Tiêu thụ lúa gạo bền vững ở ĐBSCL: Day dứt sau những lần “giải cứu”

30/03/2019 09:11
Cần có tầm nhìn và thích ứng ra sao trong sản xuất và tiêu thụ để lúa gạo không còn phải “giải cứu” như những năm qua.

Làm thế nào để nông dân ĐBSCL không còn phải chịu nhiều thiệt thòi trong chuỗi giá trị lúa gạo? Cần có tầm nhìn và thích ứng ra sao trong sản xuất và tiêu thụ để lúa gạo không còn phải “giải cứu” như những năm qua? Nhóm phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực ĐBSCL có loạt bài: Thích ứng “kép” để sản xuất, tiệu thụ lúa gạo bền vững ở ĐBSCL ”.

Bài 1: Day dứt sau những lần “giải cứu”

Tiêu thụ lúa gạo bền vững ở ĐBSCL: Day dứt sau những lần “giải cứu” - Ảnh 1.

Lúa gạo ở ĐBSCL vẫn chưa thật sự là ngành hàng phát triển bền vững.

Ông Mai cho biết, gần hai chục năm qua, giá lúa lên xuống thất thường, và những người nông dân ít thông tin như vợ chồng ông, thì câu chuyện “giải cứu” đã “nghe tới, nghe lui hoài” nên không còn xa lạ. Mong muốn của vợ chồng ông là giá lúa ổn định để nông dân trong vùng không còn phải ngóng chờ “giải cứu”.Giăng mùng nằm tại ruộng lúa đợi thương lái thu mua đã ba đêm, vợ chồng ông Nguyễn Văn Mai -  ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang như ngồi trên đống lửa. Hàng chục tấn lúa đóng bao hoàn chỉnh, giá giảm sâu, nhưng vẫn phải bán để có tiền đầu tư gieo trồng vụ mới.

Cách đây 9 năm, vào tháng 3/2010, giá lúa giảm sâu, chất đống ven đường, rất khó bán. Tiếp đó hai năm (2011- 2012) lũ lớn tràn về, sản lượng và chất lượng giảm khiến giá lúa bấp bênh.

Đúng 5 năm trước, vào tháng 3/2014, giá lúa ở ĐBSCL cũng “rớt mạnh” khi đang vào vụ thu hoạch. Sau đó Chính phủ chủ trương “giải cứu” bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp cấp tốc mua 1 triệu tấn gạo để tạm trữ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc mua tạm trữ cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

Sau Tết nguyên đán Kỷ Hợi vừa qua, hàng chục hội nghị “giải cứu lúa gạo” liên tục được tổ chức từ Trung ương tới địa phương. Trước khi nêu kiến nghị, ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đặt câu hỏi: Làm thế nào để Chính phủ, các bộ, ngành cùng địa phương và hiệp hội không phải tổ chức hội nghị bàn cách “giải cứu” lúa gạo nữa.

“Về lâu dài, chúng tôi đề nghị chủ động xây dựng đề án, kế hoạch để chủ động hơn trong việc các trả lời câu hỏi: sản xuất vào lúc nào, sản xuất bao nhiêu và  bán cho ai là phải có kế hoạch hết sức cụ thể. Chứ còn sản xuất tự phát như hiện nay thì chúng tôi nghĩ vấn đề giải cứu sẽ còn tiếp tục”, ông Lê Tiến Châu nêu ý kiến.

Thực tế cho thấy, sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL chủ yếu là quy mô nhỏ lẻ, trong khi các hình thức tổ chức liên kết nông dân như cánh đồng lớn, tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới chưa phát triển, chưa thu hút đa số nông dân.

Ông Nguyễn Văn Thế, Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Kiên Giang cho biết: 2 năm gần đây trước khi vào vụ sản xuất, Liên minh HTX làm cầu nối đưa doanh nghiệp xuống các HTX để thương lượng mua lúa cho bà con, nhưng chỉ có hơn 50% HTX đồng ý hợp tác với doanh nghiệp và chỉ có 211 trong tổng số 289 HTX đồng ý liên kết bao tiêu. Thậm chí có những nơi, chính quyền xã gây khó, đòi hỏi phải chi hoa hồng khi kết nối doanh nghiệp, vì vậy người dân và doanh nghiệp chưa gặp nhau, bởi tư duy và thói quen cũ.

“Đa số bà con đồng ý nhưng khi về nhà suy nghĩ lại, đi họp lại không đăng ký nữa. Dân chuộng nhất là đặt cọc bằng tiền, còn bao tiêu luôn cả phân bón thì dân không chịu vì họ đã quen mua ở đại lý, khi cần có thể đến mượn được tiền.  Hiện nay người dân cũng muốn hợp tác với doanh nghiệp nhưng lại ngán ngại với quy trình sản xuất hay sử dụng phân bón hữu cơ chưa quen nên dân ngán ngại không dám làm. Khi sản xuất lúa theo yêu cầu của doanh nghiệp người dân cũng chưa quen mà chỉ sản xuất những giống lúa người dân đã quen rồi”, ông Thế cho hay.

Việc phải “giải cứu” lúa gạo một phần là do sự liên kết lỏng lẻo, thiếu niềm tin lẫn nhau giữa HTX với doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo từ thương lái không liên kết với nông dân xây dựng cánh đồng lớn dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu thấp do doanh nghiệp thu gom từ nhiều nguồn khác nhau.

Tiêu thụ lúa gạo bền vững ở ĐBSCL: Day dứt sau những lần “giải cứu” - Ảnh 2.

Nhiều hội thảo phát triển lúa gạo được tổ chức liên tục ở ĐBSCL.


Dẫn câu chuyện chất lượng gạo Việt Nam, ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) kể: trước Tết nguyên đán vào miền Tây công tác, “thấy gạo ST 24 của Sóc Trăng chất lượng cao, mỗi cán bộ, nhân viên của Vietcombank đăng ký mua 10 kg, riêng trụ sở chính mỗi người mua 25kg với giá 60.000 đồng/kg cả công vận chuyển. Thấy gạo ngon, sau Tết ai cũng đặt mua tiếp, nhưng không đủ để bán”.


Theo ông Thành, cần thiết phải đầu tư thêm diện tích trồng lúa chất lượng cao và xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu quốc gia của Việt Nam vừa dễ bán, vừa đem lại giá trị cao hơn và không cần “giải cứu”.

“Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nội dung không phải là thúc đẩy sản xuất mà cơ cấu lại sản xuất thì đúng hơn. Có cần bổ sung gì chiến lược không? Bây giờ chiến lược là đi vào chất lượng, như trong báo cáo là chúng ta chưa có thương hiệu gạo xuất khẩu quốc gia. Mình đứng thứ ba thế giới về sản lượng mà chưa có thương hiệu gạo xuất khẩu quốc gia thì bây giờ phải xây dựng”, ông Thành nói.

Do chưa có thương hiệu gạo xuất khẩu quốc gia và chất lượng chưa đồng đều nên giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn gạo Thái Lan. Thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, giá gạo 5% tấm của Việt Nam trong vòng 7 năm (từ 2012 đến 2018), thì có 6 năm thấp hơn giá gạo Thái Lan, thậm chí có năm thấp hơn tới 140 đô la Mỹ/ tấn. Đối với loại gạo 25% tấm cũng tương tự, 6 năm đều thấp hơn trên dưới 100 đô la Mỹ/ tấn. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu lớn như Thái Lan, Ấn Độ và một số nước mới nổi như Campuchia, Myanmar và Pakistan có nhiều loại gạo chất lượng vượt trội nên cạnh tranh rất gay gắt.

Sản xuất chưa theo nhu cầu thị trường cũng là một trong những nguyên nhân phải “giải cứu”, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex cho rằng, hiện chúng ta quá tập trung vào thị trường truyền thống. Khi thị trường này gặp khó khăn, các doanh nghiệp không xoay xở kịp và không biết bám vào thị trường nào.

Ông Nam kể: Mới đây tại một cuộc triển lãm hàng nông sản ở Dubai (Các Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất - UAE), đến gian hàng nào người ta cũng chào ba mặt hàng gạo Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ mà không ai chào bán, giới thiệu gạo của Việt Nam. Có nghĩa là gạo Việt Nam chưa có chỗ đứng, chưa được biết đến ở  thị trường này./.

Tin mới

Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
10 giờ trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Thị trường thiết bị làm mát “tăng nhiệt” đón hè
9 giờ trước
Dù chưa bước vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhưng từ hơn 1 tháng trở lại đây, thị trường thiết bị điện lạnh, làm mát bắt đầu sôi động. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, các siêu thị, cửa hàng, nhà phân phối đã tung ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm, tăng doanh số bán hàng.
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng thứ hai liên tiếp
7 giờ trước
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp nhờ sự hỗ trợ từ các biện pháp kích thích của Trung Quốc và hy vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất. Bên cạnh đó, giá bạc cũng vượt mốc 30 USD/ounce chạm mức cao nhất trong 11 năm.
Sầu riêng mini giá rẻ bèo đổ bộ chợ Việt
6 giờ trước
Loại sầu riêng mini chỉ khoảng 3 lạng/quả đang được rao bán nhiều với giá chỉ từ 50.000 đồng/quả.
Vải thiều chín sớm giá gấp đôi năm ngoái
5 giờ trước
Vải thiều chín sớm ở Bắc Giang, Hải Dương đang được bán tại vườn với giá cao gấp đôi so với năm 2023.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.049.612 VNĐ / tấn

169.30 JPY / kg

1.93 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

10.146.136 VNĐ / tấn

18.09 UScents / lb

-1.31 %

- -0.24

Cacao

COCOA

185.131.462 VNĐ / tấn

7,277.00 USD / mt

-1.57 %

- -116.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

115.926.195 VNĐ / tấn

206.69 UScents / lb

4.09 %

+ 8.13

Đậu nành

SOYBEANS

11.469.786 VNĐ / tấn

1,227.00 UScents / bu

0.86 %

+ 10.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.342.441 VNĐ / tấn

368.80 USD / ust

0.30 %

+ 1.10

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.384.971 VNĐ / tấn

45.26 UScents / lb

1.66 %

+ 0.74

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

4 mặt hàng nông sản Việt Nam được thế giới ưa chuộng
2 giờ trước
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7% so với năm 2022 nhờ tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc.
Cho một bát nước vào tủ lạnh và để qua đêm: Hành động nhỏ nhưng cực hữu ích, EVN cũng khuyên thực hiện
12 giờ trước
Hành động tưởng như vô nghĩa song thực tế lại có công dụng trong việc tiết kiệm ví tiền cho chính người dùng, đặc biệt vào mùa hè.
Giá heo hơi tăng nóng
14 giờ trước
Giá heo hơi tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 dù thị trường đang ở giai đoạn tiêu thụ thấp điểm.
Loại cây nhà ai cũng trồng ra nước ngoài thành sản vật tỷ đô: Thu hơn nửa tỷ USD từ đầu năm, Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu
14 giờ trước
Hiện Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này.