Tổng giám đốc Việt Thắng Jeans: 50% doanh nghiệp dệt may tại TPHCM chuyển sang sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ để giữ chân người lao động

26/04/2020 10:06
Với thực trạng dây chuyền sản xuất của nhiều doanh nghiệp chỉ chạy trong 10 ngày mỗi tháng và mỗi ngày chỉ làm 6-7 giờ, thu nhập của người lao động chỉ còn khoảng 60% so với bình thường, dù doanh nghiệp đã nỗ lực hết sức.

Ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, Tổng giám đốc Việt Thắng Jeans, đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện ngành dệt may và công ty ông đang điều hành tại tọa đàm Giải bài toán nhân sự trong và hậu dịch tại Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 24/4.

Khó khăn bủa vây dệt may

Ông Phạm Văn Việt cho biết cho biết ngành dệt may sử dụng lượng lao động lớn, do đó khi dịch bệnh xảy ra ngành bị ảnh hưởng khá năng nề. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành rất bất ngờ với những tác động tiêu cực của nó đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị, nhân sự.

Khi dịch bệnh diễn ra ở Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang lấy nguyên liệu ở nơi khác. Tuy nhiên, sau đó thì các điểm dịch bùng phát ở châu Âu, Mỹ khiến đầu ra bị ảnh hưởng nặng nề. Đầu tháng 3 vừa qua, châu Âu có thông báo ngưng nhập hàng trong 1 tháng, Mỹ cũng ngưng hàng trong 3 tuần.

Khi các khách hàng ở thị trường nhập khẩu chủ lực tạm ngưng nhận hàng thì đồng nghĩa 60-70% đơn hàng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Khi đó, doanh nghiệp trông chờ vào các thị trường còn lại là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở Nhật vẫn đang còn nhiều căng thẳng. Hàn Quốc tình hình dịch bệnh đang kiểm soát tốt hơn nhưng nhìn chung, sức mua đã giảm rất nhiều.

Với vai trò là Phó chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, ông thấy nhiều doanh nghiệp chỉ có nguyên vật liệu sản xuất đến hết tháng 3. Với vai trò là chủ doanh nghiệp, ông Việt cho biết Việt Thắng Jeans với 3 xí nghiệp và 4.000 nhân công thì có thể sản xuất đến hết tháng 5 nhưng sản phẩm là để tồn kho, chưa tiêu thụ được.

Xoay xở để tồn tại và giữ chân lao động

Ông Việt chia sẻ, hiện nay Việt Thắng Jeans vẫn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất, tuy nhiên, doanh nghiệp áp dụng cho một ca nghỉ, một ca làm, luân phiên nhau.

Với tình hình chung tại TPHCM, để giữ chân người lao động trong khó khăn này, khoảng 50% doanh nghiệp dệt may trong hội chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ lao động. Mục đích chính là chỉ để giải quyết tình trạng người lao động đang không có việc làm.

Ông Việt nhận định rằng, trên thực tế, các đơn hàng khẩu trang chỉ để tạo công việc cho công nhân, là giải pháp tình thế trong bối cảnh khó khăn chung.

Với thực trạng dây chuyền sản xuất của nhiều doanh nghiệp chỉ chạy trong 10 ngày mỗi tháng và mỗi ngày chỉ làm 6-7 giờ, thu nhập của người lao động chỉ còn khoảng 60% so với bình thường, dù doanh nghiệp đã nỗ lực hết sức.

Chia sẻ về những khó khăn trong thời gian tới, ông Việt cho hay, các thị trường đầu ra của dệt may cho đến hiện tại chưa kiểm soát được dịch. Ông dự đoán rằng, Mỹ khoảng tháng 7 mới kiểm soát được dịch và đến tháng 9 mới có khả năng khống chế được. Còn thị trường EU, ông đoán sớm cũng phải là tháng 9 và muộn có thể đến cuối năm mới khống chế được dịch bệnh. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang nỗ lực kiểm soát dịch.

Ở Việt Nam, ông Việt cho rằng, chính phủ đã kiểm soát dịch tốt và đến tháng 7, sản xuất sẽ trở lại bình thường. Hiện 50% doanh nghiệp dệt may tại TPHCM đang sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế để vượt qua đại dịch và giữ chân người lao động. Các doanh nghiệp này sang tháng 8 có thể bắt đầu sản xuất các sản phẩm chính của họ. Còn lại 50% doanh nghiệp dệt may ở thành phố đang hoạt động cầm chừng.

Tin mới

Kinh doanh xe điện tụt dốc, Elon Musk đề xuất hướng đi mới cho Tesla: biến mỗi xe thành một máy chủ, chuyển cả triệu xe Tesla thành một nền tảng đám mây cho AI
11 giờ trước
Theo ông Elon Musk, ý tưởng này sẽ là một thỏa thuận win-win cho cả người dùng và Tesla.
Không phải điều hòa, 9 thiết bị quen thuộc này đang âm thầm "ngốn điện" kinh khủng, lý do hóa đơn tăng cao chóng mặt là đây!
10 giờ trước
Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng điều hòa mới là thứ "ngốn" điện nhất trong nhà. Tuy nhiên, sau khi tham khảo mức tiêu thụ điện của các thiết bị gia dụng dưới đây thì có thể bạn sẽ thay đổi suy nghĩ đấy.
Hai 'khách sộp' tăng mạnh nhập nông sản Việt Nam
9 giờ trước
Việc Mỹ và Trung Quốc đều tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu đã giúp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tiếp tục tỏa sáng. Đáng chú ý, vị trí "khách hàng" nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam lớn nhất liên tục có sự thay đổi giữa 2 thị trường này.
Bộ Tài chính lý giải giá vé máy bay tăng cao
9 giờ trước
Liên quan đến việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian vừa qua, do phải gánh quá nhiều thuế phí, ngày 4/5, Bộ Tài chính cho biết, các khoản phí là "giá dịch vụ" chuyên ngành hàng không theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải; không phải là khoản phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật Phí và lệ phí.
Một loạt mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều top đầu thế giới đang tăng giá mạnh, chuyện gì xảy ra?
8 giờ trước
3 loại nông sản quan trọng đều đồng loạt tăng giá mạnh trong thời gian gần đây.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.