Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước đạt 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016 (32,1 tỷ USD. Có thể nói, trong thành công của ngành nông nghiệp không thể không kể tới vụ đổ ải vụ Đông Xuân 2016-2017 với khối lượng nước mà các nhà máy thủy điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xả về hạ du. Theo Báo cáo của Bộ NNPTNT, các đợt xả nước đã bảo đảm yêu cầu cung cấp đủ nước cho làm đất gieo cấy lúa Đông Xuân, lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện (4,67 tỷ m3) tiết kiệm khoảng 0,5 tỷ m3 so với dự kiến. Kế hoạch đổ ải vụ Đông Xuân 2017-2018 sẽ kéo dài trong vòng 18 ngày và dự kiến sẽ chia làm 3 đợt. Vậy, từ thời điểm nào nông dân có thể lấy nước, công tác chuẩn bị cho đổ ải vụ Đông Xuân 2017-2018 được chuẩn bị ra sao? Phương án cấp điện cho các trạm bơm như thế nào? Công tác nạo vét kênh mương nội đồng chuẩn bị đón nước được các địa phương chuẩn bị tới đâu? EVN và các đơn vị trực thuộc có kế hoạch gì? Đặc biệt, năm nay tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm ở rất nhiều địa phương như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên…? Việc nguồn nước ở hạ du bị ô nhiễm, để thau rửa, hòa tan liệu EVN có cần phải xả thêm một lượng nước lớn hơn không? Tới tham gia buổi giao lưu trả lời trực tuyến ngày hôm nay có: 1. Ông Nguyễn Quốc Chính - Phó trưởng Ban Kỹ thuật - Sản xuất Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN). 2. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) |
Ông Nguyễn Quốc Chính - Phó trưởng Ban Kỹ thuật - Sản xuất Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN): Thứ nhất, việc ô nhiễm nguồn nước trong những ngày đầu tiên xả nước là không mới, những năm trước đều xảy ra. Đầu tiên, các công ty cần giải quyết thau rửa nguồn nước để pha loãng nồng độ. Trong những năm sắp tới, chúng tôi mong các ngành các cấp có những biện pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm được triệt để hơn.
Năm nay, EVN trước đợt xả đầu tiên, Bộ cũng có công điện giờ đầu tiên ngày đầu tiên sửa dụng nguồn nước để thau rửa nguồn nước ô nhiễm.
Tuy nhiên việc xả nước của các nhà máy thủy điện liên quan đến triều cường trong xả nước. Nếu không có triều cường thì nhà máy xả tối đa nước cũng không lên được.Dự kiến chúng tôi xả 3 đợt tổng cộng trong khoảng 18 ngày. Đợt đầu chúng ta đã xả 4 ngày.
Trong các năm gần đây, tùy theo điều kiện về thời tiết thì lượng xả thấp hơn, những năm khô hạn thì nguồn xả phải nhiều hơn.
Năm nay kế hoạch cũng đề ra 18 ngày những cũng tùy theo điều kiện thời tiết để điều chỉnh, đảm bảo cấp đủ nước cho bà con. Tính giá trị trung bình, mỗi năm chúng ta xả khoảng 4 tỉ rưỡi mét khối nước để cung cấp cho nhân dân đổ ải.
Trong việc ô nhiễm, việc xả nước chỉ kết hợp với triều cường, thời gian xả chỉ giới hạn. Rất mong muốn chính quyền địa phương có các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm.
Cũng liên quan tới nội dung nguồn nước ô nhiễm, bạn đọc Nguyễn Văn Hòa ở Hưng Yên hỏi ông Nguyễn Quốc Chính: Do nước bị ô nhiễm nên gần như ngày bơm nước đầu tiên người dân không dám lấy nước vào ruộng, chờ thau rửa và hòa tan nên năm nay liệu EVN có phải xả thêm nước từ thượng nguồn hay không? Trung bình mỗi năm gần đây EVN phải xả bao nhiêu tỷ m3 và nếu tính ra thiệt hại số tiền có lớn không? Trong trường hợp nước bị ô nhiễm, EVN phải tăng cường xả nước để thay rửa, hòa tan nước bẩn liệu có thiệt hại lớn với ngành điện hay không?
Ông Nguyễn Quốc Chính - Phó trưởng Ban Kỹ thuật - Sản xuất Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN).
Để bảo đảm chất lượng nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh, Tổng cục Thủy lợi đã có văn bản đề nghị các đơn vị khai thác công trình thủy lợi: “Sử dụng nguồn nước được bổ sung từ các hồ chứa thủy điện trong Đợt 1 lấy nước để thau rửa hệ thống thủy lợi, đồng ruộng, chỉ vận hành công trình để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp khi chất lượng nguồn nước bảo đảm theo quy định hiện hành”.
Thực tế, trong đợt 1, qua kiểm tra cho thấy, các địa phương đã thực hiện tốt yêu cầu của Tổng cục Thủy lợi, các điểm ô nhiễm nặng như đã nêu đều được cải thiện về chất lượng nước, bảo đảm yêu cầu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.
Về lâu dài, Tổng cục Thủy lợi đã đề nghị các địa phương tăng cường việc cấp phép, giám sát chặt chẽ việc xả nước thải vào công trình thủy lợi, nhất là từ các khu công nghiệp, làng nghề, dân cư tập trung,.. để giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước.
Một bạn đọc có địa chỉ email Nguyenminh**&@gmail.com cũng gửi tới ông Hùng câu hỏi: Theo phản ánh của các cơ quan truyền thông, hàng loạt các địa phương năm nay bị ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực Hà Nam còn xuất hiện cả dòng “sông tuyết” khiến cho người dân không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn không thể lấy nước gieo cấy. Ông có đánh giá gì về thực trạng này và giải pháp của ngành nông nghiệp như thế nào?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) đang trả lời các câu hỏi tại buổi Giao lưu trực tuyến.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục thông tin: Tình trạng ô nhiễm chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi đã xảy ra từ nhiều năm nay, đặc biệt là ở các hệ thống thủy lợi vùng Đồng bằng Bắc Bộ, như: sông Nhuệ, Bắc Đuống, Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà,..Nguyên nhân của tình trạng này do việc xả thải xuống công trình thủy lợi không qua xử lý, tình trạng này ngày càng gia tăng do phát triển của đô thị hóa, công nghiệp, làng nghề,…
Từ nhiều năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ thực hiện việc giám sát chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi để làm cơ sở vận hành công trình thủy lợi cung cấp nước bảo đảm chất lượng cho sản xuất nông nghiệp. Năm 2018, một số khu vực bị ô nhiễm nặng là huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam, lấy nước từ hệ thống thủy lợi sông Nhuệ), huyện Cẩu Giàng (tỉnh Hải Dương, lấy nước hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải), huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên, lấy nước từ hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải).
Câu hỏi đầu tiên từ bạn đọc Trần Văn Sáng ở Hải Dương gửi tới ông Nguyễn Mạnh Hùng: Thưa ông Hùng, hiện, Bộ NNPTNT, Tổng cục Thủy lợi đã có kế hoạch đổ ải vụ Đông Xuân 2017-2018, sau khi kết thúc đợt 1 kết quả lấy nước của bà con có khả quan không?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) cho biết: Diện tích có nước tính đến kết thúc Đợt 1 là: 180.190 ha, đạt 29,5% tổng diện tích gieo cấy theo kế hoạch, so với thời điểm kết thúc Đợt 1 lấy nước năm 2016-2017 cao hơn khoảng 5,2%. Các địa phương diện tích có nước đạt cao như: Nam Định 71,5%, Phú Thọ 62,9%, Ninh Bình 59,7%, Hà Nam 43,7%, Hải Dương 23,73%, Thái Bình 23,0%, Vĩnh Phúc 20,8%. Diện tích đủ nước của một số địa phương đạt cao do có nguồn nước tích trữ từ mùa mưa năm 2017 và cấp nước sớm từ nguồn nước lợi dụng thủy triều và sông, suối nội địa. Nhìn chung, chúng tôi thấy việc lấy nước năm nay cũng gặp một số khó khăn, tuy tỷ lệ chung đủ nước tương đối cao nhưng không đồng đều giữa các địa phương.