'Trùm cuối' ngành LNG thế giới chính thức lộ diện: Là cứu tinh thay Nga 'nuôi sống' châu Âu, xuất khẩu đứng đầu toàn cầu

03/04/2024 02:06
Quốc gia này đã vượt qua Úc và Qatar thống trị thị trường LNG của thế giới.
'Trùm cuối' ngành LNG thế giới chính thức lộ diện: Là cứu tinh thay Nga 'nuôi sống' châu Âu, xuất khẩu đứng đầu toàn cầu - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ( EIA) cho biết vào ngày 1/4,  Mỹ đã đánh bại cả Australia và Qatar để trở thành nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG ) lớn nhất vào năm 2023, với sản lượng xuất khẩu đạt trung bình 11,9 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) vào năm ngoái.

Nhu cầu mạnh mẽ ở châu Âu kết hợp với việc cảng Freeport trở lại hoạt động bình thường và tỷ lệ sử dụng cao đã giúp Mỹ tăng xuất khẩu LNG lên 12% vào năm 2023, theo dữ liệu theo dõi khí đốt tự nhiên hàng tháng của EIA.

Với sản lượng xuất khẩu LNG trung bình là 11,9 Bcf/ngày vào năm 2023, Mỹ đã vượt xa các đối thủ gần nhất là Úc và Qatar . Hai quốc gia này có sản lượng xuất khẩu dao động từ 10,1 Bcf/ngày đến 10,5 Bcf/ngày hàng năm trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2023.

Xuất khẩu LNG của Mỹ đạt mức kỷ lục vào những tháng cuối năm 2023, ở mức 12,9 Bcf/ngày trong tháng 11, tiếp theo là 13,6 Bcf/ngày trong tháng 12. EIA đã ước tính rằng việc sử dụng công suất xuất khẩu LNG của Mỹ đạt trung bình 104% công suất hàng ngày và 86% công suất cao điểm trên bảy trạm LNG của Mỹ hoạt động vào năm 2023.

Tương tự năm 2022, Châu Âu bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ là điểm đến hàng đầu cho xuất khẩu LNG của Mỹ vào năm 2023, đạt 7,8 Bcf/d, tương đương với 66% trong tổng xuất khẩu của Mỹ vào năm 2023. Tiếp theo là Châu Á với 26% thị phần, Châu Mỹ Latinh và Trung Đông với tổng cộng 8%, theo dữ liệu EIA.

Châu Âu tiếp tục dựa vào LNG của Mỹ để thay thế lượng khí đốt bị mất từ Nga và đã tăng đáng kể công suất nhập khẩu LNG vào năm ngoái để dự trữ. Các quốc gia nhập khẩu LNG của Mỹ nhiều nhất là Hà Lan, Pháp và Anh, với tổng cộng 35%, tương đương 4,2 Bcf/ngày, trong tổng lượng xuất khẩu LNG của Mỹ.

Trước đó trong năm 2022, Úc chiếm vị trí dẫn đầunước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới (80,9 triệu tấn). Theo sau họ là Mỹ (80,5 triệu tấn) và Qatar (80,1 triệu tấn). Vị trí thứ tư và thứ năm thuộc về Nga (33 triệu tấn) và Malaysia (27,3 triệu tấn) trong bảng xếp hạng của IGU.

Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, vị trí dẫn đầu của Mỹ trong xuất khẩu LNG có thể bị thách thức bởi Qatar , quốc gia đang đặt cược lớn vào các dự án mở rộng lớn nhằm nâng công suất xuất khẩu lên 85% vào năm 2030 so với mức hiện tại, trong khi Chính quyền Biden đã tạm dừng các dự án mới .

Tại châu Á, LNG đang trở thành mặt hàng được các quốc gia mạnh tay gom hàng. Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng vào châu Á vào tháng trước đạt mức cao nhất từ trước đến nay, ở mức 24 triệu tấn, tăng 12% so với một năm trước đó.

Dữ liệu cho thấy, các nhà nhập khẩu dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan, với lượng nhập khẩu dự kiến sẽ tiếp tục ở mức cao do tồn kho khí đốt dồi dào đang làm giảm nhu cầu cho các chuyến hàng mới và giá thấp hơn trên thị trường giao nga y.

Theo Oilprice

Tin mới

3 cường quốc của thế giới liên tục săn lùng mỏ vàng ngoài khơi của Việt Nam: Thu hơn 1,6 tỷ USD trong nửa đầu năm, nước ta là Á quân xuất khẩu toàn cầu
8 giờ trước
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản đều đang mạnh tay gom mặt hàng này của Việt Nam.
Bán chạy nhất thế giới năm 2023, sang 2024 vẫn "đả bại" cả S24 Ultra: Mẫu iPhone này giá chỉ còn 15 triệu
4 giờ trước
Mẫu iPhone này vẫn đang là một trong số những mẫu smartphone bán chạy nhất thị trường hiện nay.
Hyundai ‘nuôi’ Ấn Độ thành trung tâm xuất khẩu toàn cầu: Bán gần 4 triệu xe cho 150 quốc gia suốt 20 năm, IPO thành công sẽ đẩy vốn hoá công ty con lên 17 tỷ USD
5 giờ trước
Ấn Độ hiện là thị trường lớn thứ hai của Hyundai.
Bộ Công Thương rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm bột ngọt
6 giờ trước
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1947⁄QĐ-BCT về việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt xuất xứ từ Indonesia, Trung Quốc theo mã HS 2922.42.20 (Mã vụ việc: ER01.AD09).
Ô tô điện dễ rẻ hơn hẳn trong thời gian tới nhờ giá thành pin giảm 50%
6 giờ trước
Chi phí mua nguyên vật liệu thô thấp hơn cùng việc pin LFP thay thế lithium-ion được sử dụng rộng rãi hứa hẹn sẽ khiến giá xe điện cực kỳ cạnh tranh trong giai đoạn tới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.055.150 VNĐ / thùng

81.13 USD / bbl

-1.50 %

- -1.24

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.936.345 VNĐ / thùng

76.44 USD / bbl

-2.35 %

- -1.84

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.376.887 VNĐ / m3

2.01 USD / mmbtu

-1.72 %

- -0.04

Than đá

COAL

3.527.421 VNĐ / tấn

139.25 USD / mt

0.61 %

+ 0.85

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá rẻ hấp dẫn, một mặt hàng từ đại gia Ả Rập liên tục đổ bộ Việt Nam: nhập khẩu tăng 3 chữ số, nhu cầu lên hơn 20 tỷ m3 vào năm 2030
8 giờ trước
Quốc gia Trung Đông là thị trường cung cấp khí đốt hóa lỏng lớn nhất cho Việt Nam.
Là ô tô tiết kiệm điện nhất Việt Nam, VinFast VF 3 đi 100km tốn kém ra sao so với xe máy?
8 giờ trước
VinFast VF 3 chỉ tiêu tốn 83,3 Wh cho mỗi kilomet di chuyển. Xét về chi phí, liệu có rẻ hơn so với xe máy?
Người dân có được đền bù nếu doanh nghiệp tính sai giá xăng dầu?
9 giờ trước
Doanh nghiệp được tự quyết định giá xăng dầu nhưng không có quy định về cơ chế giám sát, đền bù thiệt hại cho các đối tượng liên quan như Nhà nước, người dân
Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Giảm thấp nhất 6 tuần qua
9 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 27/7 trên thế giới tiếp đà giảm trong tuần này về mốc thấp nhất trong vòng 6 tuần qua. Điều này đã giúp giá xăng trong nước giảm lần thứ 3 liên tiếp trong tháng 7 ở phiên điều chỉnh hôm thứ 5 vừa qua.