Tranh cãi quanh việc siết hoạt động cho vay, đòi nợ của công ty tài chính

31/03/2019 17:00
Các công ty tài chính sẽ phải hạn chế cho vay giải ngân trực tiếp cho khách hàng, tức cho vay tiền mặt, đồng thời sẽ không được đòi nợ những người không có nghĩa vụ trả nợ.

Có một số điểm mới trong Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến rộng rãi. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Tranh cãi quanh việc siết hoạt động cho vay, đòi nợ của công ty tài chính - Ảnh 1.

Việc sửa đổi Thông tư 43 của Ngân hàng Nhà nước nhằm chấn chỉnh những vấn đề nóng trong hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính thời gian qua

Hạn chế giải ngân trực tiếp cho khách hàng

Dự thảo Thông tư bổ sung quy định về hình thức giải ngân cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. Cụ thể, có 2 hình thức giải ngân, bao gồm: Thứ nhất là giải ngân thông qua bên thụ hưởng (bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ) trên cơ sở hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng cho khách hàng; Thứ hai là giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay.

Đối với giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay, Dự thảo quy định, công ty tài chính chỉ giải ngân trực tiếp đối với khách hàng đã và đang vay tại công ty tài chính đó, được đánh giá có lịch sử trả nợ tốt theo quy định nội bộ của công ty tài chính và không có nợ xấu theo kết quả phân loại nhóm nợ của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam đến thời điểm gần nhất tính từ thời điểm ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính. Lý do, theo Ngân hàng Nhà nước, căn cứ thực trạng cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tại Việt Nam, cho vay giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay có rủi ro cao, khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, quy định này sẽ tác động lớn tới hoạt động cho vay của các công ty tài chính, cũng như đến việc tiếp cận các khoản vay của khách hàng. Hiện chưa có thống kê về tỷ lệ cho vay giải ngân trực tiếp cho khách hàng nhưng có thể thấy hoạt động này đang gia tăng khá mạnh thông qua các gói vay tiền mặt. Các công ty tài chính đều đang có những gói sản phẩm vay tiền mặt với hạn mức khá cao, có thể lên đến vài trăm triệu đồng.

Cùng với đó, trong điều kiện hoạt động cho vay trả góp đang dần trở nên bão hòa với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi lớn như Home Credit, FE Credit, HD Saigon hay Dr Dong... thì các “tân binh” muốn nhảy vào thị trường này sẽ buộc phải ưu tiên phân khúc cho vay tiền mặt. Đơn cử như hồi cuối năm ngoái, Easy Credit - thương hiệu của EVN Finance khi ra mắt thị trường đã tung ra gói vay tiền mặt cho khách hàng có thu nhập chỉ từ 4,5 triệu đồng trở lên. Hay trước đó không lâu, SHB Finance cũng đưa ra nhiều gói sản phẩm vay tiền cho nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình từ 3 triệu đồng trở lên. Vì vậy, việc hạn chế tỷ trọng dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay được cho là động thái siết lại các nguy cơ rủi ro, song chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính.

Mâu thuẫn với đề án đẩy lùi “tín dụng đen”?

Bên cạnh đó, quy định trên cũng được cho là có thể cản trở mục tiêu dùng tín dụng chính thức để đẩy lùi “tín dụng đen” mà Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực thúc đẩy. Một trong những giải pháp cho mục tiêu này được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là thúc đẩy cho vay tiêu dùng của các ngân hàng, công ty tài chính nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Vì vậy, theo các chuyên gia, với việc siết cho vay tiền mặt như Dự thảo Thông tư lần này, vô hình trung đã tự hạn chế sự phát triển của một công cụ hữu hiệu trong việc chống “tín dụng đen”. “Muốn diệt trừ “tín dụng đen” thì phải để các ngân hàng, công ty tài chính có một môi trường cho vay tiêu dùng một cách tốt nhất. Vừa muốn khống chế “tín dụng đen”, lại vừa khống chế hoạt động cho vay của các ngân hàng, công ty tài chính thì hai điều này rõ ràng là mâu thuẫn với nhau” - chuyên gia tài chính TS Nguyễn Trí Hiếu nói.

Theo vị chuyên gia này, bản thân các công ty tài chính sẽ tự xác định tỷ lệ giải ngân phù hợp, căn cứ vào danh mục khách hàng và từng khách hàng cụ thể. “Hãy để các công ty tài chính tự làm chuyện đó vì chỉ có họ mới hiểu khách hàng của họ, không nên dùng công cụ hành chính để khống chế trần như thế” - TS Nguyễn Trí Hiếu nêu quan điểm.

Không đe dọa, không được đòi nợ người thân khách hàng

Một điểm mới trong Dự thảo Thông tư lần này, Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi quy định về các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ. Theo đó, các công ty tài chính phải có biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng và quy định của pháp luật. Trong đó, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ; không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng. Đặc biệt, không nhắc nợ, đòi nợ tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian qua, xảy ra tình trạng một số công ty tài chính nhắc nợ, đòi nợ tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, gây bức xúc dư luận. Vì vậy, quy định tại dự thảo Thông tư nhằm hạn chế tình trạng này.

Theo các chuyên gia, quy định này của Dự thảo Thông tư là cần thiết, trong bối cảnh hoạt động đòi nợ của các công ty tài chính “nóng” suốt một thời gian dài. Không ít công ty tài chính khi nợ khó đòi thì dùng đòn “khủng bố” kiểu “xã hội đen” đối với không chỉ người đi vay mà cả người thân của người đi vay tiền. Thậm chí, cả những người không quen biết cũng rơi vào trường hợp khóc dở mếu dở vì bỗng nhiên bị đòi nợ chỉ vì ai đó đưa số điện thoại của họ vào danh sách số điện thoại tham chiếu trong hợp đồng vay tiền, hay vô tình sử dụng lại số điện thoại của người từng vay tiền của công ty tài chính.

“Mục đích của việc này là dùng người thân để tạo áp lực cho khách hàng để họ phải trả nợ. Tuy nhiên, hành vi này vi phạm quyền riêng tư của mỗi người, gây rối loạn trật tự xã hội. Chính vì thế việc sửa đổi, bổ sung này là hoàn toàn hợp lý, chặt chẽ hơn và theo đúng quy định của pháp luật” - TS Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ sự đồng tình.

Theo vị chuyên gia, những quy định mà Ngân hàng Nhà nước bổ sung vào Dự thảo Thông tư lần này, mục tiêu là để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, cách tốt nhất để vừa thúc đẩy hoạt động cho vay thuận lợi, vừa đảm bảo giảm thiểu tối đa nợ xấu thì bản thân các công ty tài chính phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và tuân thủ tuyệt đối chính sách đó. Thứ hai là phải tuân thủ luật pháp, trên cơ sở hiểu được các nhu cầu người dân, doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu đó.

“Điều quan trọng là Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ phải khuyến khích các công ty tài chính như mở rộng đối tượng cho vay, mở rộng quy trình vay, xét đơn một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn,  nhưng phải trong khuôn khổ luật pháp, khuôn khổ quản trị rủi ro của các doanh nghiệp” - chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nêu quan điểm.

Theo Dự thảo Thông tư mới, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ; không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng. Đặc biệt, không nhắc nợ, đòi nợ tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính.

Điều này được giới chuyên gia cho là cần thiết, trong bối cảnh không ít công ty tài chính khi nợ khó đòi thì dùng đòn "khủng bố" kiểu "xã hội đen" đối với không chỉ người đi vay mà cả người thân của người đi vay tiền. Thậm chí, cả những người không quen biết cũng rơi vào trường hợp khóc dở mếu dở vì bỗng nhiên bị đòi nợ chỉ vì ai đó đưa số điện thoại của họ vào danh sách số điện thoại tham chiếu trong hợp đồng vay tiền, hay vô tình sử dụng lại số điện thoại của người từng vay tiền của công ty tài chính.

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
51 phút trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
26 phút trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
11 phút trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
18 phút trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
50 phút trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.