Tiền chảy về Việt Nam qua chứng chỉ lưu ký

27/11/2018 07:38
Thông qua DR, dòng vốn từ Thái Lan sẽ được khơi thông, tạo dòng chảy về Việt Nam để tìm những cơ hội đầu tư tăng trưởng và giá trị.

Chứng chỉ lưu ký (Depositary Receipts - DR) là một loại chứng khoán được giao dịch ở thị trường chứng khoán nội địa, nhưng lại đại diện cho quyền sở hữu chứng khoán nước ngoài. DR thường được một tổ chức nội địa có năng lực tài chính mạnh (thường là ngân hàng, hoặc công ty chứng khoán) phát hành, thông qua việc mua và lưu ký chứng khoán nước ngoài (chứng khoán cơ sở) tại một ngân hàng lưu ký cũng ở quốc gia mà chứng khoán lưu ký đang giao dịch.

Một cách khác, chứng chỉ lưu ký giúp nhà đầu tư trong nước có thể đầu tư vào các doanh nghiệp và chứng khoán nước ngoài mà không cần phải mở tài khoản đầu tư nước ngoài, và không gặp vấn đề về vấn đề luân chuyển tiền tệ, do việc giao dịch được thực hiện tại nội địa, và sử dụng đồng nội tệ.

Khác với ETF, nhà đầu tư sở hữu DR có quyền cổ đông đối với cổ phiếu DR, tạo năng lực đầu tư thực sự cho nhà đầu tư. Việc có quyền cổ đông sẽ giúp nhà đầu tư có những quyền biểu quyết trong các sự kiện của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư có thêm quyền kiểm soát với doanh nghiệp.

Tiền chảy về Việt Nam qua chứng chỉ lưu ký - Ảnh 1.

DR giúp nhà đầu tư tập trung giao dịch trên một thị trường

Tiền chảy về Việt Nam qua chứng chỉ lưu ký - Ảnh 2.

Ông Huỳnh Tuấn - CEO Biên An Toàn

Trong khi đối với DR, nhà đầu tư chỉ cần mở tài khoản giao dịch nội địa và mua bán DR của VNM US, XFVT SP, E1VFVN30 VN tại ngay trên nội địa mà không cần phải mở tài khoản ở từng quốc gia.Khi muốn mua bán chứng chỉ quỹ ETF, ví dụ VNM US (Quỹ VanEck Vector Vietnam ETF), NĐT phải mở tài khoản giao dịch tại sở chứng khoán Mỹ, nếu muốn mua XFVT SP (Quỹ DB x-tracker FTSE Vietnam ETF) thì phải mở tài khoản giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán Singapore, hoặc E1VFVN30 VN (Quỹ E1VFVN30 của VFM) thì phải mở tài khoản giao dịch Việt Nam…

DR giúp nhà đầu tư tập trung nguồn vốn của mình vào các khoản đầu tư. Thông thường, các tổ chứng chỉ phát hành DR cho một cổ phiếu cơ sở, thay vì một rổ cổ phiếu như ETF, điều này giúp NĐT có thể tự kiểm soát danh mục của mình bằng cách cơ cấu tỷ trọng DR theo ý muốn, thay vì phải chấp nhận một tỷ lệ nhất định như khi đầu tư vào ETF.

Rủi ro và cơ hội của DR

DR bao hàm rủi ro về tỷ giá. Do DR là đại diện cho chứng khoán được yết giá bằng đồng ngoại tệ ở nước ngoài, trong khi nhà đầu tư lại mua bán DR bằng nội tệ, nên khi tỷ giá biến động, mặc dù giá của chứng khoán cơ sở không thay đổi thì giá của DR vẫn sẽ biến động.

DR giúp luồng vốn quốc tế được khơi thông đối với các thị trường thị trường mới nổi - Emerging Market (EM) và thị trường cận biên - Frontier Market (FM). Thủ tục đầu tư phức tạp và các chính sách quản lý chặt chẽ của chính quyền tại các quốc gia EM và FM khiến NĐT nước ngoài gặp khó khăn trong vấn đề đầu tư và luân chuyển dòng tiền khi cơ cấu tài sản. Thông qua DR, NĐT nước ngoài có một phương tiện hiệu quả hơn, tốn ít chi phí hơn để đạt được mục đích phân bổ tài sản của mình.

Tiền chảy về Việt Nam qua chứng chỉ lưu ký - Ảnh 3.

Độ rộng lớn của thị trường DR

Theo thống kê của Deutsche Bank, cuối năm 2017, đang có hơn 3.200 DR được giao dịch trên thế giới, và 1,1 nghìn tỷ USD đầu tư vào DR. Thanh khoản giao dịch của DR trong năm 2017 đạt 3,3 nghìn tỷ USD. Những con số ấn tượng này cho thấy DR là một sản phẩm phổ biến, đáp ứng được nhu cầu linh hoạt của NĐT.

Khoảng một nửa giá trị giao dịch tập trung vào những DR phát hành cho chứng khoán ở châu Á, cho thấy sức hút của thị trường này rất lớn. DR là một phương tiện được nhà đầu tư tổ chức ưa thích, với 96% chủ sở hữu của DR là các quỹ đầu tư.

Một phân tích của Deutsche Bank cho thấy, các nhà đầu tư thường sử dụng DR để đầu tư tăng trưởng và đầu tư giá trị, điều này giải thích được sự ưa thích của các nhà đầu tư đối với thị trường châu Á.

Nhóm chứng khoán vốn hóa lớn và đặc biệt là VN30 sẽ sôi động và hút tiền nhiều hơn

Theo trang tin Bangkok Post, Bualuang Securities dự tính sẽ phát hành lượng DR cho chứng chỉ quỹ E1VFVN30 với giá trị huy động 5 tỷ Baht (151,5 triệu USD) và niêm yết DR này tại sở giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET).

Luồng tiền vào Việt Nam sẽ là rất lớn. Hiện nay vốn hóa thị trường Thái Lan đang là 500 tỷ USD, với thanh khoản giao dịch bình quân hơn 1,5 tỷ USD/ngày, lớn hơn rất nhiều lần so với vốn hóa của Việt Nam là 127 tỷ USD và thanh khoản chỉ đạt 193 triệu USD/ngày. Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển to lớn, nên việc NĐT chủ động đẩy tiền vào Việt Nam là điều dễ nhận thấy. Thông qua DR, dòng vốn này sẽ được khơi thông, tạo dòng chảy từ thị trường đã khá phát triển là Thái Lan về Việt Nam để tìm những cơ hội đầu tư tăng trưởng và giá trị.

Điều này cũng trực tiếp giúp thanh khoản thị trường Việt gia tăng thông qua các giao dịch arbitrage, nhóm chứng khoán vốn hóa lớn và đặc biệt là VN30 sẽ sôi động và hút tiền nhiều hơn khi DR từ Thái được giải ngân.

Việc người Thái đi tiên phong trong việc phát hành DR để đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ gửi thông điệp tới các quốc gia có dòng vốn đầu tư mạnh vào Việt nam còn lại như Hàn và Nhật.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.