền marketing để mang về 1 đơn", anh John Nguyễn phân tích.

Vậy vì sao nên? Theo anh John Nguyễn, chỉ khi có hệ thống bán hàng riêng, chúng ta mới có data khách hàng và sở hữu nó. Sau khi có data và tiến hành phân tích, chúng ta sẽ có một bức tranh cơ bản về tệp khách hàng chủ chốt: họ trẻ hay già, tập tính đặt món, khu vực tập trung…

Khi có hệ thống đặt hàng riêng, chúng ta sẽ có được lượng khách hàng trung thành lớn – đều rất khó kiếm nếu các chuỗi F&B chỉ hoạt động trên các nền tảng giao nhận thức ăn trung gian. Với những khách hàng nhớ tên website và vào đặt hàng, họ đáng được đối xử tốt hơn với những khách hàng thông thường.

Bên cạnh đó, nếu có hệ thống bán hàng riêng, các thương hiệu F&B có thể làm chủ cuộc chơi, ví dụ: chúng ta thích đổi menu, thêm combo hay các khuyến mãi khác nhau cứ làm và không cần phải xin phép – báo cáo với bất kỳ ai. Hay khi đột nhiên số lượng khách hàng ngừng đặt hàng cao, không khó để chúng ta tìm ra nguyên nhân.

"Ở các platform về giao nhận thức ăn, ưu tiên hiển thị sẽ dựa vào độ nổi tiếng của thương hiệu cộng với phần trăm khuyến mãi; nếu chúng ta bán cùng mặt hàng như KFC và họ khuyến mãi cao hơn chúng ta, nhiều khả năng chúng ta sẽ bị out. Hoặc nếu đối thủ cùng khu vực có cùng chất lượng sản phẩm như chúng ta, nhưng chịu chi cho các chiến dịch marketing hơn chúng ta, nguy cơ bán ế của chúng ta rất cao.

Còn nếu chúng ta có thêm kênh bán hàng riêng, lúc đầu tiên có thể khó khăn, nhưng nếu biết cách làm, nó sẽ giúp chúng ta tăng trưởng hoài và ngày càng hái ra tiền", Head of Business tại Việt Nam của Zeek khẳng định.

Vậy ai nên tự xây dựng hệ thống bán hàng online riêng thay vì phụ thuộc cả vào các nền tảng giao nhận?

Đầu tiên, giá trị một đơn hàng nên trên 40.000 đồng. Hiện tại, hoa hồng mà các nền tảng lấy của đối tác F&B khoảng 25%, chi phí một đơn hàng khoảng 4.000 đến 7.000 đồng.

Thứ hai, giá trị LTV/CAC (vòng đời người sử dụng/chi phí bán hàng) phải lớn hơn 4 lần. Trong ngành F&B, chi phí bán hàng chiếm khoảng 50% còn lợi nhuận ròng khoảng 25%. Nôm na, nếu chúng ta tốn 500.000 cho chi phí bán hàng, mà doanh thu chúng ta thu được từ 1 khách hàng trên 2 triệu đồng, thì nên nghĩ đến đầu tư hệ thống bán hàng online riêng.

"Theo tôi, nếu một thương hiệu F&B có 4 tiêu chí: đồ ăn ngon, tần suất sử dụng của khách hàng cao, nhiều địa điểm để khách hàng có thể đặt hàng, tệp khách hàng trung thành tương đối; thì nên cân nhắc tới việc xây dựng thêm hệ thống bán hàng online riêng. Hoặc chỉ cần có ¾ yếu tố nói trên là đủ", anh John Nguyễn đề nghị.

Ngoài ra, anh còn gợi ý một mẹo nhỏ để các thương hiệu F&B giữ khách hàng lại trên kênh bán hàng riêng: ngoài các voucher giảm giá như trên các app, trên website nên có các sản phẩm mà trên Grab, Now hoặc Beamin không có; chỉ như vậy mới có thể giữ chân khách hàng và không khiến họ quay trở lại các app.

Tin mới

Xe Yamaha khách Việt mê mệt có bản mới: Màu sắc cực đẹp, loại bỏ đồng hồ cơ, thêm công nghệ phanh an toàn
3 giờ trước
Thời điểm mới ra mắt, mẫu xe Yamaha này từng được bán kênh giá tới gần 10 triệu đồng vì quá 'hot'.
VW Golf giá cao nhất gần 1,9 tỷ đồng: ‘Không gánh doanh số, mà có thể để gõ đầu Civic Type R’
4 giờ trước
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, đây là thời điểm chín muồi để Volkswagen Việt Nam phân phối chính hãng Golf.
Nông sản 'tắc đường' vào EU, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có động thái gì?
4 giờ trước
TPO - Hàng trăm tấn thanh long, hồ tiêu... đang nằm dài trong kho, thối hỏng bốc mùi vì không có đơn vị nào đứng ra ký giấy chứng nhận. Ngành hàng kêu cứu, địa phương lúng túng, trong khi nguy cơ mất thị trường châu Âu đã ở rất gần.
JBL Summer Sale – Rực cháy mùa hè cùng âm nhạc đỉnh cao, ưu đãi cực sốc
4 giờ trước
Mùa hè sôi động đang gọi tên bạn, và JBL sẵn sàng cùng bạn khuấy đảo từng khoảnh khắc với đại tiệc khuyến mãi JBL Summer Sale cực kỳ hấp dẫn - chỉ từ 990.000 đồng.
Người ẵm giải độc đắc lớn nhất từ trước đến nay: Vợ tôi sốc, không tin nổi
4 giờ trước
Khi biết mình trúng giải Jackpot 1 (độc đắc) gần 345 tỷ đồng, anh P. run đến nỗi không bưng nổi bát cơm, người đầu tiên anh chia sẻ là vợ của mình.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.