Tiếp tục giảm 18% so với cùng kỳ, lãi ròng của Petrolimex trải qua 3 quý liên tiếp sụt giảm

02/11/2017 11:27
Biên lợi nhuận của Petrolimex đang giảm khá mạnh khi doanh thu tăng cao nhưng lợi nhuận lại đi xuống.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (HOSE: PLX) đã công báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2017 với kết quả kinh doanh lợi nhuận giảm 18% so với thực hiện cùng kỳ năm 2016.

Trong quý III, Petrolimex đạt tổng doanh thu thuần hợp nhất, bao gồm các đơn vị thành viên Petrolimex trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh: xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn, vận tải xăng dầu, thiết kế, cơ khí, xây lắp, bảo hiểm,…) là 38.393 tỷ đồng, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm trước.

Dù vậy, mức tăng mạnh trên chủ yếu là do giá dầu trong năm nay cao hơn so với cùng kỳ, giá vốn tăng 74% lên 35,5% so với cùng kỳ lên mức 35.106 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp giảm 7,8% xuống còn 3.187 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm về mức 8,3% so với 11,8% cùng kỳ năm trước.

Trong quý III, hoạt động tài chính của PLX cũng khá tích cực với doanh thu tài chính đạt 178 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ, chi phí tài chính giảm xuống còn 165 tỷ đồng, giảm được 110 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý cũng tiết giảm được 13% còn 198 tỷ đồng. Ngoài ra, hoạt động khác cũng giúp Petrolimex thu về 52 tỷ đồng lơi nhuận, tăng 160% so với cùng kỳ năm trước.

Dù vậy, với việc lãi gộp giảm cộng với chi phí bán hàng tăng 105 tỷ đồng lên mức 2.010 tỷ đồng, lãi từ liên doanh liên kết giảm từ 154 tỷ cùng kỳ xuống còn 62 tỷ khiến lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ Petroliex giảm 18% so với cùng kỳ xuống mức 773 tỷ đồng. Đây cũng là quý suy giảm lợi nhuận quý liên tiếp trong 3 quý đầu năm.

Phương thức kế toán FIFO (nhập trước xuất trước) giúp PLX lãi lớn trong quý IV/2016 do chênh lệch lớn giữa giá dầu thế giới trong quý IV và giá mua trong quý trước đó.

Phương thức kế toán FIFO (nhập trước xuất trước) giúp PLX lãi lớn trong quý IV/2016 do chênh lệch lớn giữa giá dầu thế giới trong quý IV và giá mua trong quý trước đó.

Petrolimex cho biết, nguyên nhân khiến lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, liên kết giảm chủ yếu do liên doanh castrol BP Petco lợi nhuận giảm mạnh do phát sinh thuế TNDN phải nộp trong kỳ từ chênh lệch thuế suất ưu đãi của các năm trước.

Đồng thời, chính sách điều hành thuế nhập khẩu bình quân trong cấu thành giá cơ sở của nhà nước đối với một số chu kỳ giá thấp hơn 10% đối với mặt hàng xăng (thuế ưu đãi nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc) đã có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn. Ngoài ra, các hoạt động như nhiên liệu bay, nhựa đường không thuận lợi như cùng kỳ 2016.

Tính chung 9 tháng 2017, Petrolimex đạt tổng doanh số 112.427 tỷ đồng, tăng 27,7% so với cùng kỳ. Doanh thu tăng chủ yếu do giá dầu thô thế giới (WTI) bình quân 9 tháng năm 2017 là 49,36 USD/thùng, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2016 (giá bình quân 9 tháng năm 2016 là 41,31 USD/thùng). Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 3.546 tỷ đồng, đạt 75,7% kế hoạch, giảm 12,7% so với cùng kỳ.

Trong đó, kinh doanh Xăng dầu đạt mức lợi nhuận trước thuế 1.814 tỷ đồng, tương đương 51,2% tổng lợi nhuận hợp nhất. Với sản lượng xuất bán xăng dầu 9 tháng năm 2017 là 7.214.846 m3/tấn, tăng 6,95% so với cùng kỳ 2016 (6.745.960 m3/tấn).

Các hoạt động kinh doanh ngoài xăng dầu đạt tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.732 tỷ đồng, tương đương 48,8% tổng lợi nhuận hợp nhất. Trong đó: lĩnh vực hóa dầu, nhựa đường, hóa chất đạt 507 tỷ đồng; kinh doanh gas đạt 141 tỷ đồng; lĩnh vực vận tải viễn dương, vận tải đường sông, vận tải bộ đạt 235 tỷ đồng; lĩnh vực nhiên liệu hàng không đạt 269 tỷ đồng; lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng đạt 162 tỷ đồng; lĩnh vực kinh doanh kho đạt 100 tỷ đồng; lợi nhuận của 2 công ty tại nước ngoài đạt 36 tỷ đồng; các lĩnh vực khác như xây lắp, cơ khí, thiết bị, hạ tầng, tin học, xuất nhập khẩu, dịch vụ… đạt 282 tỷ đồng.

Lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ Petrolimex đạt 2.546 tỷ đồng, giảm 13,9% so với thực hiện trong năm 2016.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
7 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
11 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.